Tăng vốn ảo: Mảng tối cần lộ sáng!
Thời gian gần đây, dư luận đang dồn sự quan tâm đến vụ lừa đảo diễn ra trên diện rộng tại CTCP Địa ốc Alibaba với tổng số tiền của các bị hại lên tới 2.500 tỷ đồng. Sau khi vụ việc vỡ lở, một câu hỏi được đặt ra?
Thời gian gần đây, dư luận đang dồn sự quan tâm đến vụ lừa đảo diễn ra trên diện rộng tại CTCP Địa ốc Alibaba với tổng số tiền của các bị hại lên tới 2.500 tỷ đồng. Bên cạnh những hình thức lừa đảo tinh vi đến từ con người của công ty, một yếu tố khác cũng gây dựng được lòng tin và uy tín đối với khách hàng chính là đà tăng vốn “khủng” của “doanh nghiệp ma” này. Theo đó, Alibaba tăng vốn điều lệ rất nhanh từ mức 20 tỷ đồng khi thành lập năm 2016 lên 1.600 tỷ đồng vào năm 2017 và 5.600 tỷ đồng vào năm 2019. Sau khi vụ việc vỡ lở, một câu hỏi được đặt ra: Phải chăng mô hình CTCP lại dễ dàng tăng vốn đến vậy? Nếu Alibaba đưa cổ phiếu lên sàn thì các nhà đầu tư (NĐT) sẽ ra sao? Câu chuyện tăng vốn ảo của doanh nghiệp lại một lần nữa được nhắc lại như một mảng tối với những khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy.
Chiêu trò khó lường
Không phải doanh nghiệp nào cũng trân trọng đồng vốn huy động được theo đúng với tiêu chí đặt ra là để đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Thậm chí, có những doanh nghiệp tăng vốn chẳng hề quan tâm tới hoạt động kinh doanh mà mục tiêu duy nhất là tìm cách biến nguồn tiền đó thành của riêng mình bất cứ giá nào. Câu chuyện cổ phiếu MTM của CTCP Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh với tất cả các NĐT trước khi có sự can thiệp của các cơ quan quản lý.
Giờ đây đã qua rồi cái thời huy động vốn dễ dàng. Bởi vậy, các chiêu trò trên TTCK cũng bắt đầu xuất hiện nhằm thu hút được dòng tiền khổng lồ từ TTCK. Theo đó, hàng năm các doanh nghiệp vẫn xin ý kiến cổ đông tăng vốn, bất chấp tình hình kinh doanh bết bát, thị giá dưới mệnh giá (10.000 đồng/cp).
Sau khi có ý kiến cổ đông về việc tăng vốn điều lệ, các doanh nghiệp sẽ chờ đợi thị trường sôi động, rồi công bố kế hoạch này. Sau đó, các thông tin tích cực của doanh nghiệp bắt đầu liên tục xuất hiện, kéo giá cổ phiếu tăng mạnh. Nhiều cổ phiếu có thị giá thấp hơn mệnh giá nhưng đã vượt giá phát hành, tạo ra một khoảng giá chênh lệch. Theo đó, NĐT sẽ buộc lựa chọn nộp tiền hoặc mất đi khoảng chênh lệch đó. Thành công bước đầu đã có nhưng tất nhiên số NĐT am hiểu và thuần túy lướt sóng không nộp. Số cổ phần dư này sẽ được phát hành lại cho một đối tác nào đó.
Nghị định số 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/06/2015 đã có những quy định kiểm soát phát hành tăng vốn ảo, nhưng không ít doanh nghiệp vẫn lách luật và thực hiện thành công.
Đến lúc này, câu chuyện tăng vốn ảo sẽ bắt đầu khi một vài đối tác nào đó đăng ký mua cổ phần trên. Có những đối tác chỉ vừa mới thành lập hoặc lại có quan hệ với chính doanh nghiệp đó. Bản thân những ông chủ doanh nghiệp đó vốn nắm giữ lượng cổ phần lớn cũng nộp tiền, nhưng sau đó họ sẽ nhanh chóng rút ra bởi nguồn vốn này chủ yếu vốn vay ngắn. Việc nộp tiền như trên chủ yếu che mắt NĐT để họ tin rằng Ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng bỏ tiền ra để tham gia đợt phát hành này. Nếu việc tăng vốn này được cơ quan quản lý “thông qua”, coi như thành công về mặt giấy tờ và sổ sách.
