Tăng vọt trích lập dự phòng, ACB báo lợi nhuận quý 2 xấp xỉ cùng kỳ
Do chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ACB tăng vọt 295% nên lợi nhuận sau thuế quý 2 giảm nhẹ 0,72% so với cùng kỳ.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 của Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) ghi nhận 3.112 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ 2019. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối cũng tăng vọt tới 122% khi đạt 153 tỷ đồng. Còn lại hầu hết các chỉ tiêu khác đều suy giảm.
Đáng ghi nhận là lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư lật ngược thế cờ từ lỗ lần lượt là 4 tỷ và 27 tỷ của cùng kỳ sang có lãi 71 tỷ và 313 tỷ đồng.
Trong đó, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm gần 18% về mức 426 tỷ đồng; hoạt động khác cũng lao dốc 95% về mức gần 22 tỷ đồng; thu nhập từ góp vốn mua cổ phần giảm 45% xuống hơn 4 tỷ đồng.
Kỳ này chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng vọt 295% lên tới 439 tỷ đồng, tức gấp gần 4 lần. Lợi nhuận sau thuế 1.521,6 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,72% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 6 tháng, lợi nhuận thuần của ACB ghi nhận 4.352 tỷ đồng, tăng 17% so cùng kỳ. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 532 tỷ đồng, gấp 5,6 lần cùng kỳ. Dù vậy, lợi nhuận sau thuế vẫn đạt 3.058,7 tỷ đồng, tăng hơn 5,5% so cùng kỳ.
Video đang HOT
Tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản có của ACB ở mức 396.760 tỷ đồng, tăng 13.246 tỷ đồng so với đầu kỳ. Trong đó cho vay khách hàng chiếm 283.755 tỷ đồng, tăng 5,6% so đầu kỳ. Các khoản lãi phí phải thu giảm mạnh 27% về còn 2.670 tỷ đồng.
Trong cơ cấu nợ, tiền gửi của khách hàng tăng 7,28% lên mức 330.551 tỷ đồng. ACB ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối tới 9.329 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ vay, nợ xấu của ACB tăng mạnh 32% lên mức 1.918 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,54% lên 0,68%.
Trong tổng nợ cho vay này của ACB không bao gồm 2.082 tỷ đồng cho vay khách hàng của ACBS.
Vì đâu lợi nhuận Vietcombank sụt giảm hơn 11% trong quý I/2020?
Đà tăng lãi thuần chậm lại ở cả mảng tín dụng lẫn phi tín dụng, trong khi chi phí hoạt động tăng hai chữ số và chi phí dự phòng rủi ro tăng gần gấp rưỡi đã khiến lợi nhuận trước thuế quý I/2020 của Vietcombank sụt giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vì đâu lợi nhuận Vietcombank sụt giảm hơn 11% trong quý I/2020?
Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho thấy, tổng lợi nhuận trước thuế quý vừa qua của ngân hàng này đạt 5.222 tỷ đồng, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự "thụt lùi" này phải kể đến đà tăng chậm lại ở mảng tín dụng. Cụ thể, quý I/2020, thu nhập lãi thuần của Vietcombank ở mức 9.034 tỷ đồng, tăng trưởng 6,3%; trong khi năm 2019, mức tăng trưởng lên đến 21,7%.
Điểm đặc biệt là dư nợ cho vay của ngân hàng này vẫn tăng 2,7% trong quý vừa qua, cao hơn trung bình ngành (1,1%).
Nhiều khả năng, giảm lãi suất là một yếu tố quan trọng gây ra tăng trưởng thấp ở mảng tín dụng. Bằng chứng là biên lợi nhuận mảng này (đo bằng thu nhập lãi thuần/thu nhập lãi) của Vietcombank đã sụt giảm đáng kể trong quý I, từ mức 52,8% cùng kỳ năm ngoái xuống 49,9%.
Trong khi đà tăng bị hãm lại ở mảng tín dụng thì ở mảng phi tín dụng, tăng trưởng ở các mảng phi tín dụng cũng không khá khẩm hơn.
Mảng dịch vụ và ngoại hối vẫn ghi nhận tăng trưởng lãi thuần lần lượt 5,4% và 19,3%, đạt 1.127 tỷ đồng và 1.107 tỷ đồng nhưng mảng mua bán chứng khoán kinh doanh lại lỗ thuần 54,4 tỷ đồng. Trong khi đó, các hoạt động khác ghi nhận 1.039 tỷ đồng lãi thuần, giảm 10,9%.
Chốt quý, tổng thu nhập hoạt động của Vietcombank đạt 12.285 tỷ đồng, tăng trưởng 4,4%.
Tuy nhiên, trong kỳ, chi phí hoạt động lại tăng tới 12%. Điều này khiến lợi nhuận thuần quý I của Vietcombank giảm 0,12% xuống 7.375 tỷ đồng.
Sau khi trừ đi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái), Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 5.222 tỷ đồng, giảm 11,1%.
Tính đến hết ngày 31/3/2020, tổng tài sản của Vietcombank ở mức trên 1,14 triệu tỷ đồng, giảm 8,7% so với đầu năm, chủ yếu do suy giảm tiền gửi liên ngân hàng.
Như đã đề cập, dư nợ cho vay của ngân hàng này tăng 2,7% trong quý, đạt 754.505 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,82%.
Về nguồn vốn, vốn chủ sở hữu của Vietcombank đến hết ngày 31/3/2020 ở mức 85.071 tỷ đồng, tăng 5,2% sau 3 tháng. Tiền gửi khách hàng đạt 934.048 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,6%; trong đó, tỷ trong tiền gửi không kỳ hạn ở mức 26% (giảm so với mức 28,3% hồi đầu năm).
Minh Tâm
ACB đã xử lý khoản nợ của 6 công ty liên quan bầu Kiên đến đâu? Tính đến nay, ACB còn lại khoảng 806 tỷ đồng dư nợ tại nhóm 6 công ty liên quan bầu Kiên, bao gồm trái phiếu, khoản phải thu, nợ gốc cùng với đó là hơn 1.000 tỷ đồng tiền lãi. Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 diễn ra sáng 16/6 của Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB), Tổng Giám đốc Đỗ...