Tạo cơ hội cho lao động từng đi làm tại Hàn Quốc, Nhật Bản tìm việc làm
Ngày 21/7, Trung tâm Dịch vụ việc làm ( DVVL) Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Lao động ngoài nước, Trung tâm Dịch vụ việc làm các tỉnh Quảng Nam, Đồng Tháp tổ chức phiên GDVL dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước, kết nối trực tuyến Hà Nội – Quảng Nam – Đồng Tháp.
Khai mạc phiên giao dịch việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, thành phố tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm cho trên 21,9 nghìn lao động trên địa bàn.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, thành phố đã giải quyết việc làm cho 118,9 nghìn người lao động, đạt 74,3 % so với kế hoạch giao trong năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.090 tỷ, tạo việc làm cho 45.000 lao động. Số người lao động nhận được việc làm sau khi phỏng vấn tại các phiên giao dịch việc làm của Trung tâm dịch vụ việc làm là 7.832 lao động, số lao động được giải quyết việc làm qua hình thức xuất khẩu lao động 1.201 người, số lao động được cung ứng dịch vụ việc làm của các doanh nghiệp và qua các hình thức khác là 64.820 lao động.
Trong những năm qua, đã có hơn 100.000 lượt người lao động được phái cử đi làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản theo chương trình EPS và IM Japan về nước. Chương trình đã mang lại cơ hội việc làm tốt, thu nhập cao, giúp cải thiện đời sống cho người lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Qua thời gian sống và làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản gần 5 năm, những người lao động này không chỉ có tay nghề cao, am hiểu tâm lý hai quốc gia phát triển, văn hóa doanh nghiệp nước ngoài, mà còn có ưu điểm lớn là biết tiếng bản địa. Bằng kiến thức, kinh nghiệm và số vốn tích luỹ được, những lao động EPS và IM Japan sau khi về nước đã khởi nghiệp thành công, hoặc đảm nhiệm những vị trí việc làm quan trọng trong các doanh nghiệp.
Các nhân viên tuyển dụng doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam phỏng vấn người lao động.
Video đang HOT
Tuy nhiên cũng còn có nhiều người lao động gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp để phát huy khả năng và kinh nghiệm của mình. Điều này trở thành một trong những lý do khiến nhiều lao động Việt Nam ở Hàn Quốc lo lắng khi sắp hết hạn hợp đồng sẽ không tìm được việc làm ở quê hương, do vậy việc hỗ trợ việc làm trong nước để người lao động sau khi hết thời hạn hợp đồng làm việc ở Hàn Quốc có thể yên tâm quay về là vô cùng quan trọng.
Ông Đặng Huy Hồng, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ,TB&XH) cho biết: Nhằm tạo cơ hội cho người lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và du học sinh IM Japan của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận tìm được việc làm sau khi về nước, có thu nhập để nhanh chóng ổn định cuộc sống. Đồng thời nhằm động viên, khuyến khích người lao động yên tâm về nước đúng quy định khi hết hạn hợp đồng lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Lao động tham gia phỏng vấn trực tuyến với đầu cầu tuyển dụng tại Đồng Tháp.
Kết nối trực tuyến đang là xu hướng trong thời đại bùng nổ công nghệ số. Trong những năm vừa qua, Sở LĐ,TB&XH giao Trung tâm DVVL Hà Nội dần từng bước đổi mới nâng cao chất lượng tổ chức sàn GDVL, các phiên GDVL tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp tuyển dụng lao động và người lao động tìm kiếm việc làm tham gia, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giao dịch việc làm, phỏng vấn kết nối trực tuyến giữa các điểm, sàn vệ tinh trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các sàn GDVL các tỉnh thành trên khắp cả nước.
Phiên GDVL ngày 21/7 có sự tham dự của 53 đơn vị đăng ký tham gia tại 3 đầu cầu Hà Nội – Quảng Nam – Đồng Tháp với tổng nhu cầu tuyển dụng, xuất khẩu lao động là 10.910 chỉ tiêu. Trong số này có 31 đơn vị có vốn đầu tư của Hàn Quốc và Nhật Bản có nhu cầu tuyển dụng các vị trí như phiên dịch viên, nhân viên kỹ thuật cơ khí, thợ vận hành máy, lắp ráp linh kiện điện tử… với các mức lương hấp dẫn.
“Đây là cơ hội thuận lợi dành cho người lao động, đặc biệt là lao động làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh IM Japan về nước tìm được việc làm ổn định phù hợp với năng lực cũng như các doanh nghiệp tìm kiếm được đúng nguồn lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị”, ông Nguyễn Quốc Khánh cho biết.
Anh Võ Văn Trường, 36 tuổi, quê Nghệ An đến phiên giao dịch việc làm này cho biết: “Tôi đi làm bên Hàn Quốc từ năm 2017 làm nghề tiện CNC, công việc bên đó đang ổn định thì dịch COVID-19 nên về gần đây. Nay đến phiên giao dịch việc làm với mong muốn tìm được vị trí việc làm phù hợp, ổn định tại quê nhà và tận dụng những kinh nghiệm, kỹ năng đã làm tại Hàn Quốc”.
Xuất khẩu nông sản đạt gần 28 tỉ USD trong 6 tháng, Mỹ là thị trường lớn nhất
6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt con số ấn tượng 27,88 tỉ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đặt mục tiêu xuất khẩu cả năm đạt 55 tỉ USD, vượt 5 tỉ USD so với Chính phủ giao.
Người dân Lục Ngạn xếp hàng chờ cân vải thiều - Ảnh: C.TUỆ
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2022 đạt 27,88 tỉ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản là những thị trường mua nông sản của Việt Nam nhiều nhất.
Theo đó, nhóm nông sản chính 11,37 tỉ USD (tăng 8,8%), lâm sản chính 9,1 tỉ USD (tăng 3%), thủy sản 5,8 tỉ USD (tăng 40,8%), chăn nuôi 176 triệu USD (giảm 15,9%), đầu vào sản xuất 1,42 tỉ USD (tăng 64,8%).
Đáng chú ý, do thị trường xuất khẩu mở rộng có đến 9 sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng cao và đạt trên 1 tỉ USD gồm cà phê, cao su, điều, rau quả, gạo, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ, đầu vào phục vụ sản xuất.
Trong đó, nhóm mặt hàng cao su, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn tăng cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu.
Về thị trường xuất khẩu, có 4 thị trường (Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc) nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Mỹ là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu khoảng 7,61 tỉ USD (tăng 7,9% và chiếm 27,3% tổng giá trị xuất khẩu). Trong đó, chủ yếu là gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm khoảng 66,8%).
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 4,97 tỉ USD (tăng 5,9% và chiếm 17,8% tổng giá trị xuất khẩu).
6 tháng cuối năm, ngành nông nghiệp tự tin phấn đấu xuất khẩu nông sản đạt 55 tỉ USD (cao hơn Chính phủ giao 5 tỉ USD).
Để làm được điều này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ thực hiện các giải pháp tác động vào những sản phẩm chủ lực xuất khẩu có triển vọng và khả năng tăng giá trị xuất khẩu cao, để bù vào những sản phẩm dự kiến có khả năng không đạt chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm.
Dự kiến nhóm nông sản chính đạt 25 tỉ USD, lâm sản và đồ gỗ 17 tỉ USD, thủy sản 10 tỉ USD và các mặt hàng khác khoảng 3 tỉ USD.
Hơn 51.000 lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), từ đầu năm đến thời điểm giữa tháng 6.2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là 51.677 người. Các doanh nghiệp tuyển dụng lao động đi lao động ở nước ngoài tư vấn, giới thiệu về thị trường...