Tuy nhiên sau đó, giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó bắt đầu lao dốc mạnh. Bởi vì trong đợt phát hành trên, các đối tác lớn của doanh nghiệp đó không bỏ ra đồng nào, nên việc họ bán mạnh ra bất cứ giá nào. Theo đó, những NĐT ham mê vào sóng của cổ phiếu chính là người chịu thiệt hại lớn nhất.
Khoảng trống pháp lý
Còn nhớ năm 2018, CTCP Tập đoàn Tiến Bộ (mã TTB) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 225 triệu đồng vì nhiều lỗi. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu TTB thực hiện kiểm toán tình hình sử dụng vốn đối với 3 đợt tăng vốn trong năm 2016 từ 73,5 tỷ đồng lên 387 tỷ đồng.
Câu chuyện tại TTB khiến NĐT đặt dấu hỏi về các đợt tăng vốn của nhiều doanh nghiệp khác và chờ đợi những thông tin được công khai theo đúng quy định. Thị trường còn ghi nhận một số trường hợp tăng vốn khó hiểu khác như CTCP Tập đoàn Thiên Quang (ITQ) khi doanh nghiệp này phát hành cho cổ đông hiện hữu với giá bằng mệnh giá, trong khi thị trường đang giao dịch dưới mệnh giá.
Video đang HOT
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, đã có những vụ việc điển hình về tăng vốn ảo, thao túng giá chứng khoán bị điều tra, truy tố, xét xử. Không gì khiến NĐT mất niềm tin bằng những vụ lùm xùm “bán giấy lấy tiền” như đã xảy ra ở MTM, KSA. Những cổ phiếu được phát hành không kèm theo đồng vốn thật được bán với bất cứ giá nào cũng lãi. Nhiều NĐT mất tiền bức xúc với câu hỏi: Phải có ai đó, cơ quan nào đó, cơ chế nào đó để ngăn chặn những sai phạm này? Sự bức xúc và đòi hỏi của NĐT không phải là vô lý.
Ông Nguyễn Sinh Dũng Thắng (chuyên gia về quản trị doanh nghiệp) đưa ra khuyến nghị, cần chứng minh nguồn tiền hợp pháp trong các đợt tăng vốn của doanh nghiệp. Theo ông Thắng, tăng vốn ảo, sở dĩ được gọi là “ảo” vì không có tiền thật đưa vào doanh nghiệp.
Từ nhiều vụ việc xảy ra trên thị trường, có thể thấy những cá nhân đăng ký mua cổ phần đã nộp tiền vào tài khoản của doanh nghiệp để chứng minh với cơ quan quản lý nhưng sau đó, tiền đã được rút ra bằng nhiều cách khác nhau. “ể hạn chế tình trạng này, tôi cho rằng, cần sớm hướng tới thông lệ của quốc tế, đó là phải chứng minh nguồn tiền hợp pháp. Việc này sẽ chấm dứt tình trạng những ông chủ doanh nghiệp tìm cách đưa tiền cho một nhóm cá nhân đứng tên mua cổ phần rồi lại âm thầm rút ra”, ông Thắng nêu ý kiến.
Theo ông Thắng, có thể có những ý kiến cho rằng việc này gây phiền hà, khó khăn cho NĐT, rằng khó thực thi trong điều kiện của Việt Nam, nhưng đây là xu hướng quản lý cần hướng tới. Hơn nữa, nếu dòng tiền NĐT đưa vào mua cổ phần là tiền sạch, tiền hợp pháp, chắc rằng khó có chuyện tiền bị rút ra tùy tiện qua các giao dịch đáng ngờ.
Thực ra, nhận diện chiêu trò tăng vốn ảo không quá khó, nếu kinh nghiệm nhận diện sự vô lý ngay từ kế hoạch phát hành tăng vốn. Còn những NĐT có am hiểu về tài chính sẽ nhận thấy sự bất thường trong báo cáo tài chính gần nhất sau đợt tăng vốn trên. Về nguyên lý kế toán, sau khi phát hành thành công, thì doanh nghiệp tăng vốn ảo sẽ có một lượng tiền mặt thu được đúng bằng số tiền phát hành ra trừ đi một số chi phí phát sinh. Trên báo cáo tài chính quý gần nhất, khoản tiền này sẽ phải được thể hiện ở 2 mục: tiền hoặc tương đương tiền và đầu tư ngắn hạn (tiền gửi).
