Tăng vốn cho ngân hàng thương mại nhà nước: Cách nào?
Đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn vốn và thời hạn đáp ứng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel II (Basel II) đang đến gần, các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) tìm nhiều cách để tăng vốn.
Từ sau năm 2020, các ngân hàng thương mại có thể rút tỷ lệ cổ phần nhà nước xuống còn 51%. Ảnh: Phạm Hương
Trong đó, phương án được đề cập gần đây nhất là trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, cách thức này được cho là không phù hợp với quy định và làm chậm quá trình cổ phần hóa khối ngân hàng này.
Kiến nghị liên tục trong nhiều năm
Để đáp ứng việc triển khai Basel II, dự kiến sẽ áp dụng từ 1/1/2020 với các chỉ tiêu khắt khe hơn về hệ số an toàn vốn, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã tăng tốc và ghi nhận kết quả nhất định trong chiến lược tăng vốn điều lệ. Trong khi đó, liên tục 3 năm qua, các NHTMNN kiên trì kiến nghị được giữ lại cổ tức nhà nước làm vốn điều lệ song vẫn chưa được chấp thuận.
Trao đổi với Báo Đấu thầu về đề xuất này của các ngân hàng, ông Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nói: “Hệ thống ngân hàng thương mại là một mạch máu của nền kinh tế, đặc biệt với nền kinh tế – tài chính đang dựa vào nguồn vốn tín dụng như Việt Nam. Do đó, các ngân hàng này cần đủ lực về vốn để gánh vác trọng trách này. Hơn nữa, với tổng tín dụng ở mức khá cao hiện nay, nếu không tăng vốn, các ngân hàng khó đáp ứng chỉ tiêu về hệ số an toàn vốn (CAR) theo Basel II. Trong điều kiện ngân sách khó khăn, đề xuất tăng vốn gặp trở ngại trong nhiều năm, song cần tìm lời giải cho bài toán này, nếu không sẽ hạn chế khả năng cung ứng vốn của các ngân hàng cho nền kinh tế. Song song với quá trình này, có thể tiếp tục việc giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước tại các ngân hàng bằng cách kêu gọi cổ đông chiến lược mới”.
Đồng tình với quan điểm này, TS. Lê Xuân Nghĩa – chuyên gia tài chính – cho biết, nhiều năm qua, để đối phó với tình trạng “bí bách” về vốn, nhiều ngân hàng đã phải phát hành trái phiếu đặc biệt. “Tức là, tăng vốn điều lệ nhưng tiền lại ghi sổ chứ không phải tiền tươi thóc thật. Việc kéo dài tình trạng này có thể dẫn đến rủi ro là suy kiệt sức mạnh tài chính thực sự của ngân hàng. Mặt khác, hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu toàn diện theo Basel II với các đòi hỏi khắt khe về CAR và các chỉ số khác có liên quan đến vốn. Do đó, việc tăng vốn cho các ngân hàng trở thành vấn đề rất cấp bách và cần làm thật”, ông Nghĩa phân tích.
Ảnh hưởng đến quá trình cổ phần hóa ngân hàng
Đề xuất tăng vốn cho các ngân hàng bằng cách giữ lại cổ tức của cổ đông nhà nước đã được gửi đến Bộ Tài chính trong những năm qua nhưng luôn bị từ chối. Trao đổi với Báo Đấu thầu về vấn đề này, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp thuộc Bộ Tài chính nói: “Theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, cổ tức từ phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước. Do đó, phần cổ tức từ vốn nhà nước tại các ngân hàng phải được nộp vào ngân sách nhà nước”.
Về việc tăng vốn cho các ngân hàng này, theo ông Tiến, có nhiều cách làm. Trong đó, có thể phát hành thêm cổ phần cho các nhà đầu tư khác, từ đó giảm tỷ lệ cổ phần Nhà nước nắm giữ mà vẫn giữ nguyên giá trị tuyệt đối của số cổ phần này. Cách làm này làm giảm tỷ lệ vốn nhà nước song vẫn tăng quy mô vốn của ngân hàng.
“Để thực hiện việc tăng vốn thông qua phát hành thêm cổ phần, các ngân hàng phải xây dựng được đề án phát hành cổ phần với nội dung về cổ đông chiến lược. Tất cả việc này tương tự như việc xây dựng đề án cổ phần hoá, nếu được làm một cách công khai, minh bạch thì chỉ một năm rưỡi là có thể tìm được cổ đông chiến lược. Như vậy, khoảng 2 năm là có thể tăng được vốn”, ông Tiến cho biết và chia sẻ thêm: “Với cách làm này, các ngân hàng có thể đáp ứng được yêu cầu của Quốc hội về tiêu chuẩn Basel II. Mặt khác, theo chủ trương, từ sau năm 2020, các ngân hàng thương mại có thể rút tỷ lệ cổ phần nhà nước xuống còn 51% để tăng quy mô vốn và số tiền huy động được từ việc phát hành này được giữ trọn vẹn làm vốn điều lệ của ngân hàng”.
