Tăng viện phí bệnh nhân không BHYT: Bệnh nặng là bán nhà, vay mượn
Từ 1.6, viện phí ở nhóm không có bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ tăng tương đương người có BHYT. Với mức tăng 20-30%, thậm chí có dịch vụ tăng tới 4 lần, người bệnh và gia đình có thể khánh kiệt nếu không tham gia BHYT.
400 triệu đồng một lần chữa bệnh
Mới đây, Bệnh viện (BV) Bạch Mai đã phải kêu gọi trợ giúp cho một gia đình 3 người bị ngộ độc nấm. Cụ thể, 3 bệnh nhân gồm 2 bố mẹ (bà Hà Thị Cúc và ông Chu Văn Mai) và con trai (Chu Văn Vinh) trú tại Chi Lăng, Lạng Sơn, bị ngộ độc nấm vào cuối tháng 3.2017. Sau 5 ngày điều trị tích cực, anh Vinh không qua khỏi. Vợ chồng bà Cúc, ông Minh tiếp tục điều trị bằng máy thở, kháng sinh, lọc máu và thay huyết tương. Cả ba người trong gia đình đều không có BHYT. Do bệnh nặng, phải nằm giường hồi sức tích cực, các kỹ thuật cao nên chỉ trong hơn hai tuần điều trị, tổng chi phí đã lên đến gần 400 triệu đồng.
Một đợt điều trị tại khoa Hồi sức tích cực có thể lên đến 400-500 triệu đồng (ảnh chụp tại khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai)
Đối với các đối tượng khó khăn, Nhà nước sẽ có chính sách nâng mức hỗ trợ. Cụ thể, đối tượng cận nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ 70% mệnh giá thẻ BHYT, sẽ vận động tỉnh trích ngân sách hỗ trợ thêm trong số 30% còn lại. Đối tượng nông dân có mức sống trung bình sẽ nâng hỗ trợ từ 30% lên 50%, với học sinh sinh viên nâng hỗ trợ từ 50% lên 70%…”. Ông Lê Văn Phúc
Gia đình đã vay mượn khắp nơi vẫn không đủ. Cuối cùng các bác sĩ phải kêu gọi các nhà hảo tâm trợ giúp hơn 200 triệu đồng. Con gái của bệnh nhân ứa nước mắt: “Mọi người trong nhà bao ngày nay đều khóc hết nước mắt vì em trai không qua khỏi, cả bố mẹ vì không có tiền chạy chữa cũng phải ra đi thì đau lòng quá. Giá như gia đình không tiếc vài trăm nghìn, cố tham gia BHYT thì đâu đến nỗi”.
Video đang HOT
Bà Phạm Thị Bích Mận – Trưởng phòng Công tác xã hội (BV Bạch Mai) cho biết, đây chỉ là 1 trong nhiều trường hợp BV đã xin được trợ giúp. Bà Mận cho biết, các bệnh nhân này đều chủ quan không mua thẻ BHYT vì cho rằng mình đang rất khoẻ mạnh. Tuy nhiên, các bệnh mà họ gặp phải đều là bệnh đột ngột như viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết, ngộ độc dẫn đến suy đa phủ tạng… Để cứu sống họ, BV đã phải thực hiện nhiều kỹ thuật cao, chi phí tốn kém như nằm giường hồi sức cấp cứu, lọc máu ECMO, truyền máu, thuốc đắt tiền… Một đợt điều trị có thể lên đến 300-400 triệu đồng, thậm chí gần một tỷ đồng. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng sẵn sàng bán đất, vay mượn để cứu người nhà mình.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hiền – Phó Giám đốc BV Bạch Mai, khoảng 25% bệnh nhân nội trú tại BV không có BHYT.
Tại BV Việt Đức cũng thường xuyên phải tiếp nhận những ca bệnh không có BHYT mà chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Bích Hường – Phó Giám đốc BV Việt Đức cũng cho biết, 30-40% người vào cấp cứu ở BV này không có BHYT. Trong khi đó các ca tai nạn đều rất hiểm nghèo, chấn thương sọ não, đa chấn thương, phải thực hiện phẫu thuật, nằm hồi sức cấp cứu dài ngày, một đợt điều trị thường vài trăm triệu đồng. Dù viện phí chưa tăng cũng đã là gánh nặng lớn. “Nếu viện phí tăng, giường hồi sức cấp cứu gần 700.000 đồng/ngày, bằng tiền mua thẻ BHYT dùng trong cả năm. Do đó, để tránh phải bán nhà, người dân nên tham gia BHYT từ khi còn khoẻ mạnh” – bà Hường khuyên.