Để xóa dấu vết tăng vốn ảo, doanh nghiệp đó sẽ phải tìm cách làm biến mất số tiền từ tăng vốn ảo khỏi 2 mục trên bằng nhiều cách khác nhau. Theo đó, trên bảng cân đối kế toán xuất hiện nhiều khoản, như: cho cá nhân vay tiền, khoản phải thu lớn, chuyển tiền đầu tư ngắn và dài hạn vào danh mục nào đó mà không rõ nguồn gốc, tài sản vô hình tăng mạnh…
Ngoài ra còn có một kiểu tăng vốn ảo kinh điển hơn nữa là niêm yết cửa sau mà mới chỉ có một vài doanh nghiệp thực hiện thành công, như CTCP Đầu tư Alphanam, Công ty CP Luyện thép Sông Đà… Chẳng hạn một ông chủ có doanh nghiệp A đang niêm yết và một doanh nghiệp B chưa niêm yết. Trước khi hoán đổi cổ phiếu B thành cổ phiếu A, chủ doanh nghiệp này sẽ tăng vốn mạnh doanh nghiệp B. Trên thực tế, những lần tăng vốn của doanh nghiệp B chẳng có ai kiểm chứng, cũng chẳng mấy NĐT có cơ hội kiểm tra do chưa niêm yết. Sau khi hoán đổi, NĐT hiện hữu sẽ bị thiệt hại lớn do những NĐT lớn từ doanh nghiệp được hoán đổi bán ra, khiến giá cổ phiếu giảm mạnh.
Mặc dù Nghị định số 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/06/2015 có mục đích kiểm soát chặt hoạt động phát hành riêng lẻ nhằm đảm bảo sự minh bạch cũng như bảo vệ lợi ích của NĐT cá nhân, nhưng hiện nay vẫn còn xuất hiện những chiêu trò tăng vốn ảo. Bởi vậy, cần có sự vào cuộc mạnh tay của các cơ quan quản lý để chặn đứng vấn đề này.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi), nhiều Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội băn khoăn, nâng mức xử phạt hành chính như trong dự thảo liệu có đủ tính răn đe, phù hợp với quy mô thị trường trong hiện tại và tương lai? Các quy định về quản trị đối với công ty đại chúng có bám sát quy tắc của OECD về đối xử bình đẳng đối với cổ đông, ngăn cấm giao dịch nội gián hay chưa…?
Các NĐT kỳ vọng, những chiêu trò tăng vốn ảo tại TTCK Việt Nam sẽ cơ bản được giải quyết sau khi Luật Chứng khoán sửa đổi được ban hành. Tuy nhiên, quy định nào cũng vẫn sẽ tồn tại những kẽ hở, việc có lợi dụng các kẽ hở để thực hiện hành vi hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức của các chủ thể có liên quan gồm DN, công ty tư vấn, công ty kiểm toán…
Khánh An
Theo Congluan.vn
Quốc hội sốt ruột khi thị trường chứng khoán chậm lớn
Điều đọng lại sau khi Quốc hội kết thúc phiên thảo luận dự án Luật Chứng khoán sửa đổi cuối tuần qua là tâm lý sốt ruột trước tình trạng "chậm lớn" của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
Khả năng bơm vốn còn nhỏ
Chia sẻ tại nghị trường, Bộ trưởng Bộ Tài chính inh Tiến Dũng cho biết, nếu như năm 2006, TTCK chỉ có khoảng 200 công ty niêm yết với giá trị vốn hóa khoảng 221.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 22,7% GDP năm 2006, thì đến cuối năm 2018 đã có 1.553 công ty niêm yết và đăng ký giao dịch, với giá trị vốn hóa thị trường đạt khoảng 3,961 triệu tỷ đồng, tương đương 71,6% GDP năm 2018; dư nợ trái phiếu chính phủ niêm yết đạt 1,121 triệu tỷ đồng, tương đương 20,3% GDP năm 2018.
Thống kê trên cho thấy, quy mô của TTCK đã tăng trưởng khá nhanh thời gian qua. Tuy nhiên, nếu xét sâu trong mối tương quan so sánh với thị trường tiền tệ trong cung ứng vốn cho nền kinh tế thì TTCK chưa hề lớn.
Mặt khác, theo số liệu của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, hết năm 2018, quy mô của TTCK Việt Nam tương đương 109% GDP (bao gồm cả thị trường cổ phiếu, trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp), trong khi tỷ lệ tín dụng/GDP đạt khoảng 134% cũng thể hiện sự hạn chế trong cung ứng vốn của thị trường này.