Video đang HOT
Trong khi đó, vị cục trưởng này cho rằng, cách thức tăng vốn bằng việc giữ lại cổ tức là không hợp lý. “Bởi vì, với cách làm này, số vốn tăng lên không nhiều so với nhu cầu về tăng quy mô vốn của các ngân hàng, đồng thời có thể làm chậm tiến trình giảm tỷ lệ cổ phần nhà nước tại các ngân hàng thương mại và hạn chế sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta cần cách nhìn và giải quyết theo hướng thị trường hơn, quản trị ngân hàng theo hướng cân bằng về quy mô và nâng cao năng lực quản trị thay vì dùng vốn nhà nước”, ông Tiến phân tích.
Đồng tình với quan điểm trên, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, việc tăng vốn bằng cách giữ lại cổ tức sẽ khiến các NHTMNN tiếp tục duy trì vị thế là trụ cột của hệ thống tín dụng ngân hàng và vô hình trung làm tỷ trọng vốn nhà nước tại các ngân hàng này không thay đổi, làm chậm lại chiến lược tái cơ cấu hệ thống tài chính ngân hàng nói riêng và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước nói chung.
Hoàng Oanh
Theo baodauthau.vn
Vì sao doanh nghiệp nhà nước vẫn được 'bao bọc' sau cổ phần hóa
TheLEADERTrong nhiều thông điệp của mình, Chính phủ đã nhấn mạnh quan điểm, doanh nghiệp nhà nước phải theo nguyên tắc thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tuy nhiên, trên thực tế, không nhiều doanh nghiệp làm được điều này.
Nhà máy phân bón DAP số 2 tại tỉnh Lào Cai của Vinachem
Nặng nề cơ chế xin - cho
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam ( Vinachem) đã có đề xuất xin áp thuế cao hơn đối với phân đạm nhập khẩu, mục đích nhằm giúp giá thành phân đạm do Vinachem sản xuất cạnh tranh được trên thị trường.
Trước đó, Vinachem cũng đã liên tục có nhiều kiến nghị Chính phủ xem xét đề nghị các ngân hàng cho giãn nợ, giảm lãi vay, tiếp tục cho vay vốn lưu động để tạo điều kiện "cứu" 4 dự án thua lỗ thuộc doanh nghiệp này gồm Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; Công ty Cổ phần DAP - Vinachem; Công ty CP DAP số 2 - Vinachem.
Cụ thể, Vinachem đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời hạn vay thành 20 năm với các khoản vay của các dự án đạm Hà Bắc, đạm Ninh Bình và phân bón DAP Lào Cai. Đồng thời, cân đối lại việc trả nợ gốc, nợ lãi, điều chỉnh giảm lãi suất tiền vay của dự án về mức 3%/năm đến 2021.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc kiến nghị hàng loạt các chính sách ưu đãi của Vinachem đang đặt ra câu hỏi về tính thị trường trong nền kinh tế và sự đảm bảo cạnh tranh minh bạch giữa các doanh nghiệp.
Đáng chú ý, Vinachem không phải doanh nghiệp nhà nước duy nhất có những kiến nghị ưu đãi cho mình. Trước đó, để xử lý 12 dự án yếu kém, các doanh nghiệp ngành công thương cũng đã có những đề xuất tương tự.
Nhận định về thực trạng này, tại toạ đàm "Nâng hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước: Minh bạch thông tin, đổi mới quản trị" do Cổng thông tin Chính phủ tổ chức, ông Phùng Văn Hùng, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẳng thắn thừa nhận, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá, hoạt động theo kinh tế thị trường, song vẫn xin cơ chế ưu đãi, nhà nước vẫn còn bao bọc, tạo những cạnh tranh không bình đẳng trong xã hội.
Theo ông Hùng, đối với các kiến nghị của doanh nghiệp, nhà nước cần nghiên cứu, xem xét trên cơ sở luật pháp và định hướng phát triển của nền kinh tế và chỉ giải quyết các kiến nghị phù hợp.
Lý giải nguyên nhân của thực trạng này, TS. Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho rằng, các doanh nghiệp nhà nước đã tồn tại quá lâu trong thể chế được ưu tiên ưu đãi, bao cấp, tư duy và thói quen của các doanh nghiệp này chưa thay đổi triệt để.
Bên cạnh đó, môi trường đầu tư kinh doanh vẫn chưa thực sự bình đẳng, trên thực tế nhà nước vẫn dành nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước về một số mặt như đất đai, vốn.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước vẫn trong tình trạng hoạt động không hiệu quả hoặc hiệu quả kém, sức cạnh tranh yếu, làm ăn thua lỗ nên vẫn trông chờ vào nhà nước hỗ trợ.
Một lý do khác được vị chuyên gia này đưa ra là do doanh nghiệp nhà nước là sân sau của các bộ, ngành chủ quản, dễ xảy ra lợi ích nhóm. Đó là thực tế đã kéo dài nhiều năm, dù đã tích cực đổi mới nhưng kết quả đạt được vẫn chưa thực sự như mong muốn, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước còn nhiều khó khăn.