Viện phí tăng mạnh
Theo tin từ Bộ Y tế, để hạn chế những tác động đến nhóm đối tượng không có BHYT, giá viện phí mới sẽ được thực hiện làm 3 đợt trong năm 2017. Trước tiên sẽ áp dụng mức giá viện phí này tại 20 địa phương có mức tham gia BHYT trên 85%, sau đó sẽ thực hiện ở 20% có tỷ lệ tham gia BHYT trên 80% và đợt 3 dự kiến thực hiện vào cuối tháng 12.2017 ở các tỉnh còn lại.
Theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, từ ngày 1.6.2017 các cơ sở y tế công lập sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới cho hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ BHYT, và một số dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT. Đây là mức giá mà người có BHYT đã áp dụng từ năm 2016. Nếu không có BHYT, người bệnh sẽ chịu gánh nặng lớn.
Ông Lê Văn Phúc – Phó Trưởng ban phụ trách Ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) đánh giá, tiền khám và tiền giường tăng gấp đôi, gấp 4, tác động mạnh đến bệnh nhân nội trú, phải nằm viện dài ngày. Tuy nhiên, tác động đáng kể nhất là nhóm giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm. Trong số hơn 1.900 dịch vụ được điều chỉnh tăng giá khoảng 20-30%, một số dịch vụ tăng gấp đôi so với mức giá hiện hành. Nhưng số tiền tuyệt đối tăng cho mỗi dịch vụ lên đến vài trăm ngàn đồng, thậm chí cả triệu đồng. Ví dụ như chụp X quang động mạch vành hoặc thông tim, chụp buồng tim dưới DSA tăng từ 5,1 triệu đồng lên gần 5,8 triệu đồng; chụp và can thiệp tim mạch dưới DSA từ 6 triệu lên gần 6,7 triệu đồng; nội soi ổ bụng từ 575.000 đồng tăng lên 793.000 đồng, nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng có sinh thiết tăng từ 220.000 đồng lên 385.000 đồng…
“Đặc biệt, những bệnh nhân cần sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, mức chi 100% từ tiền túi rất lớn, ví dụ như chụp PET/CT chi phí tối đa đã lên tới hơn 20 triệu đồng; chi phí PET/CT mô phỏng xạ trị gần 21 triệu đồng…” – ông Phúc phân tích.
Ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, từ 1.6, người bệnh không có BHYT và có BHYT sẽ cùng chịu một mức giá viện phí. Khác duy nhất là người có thẻ BHYT sẽ “thảnh thơi” hơn vì được Quỹ BHYT chi trả từ 80 -100% tuỳ đối tượng, còn người không có BHYT sẽ bỏ 100% tiền túi. “Với chi phí tới 500-700 triệu đồng cho những ca cấp cứu hiểm nghèo, gia đình có mức sống trung bình rất dễ phải bán nhà, vay mượn nếu không có BHYT” – ông Liên nói.
Theo ông Phúc, cả nước hiện có hơn 75 triệu người tham gia BHYT, chiếm hơn 81,7% dân số. Việc điều chỉnh giá viện phí giữa người có BHYT và người không có BHYT ngang bằng nhau là để tạo sự công bằng hơn trong việc thực hiện chính sách chung khi giá dịch vụ y tế tương đương nhau.
Theo Danviet
Ba người trong một gia nguy kịch tính mạng vì ăn phải nấm độc
Chiều 24.3, tin từ Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Trung tâm Chống độc đang điều trị cho một gia đình 3 người (ở xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) bị ngộ độc nấm nặng. 2/3 bệnh nhân đang trong tình trạng rất nặng, có thể tử vong bất cứ lúc nào
Người nhà của bệnh nhân kể lại, sáng 20.3 anh Chu Văn V. (30 tuổi) vào rừng thấy nấm tươi nên hái về nấu ăn trong bữa trưa. Bữa đó, chỉ có anh và bố là Chu Văn M. (58 tuổi) ăn, mỗi người ăn khoảng 6-7 cây nấm. Đến bữa tối, còn một ít nước và thịt nên mẹ là Hà Thị C. (52 tuổi) ăn nốt. Sau ăn khoảng 6-10 tiếng, cả 3 người đều có triệu chứng đau bụng, đi ngoài, buồn nôn và nôn rất nhiều.