"Việt Nam hiện là một trong những nước hiếm hoi có tỷ trọng tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu, trái phiếu trên GDP thấp hơn tổng giá trị tín dụng ngân hàng, trong khi ở nhiều quốc gia lân cận, tỷ lệ này là ngược lại", ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nói. Cụ thể, tại Việt Nam, tỷ trọng vốn tín dụng ngân hàng/vốn hóa thị trường chứng khoán là 134%/109%, trong khi tại Singapore là 140,8%/243%, Malaysia là 140%/145%, Thái Lan là 129%/200%...
Theo ông Bảo, việc tỷ lệ tín dụng cho nền kinh tế năm 2018 chiếm tới hơn 130% GDP cho thấy kênh rót vốn chủ yếu, bao gồm cả vốn trung hạn và dài hạn, vẫn phụ thuộc phần lớn vào hệ thống ngân hàng. Do bản chất hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại là cấp vốn ngắn hạn và lưu động, với cơ cấu 70% tiền gửi ngân hàng là ngắn hạn như hiện nay sẽ gây rủi ro cho các ngân hàng nói riêng, nền kinh tế nói chung. Trong khi đó, quy mô đóng góp của TTCK vào tài trợ vốn cho nền kinh tế còn khá hạn chế.
Tăng tỷ trọng cung ứng vốn từ 14% lên 60-70%, bao giờ?
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tỷ trọng cung vốn từ thị trường vốn cho nền kinh tế tính theo giá trị phát hành thực tế năm 2018 chiếm 14% tổng cung ứng vốn, trong khi quy mô vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết mới chiếm 71,6% GDP, dư nợ trái phiếu chính phủ khoảng 20,3% GDP.
Từ thực tế này, ông Trần Quang Chiểu, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, TTCK mới san sẻ được một phần gánh nặng với thị trường tiền tệ trong tài trợ vốn cho nền kinh tế.
"TTCK Việt Nam có lớn, nhưng chưa mạnh. Chỉ khi nào tỷ trọng cung ứng vốn từ thị trường vốn cho nền kinh tế tăng từ 14% như hiện tại lên 60-70% thì khi đó TTCK mới thực sự mạnh...", ông Chiểu nhấn mạnh.
Tăng tỷ trọng cung ứng vốn của TTTCK đang là bài toán lớn, mang tính tổng thể của nền kinh tế, mà theo các chuyên gia, cần có giải pháp từ nhiều bộ, ngành liên quan trong quá trình sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật ầu tư, Luật Doanh nghiệp... đang được thúc đẩy. Riêng với hệ thống pháp luật chứng khoán, TTCK chỉ có thể được "làm lớn" khi Luật Chứng khoán sửa đổi lần này có được hệ thống giải pháp đột phá, có tính khả thi để gia tăng tính hấp dẫn trong thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường, gắn liền với nâng cao niềm tin trong nhà đầu tư.
ể chứng minh cho nhận định TTCK hiện nay vẫn chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư cá nhân, dẫn đến việc huy động vốn trong dân, huy động nguồn tiền nhàn rỗi chưa thực sự hiệu quả, ông Nguyễn Ngọc Bảo dẫn số liệu khảo sát của Công ty Nielsen (Mỹ) trong quý II/2018 và cho biết, có hơn 70% người dân Việt Nam có xu hướng gửi tiết kiệm nếu có tiền nhàn rỗi, thay vì đầu tư vào TTCK. Bởi vậy, theo ông Bảo, việc sửa đổi Luật Chứng khoán là hết sức cần thiết để đưa TTCK trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng, là cơ sở phát triển thị trường vốn để chia sẻ với hệ thống ngân hàng, bảo đảm tính bền vững, ổn định của nguồn vốn.
ể đạt mục tiêu trên, các thành viên thị trường, các chuyên gia cũng như đại biểu Quốc hội cho rằng, điều quan trọng là cùng với đa dạng hóa sản phẩm, việc nâng cao chất lượng cổ phiếu, minh bạch thông tin phải được đặt lên hàng đầu, nhằm tạo niềm tin và thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào TTCK Việt Nam, giúp thị trường này trở thành kênh huy động nguồn tiền nhàn rỗi của người dân một cách hiệu quả.