Trong thời gian tới, doanh nghiệp cần đề cao tính thị trường, kiên quyết thực hiện theo cơ chế thị trường, tự chủ tự chịu trách nghiệm, tôn trọng sự hội nhập kinh tế và cạnh tranh bình đẳng đối với các doanh nghiệp tư nhân.
Mặt khác, không chỉ phía doanh nghiệp mà các cơ quan quản lý cũng phải nghiêm túc chấm dứt mọi cơ chế xin cho không hợp lý, không bình đẳng, minh bạch, sinh ra tiêu cực tham nhũng, ông Hồ nhấn mạnh.
Đưa ra giải pháp cho việc xử lý các khó khăn của Vinachem, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho rằng, thuế là giải pháp hỗ chợ chung, bình đẳng đối với các thành phần kinh tế, còn đã là luật quy định thì các thành phần kinh tế phải theo luật.
Do đó, trước tình hình thực tế hoạt động kém hiệu quả như hiện nay, Vinachem phải tự soi vào mình, còn gì chưa đúng với cơ chế thị trường cần bỏ ngay. Đối với 4 dự án đang kinh doanh thua lỗ cần xắp xếp lại các dự án này theo cơ chế thị trường, nhà nước không bỏ vốn, cắt giảm chi phí, đổi mới quản trị, sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo tính cạnh tranh, bán được trên thị trường. Đó mới là giải pháp phát triển bền vững của doanh nghiệp chứ không phải chỉ dựa vào ưu đãi từ phía nhà nước, ông Tiến cho hay.
Vẫn 'bình mới, rượu cũ'
Không chỉ dựa vào sự ưu đãi của nhà nước, nhiều chuyên gia còn cho rằng, các doanh nghiệp nhà nước hiện nay dù đã cổ phần hoá nhưng vẫn còn mập mờ thông tin, không minh bạch trên thị trường. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động của các doanh nghiệp này không hiệu quả, gây lợi ích nhóm.
Theo đó, sau cổ phần hoá mục đích chính các doanh nghiệp cần đạt được là đổi mới quản trị, hoạt động công khai minh bạch để năng cao hiệu quả kinh doanh vẫn chưa thực hiện được. Hiện còn 700 doanh nghiệp đã cổ phần hóa song chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Thông tin từ Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cũng cho thấy, trong hơn 20 năm qua, có khoảng 92% tổng số doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá nhưng thực tế mới có khoảng 10% lượng vốn nhà nước được thay thế bởi vốn của tư nhân.
Theo chuyên gia Lưu Bích Hồ, trong bối cảnh hội nhập cùng với việc tuân thủ các luật lệ quốc tế, hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nếu không công khai minh bạch và quản trị hiệu quả là không đúng yêu cầu đặt ra. Vị chuyên gia kinh tế này đề nghị các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy và cung cách làm việc, có như vậy mới tạo ra các hoạt động kinh doanh lành mạnh, công ty phát triển hiệu quả và bền vững.
Cùng quan điểm, ông Phùng Văn Hùng cho rằng, sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp không muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán, không muốn công khai tình hình sản xuất, kinh doanh mà muốn các hoạt động diễn này chỉ ra trong một nhóm là điều không bình thường.
Để giải quyết bất cập này, theo ông Hùng, Chính phủ cần phải xem xét từng doanh nghiệp cụ thể để có những giải pháp kịp thời yêu cầu các công ty này tuân thủ theo đúng các chủ trương và quy định của Nhà nước.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp
Trước thực trạng còn khá nhiều doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, ông Tiến cũng thừa nhận, sau cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp chưa làm tốt hoạt động quản trị, còn duy trì tình trạng "bình mới, rượu cũ." Do đó, việc công khai minh bạch các thông tin về tài chính và hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu.
Sau cổ phần hóa, các doanh nghiệp không làm tốt sẽ phải thúc đẩy lên thị trường chứng khoán. Sự giám sát quyết liệt của nhà đầu tư sẽ khiến doanh nghiệp đó phải thay đổi về quản trị và đảm bảo tính công khai minh bạch theo đúng thông lệ thị trường.
Các doanh nghiệp đăng ký giao dịch hoặc niêm yết sẽ được các sở giao dịch chứng khoán hỗ trợ về quản trị, doanh nghiệp có cơ hội huy động vốn từ thị trường với mức chi phí thấp hơn so với vay thương mại. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể phát triển một cách minh bạch và bền vững, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp nhấn mạnh.
An Chi
Theo Trí Thức Trẻ
Xui xẻo đủ đường Một người đàn ông với vẻ mặt buồn bã đang ngồi trong quán bar. Ảnh minh họa Ông ta nhìn vào ly rượu trước mặt suốt nửa tiếng đồng hồ như muốn tự đắm mình trong cái ly. Một thanh niên bước vào quán, đến ngồi bên cạnh người đàn ông, vỗ mạnh vào lưng ông, cầm ly rượu đặt trên bàn và...