Ths. Lê Quang Thuận - Phó giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết: 3 bệnh nhân này nhập viện vào chiều 22.3 (tức là khoảng giờ thứ 50 sau khi ăn nấm) trong tình trạng nặng. Riêng bệnh nhân Chu Văn M. có biểu hiện hôn mê, ý thức lơ mơ. Xét nghiệm cho thấy các bệnh nhân bị tổn thương gan nặng và suy gan, suy thận cấp. Các bệnh nhân được chỉ định lọc máu để hấp phụ và giải trừ chất độc; điều trị suy thận. Bên cạnh đó, Trung tâm Chống độc cũng phối hợp với Khoa Thăm dò chức năng làm thủ thuật "Dẫn lưu mật mũi" với mục tiêu để thải trừ trực tiếp chất độc từ gan qua ống mật chủ ra ngoài. Đây làm một thủ thuật rất mới có nhiều ý nghĩa trong điều trị thải độc được các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai ứng dụng - hy vọng góp phần cứu sống bệnh nhân.
Bà M. chỉ ăn chút nước nấu nấm cũng bị ngộ độc. Ảnh BSCC
Sau một ngày điều trị tích cực và lọc máu, giải độc, hiện các bệnh nhân mới chỉ có đôi chút tiến triển, 2 trong số 3 bệnh nhân vẫn đang trong tình trạng rất nặng, nguy cơ đe dọa tính mạng. Xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân Chu Văn M. và Chu Văn V. vẫn còn tổn thương gan nặng, men gan cao (hơn 4000 UI/l, gấp 100 lần so với người bình thường) dẫn tới suy gan với biểu hiện rối loạn đông máu nặng, xuất huyết, suy thận. Riêng bệnh nhân Chu Văn M. ý thức có lúc lẫn lộn (biểu hiện hôn mê gan), nguy cơ tử vong rất cao.
Ths.BS. Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc cho biết: Loại nấm mà ba bệnh nhân trên ăn phải là loại nấm gây ngộ độc chậm. Đây là loại nguy hiểm, thường gây chết người, đáng sợ nhất là loại nấm này có thể gây tình trạng viêm gan, nhiễm độc, phá huỷ tế bào gan, dẫn đến hôn mê gan. Các triệu chứng xuất hiện muộn sau khi ăn từ 6-40 giờ (thường là 12-18 giờ) với các triệu chứng: Buồn nôn, nôn nhiều, tiêu chảy liên tục như tả, kéo dài 1-2 ngày, gây mất nước và rối loạn điện giải, trụy mạch, tiểu ít hoặc vô niệu.
Hái nấm mọc hoang về ăn, bệnh nhân Chu Văn V. và gia đình đã ngộ độc nặng. Ảnh BSCC
Sau đó, các biểu hiện tiêu biến hết, bệnh nhân và thầy thuốc dễ hiểu nhầm là bệnh đã khỏi nhưng vài ba ngày sau sẽ xuất hiện tình trạng viêm gan: Vàng mắt, vàng da, chán ăn, đầy bụng, mệt mỏi, dần dần người bệnh sẽ mê sảng rồi hôn mê sâu (hôn mê gan do suy gan), xuất huyết nhiều nơi (dưới da, niêm mạc, tiểu ra máu...), và cuối cùng là tử vong.
BS. Nguyên cũng cho biết, thời điểm cuối xuân - đầu hè, bắt đầu vào mùa nấm phát triển nhiều, hay xảy ra ngộ độc nấm. Bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên hái nấm hoang dại để ăn vì không thể phân biệt nấm lành hay nấm độc nếu chỉ dựa vào hình dạng, màu sắc.
Theo Danviet
Báo động ngộ độc tập thể, "chết chùm" vì ăn nấm mọc hoang Từ tháng 3 đến tháng 5 thường là "mùa ngộ độc nấm" với việc nhiều người - đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số bị ngộ độc, tỷ lệ tử vong lớn. Các chuyên gia y tế cảnh báo, đồng bào không nên ăn bất cứ loại nấm mọc hoang dại nào để tránh ngộ độc. Chỉ ra sau nhà là...