ồng thời, việc hình thành Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam gắn với phân bảng theo các khu vực thị trường không chỉ cắt giảm các khâu trung gian, phù hợp với xu thế phát triển của cách mạnh công nghiệp 4.0, mà còn tiết kiệm chi phí cho xã hội, nhà đầu tư; việc trao thêm thẩm quyền cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) theo hướng tăng tính chủ động, tự quyết, tự chịu trách nhiệm là cần thiết, đặc biệt trong xử lý các hành vi vi phạm nghiêm trọng như thao túng, giao dịch nội gián..., cũng như trong xử lý các tình huống mang tính phản ứng nhanh với các diễn biến bất thường của thị trường. Cùng với đó, việc thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm cũng cần đảm bảo nghiêm khắc, có tính răn đe cao...
Cần tăng quyền, nhưng cũng cần có cơ quan kiểm soát UBCK để đảm bảo minh bạch...
TS. Hoàng Văn Cường, ại biểu Quốc hội TP.Hà Nội, Phó hiệu trưởng Trường ại học Kinh tế quốc dân
Chúng ta cần phải xem xét kỹ về trách nhiệm kiểm soát tính minh bạch trên TTCK. Chứng khoán vốn là hàng hóa có nguy cơ rơi vào tình trạng thông tin bất đối xứng, tức là chỉ có người phát hành ra cổ phiếu đó biết được thực chất nội tại của doanh nghiệp, trong khi những người mua chứng khoán khó mà nắm rõ điều này.
Tính minh bạch sẽ phụ thuộc vào 3 chủ thể: Một là người cung cấp thông tin; hai là cơ quan kiểm toán độc lập; ba là cơ quan quản lý nhà nước. Bởi vậy, ngoài quy định xử phạt đối với vi phạm trong cung cấp thông tin, cần phải tăng trách nhiệm trong đảm bảo tính chính xác các báo cáo của kiểm toán độc lập, cũng như tăng vai trò, trách nhiệm của UBCK trong việc kiểm soát các thông tin thị trường và ngược lại, cũng cần có một cơ quan kiểm soát lại những hoạt động của UBCK để đảm bảo sự minh bạch.
ể TTCK hoạt động minh bạch, hiệu quả, dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã đưa ra chế tài xử phạt rất nặng những nhà đầu tư có hành vi làm giá cổ phiếu, thao túng thị trường. Về phía cá nhân, tôi đồng tình áp dụng mức phạt gấp 10 lần so với khoản thu lợi bất hợp pháp mang lại...
Luật Chứng khoán sửa đổi cần tiếp nối tinh thần cởi mở của Luật Doanh nghiệp 2005
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Nhà đầu tư tại Hà Nội
Nếu không có Luật Doanh nghiệp 2005 cởi mở, thông thoáng trong việc thành lập mới các doanh nghiệp, thì làm sao hôm nay Việt Nam có được đội ngũ doanh nghiệp tư nhân hùng hậu, với những thương hiệu lớn như Vingroup, Hoà Phát, VietJet Air..., làm sao tạo ra hàng chục triệu việc làm và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước? Lực lượng này đang ngày đêm trăn trở để tìm hướng phát triển kinh doanh, cống hiến cho kinh tế quốc gia với rất nhiều sản phẩm thiết yếu và quan trọng trong nền kinh tế...
Nếu dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi tiếp nối tinh thần thông thoáng, cởi mở của Luật Doanh nghiệp 2005 thì trong vòng 10 năm, hoặc chậm nhất 20 năm nữa, TTCK Việt Nam sẽ có bước phát triển vượt bậc, ngành quản lý quỹ trong nước sẽ có những thương hiệu tầm cỡ quốc gia, thậm chí là thế giới. Chúng ta không thể mãi trông chờ vào các quỹ ngoại, mà với khả năng và kinh nghiệm của đội ngũ hành nghề chứng khoán trong nước, một khi cơ chế, chính sách cởi mở, thì sẽ hình thành lớp tổ chức kinh doanh chứng khoán mới, từ đó tạo ra sức cạnh tranh cần phải có để thúc đẩy TTCK phát triển chuyên nghiệp, năng động hơn.
Nguyễn Hữu
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Nâng hạng, chờ phán quyết từ FTSE Nâng hạng là câu chuyện dài kỳ của thị trường chứng khoán Việt Nam song vẫn thu hút sự quan tâm của giới đầu tư tại mỗi thời điểm các tổ chức xếp hạng thị trường công bố kết quả. Kỳ vọng chuyển biến vào đầu năm 2020 Ngày 26/9, FTSE dự kiến công bố kết quả xếp hạng thị trường chứng khoán....