Tăng trưởng tín dụng dự báo đạt từ 9% – 10%, lãi suất giảm sâu để kích cầu
Trong Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng vừa công bố, Công ty chứng khoán SSI ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2020 sẽ đạt từ 9% -10% so với đầu năm. Dự báo, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thế có thêm một đợt tăng hạn mức tín dụng cho một số ngân hàng vào quý 4/2020. Để “kích” tín dụng, “cứu” doanh nghiệp, các ngân hàng tiếp tục giảm sâu lãi suất cho vay.
Hàng loạt ngân hàng giảm lợi nhuận, cắt giảm chi phí để hạ lãi suất vay. Ảnh: T.Hoài.
Tính đến ngày 26/10/2020, tăng trưởng tín dụng vẫn chỉ đạt mức 6,15% so với cuối năm 2019. Mức tăng trưởng này còn khá thấp so với mục tiêu tăng trưởng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là 14%.
Theo khảo sát của phóng viên báo Tin tức, các khoản tiền gửi lãi suất cao trên thị trường đang dần đáo hạn, trong khi đó lãi suất huy động tại các ngân hàng đã giảm từ 20 – 40 điểm phần trăm tháng 10/2020. Nhờ vậy, biên độ lãi ròng của toàn ngành được kỳ vọng sẽ cải thiện trong quý 4/2020 và các quý đầu năm sau.
Trong 2 tuần đầu tháng 11/2020, xu hướng giảm lãi suất huy động đã biểu hiện khá rõ nét ở các tổ chức tín dụng (TCTD). Trong khối ngân hàng thương mại (NHTM) có vốn Nhà nước chi phối, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên giảm thêm lãi suất tiền gửi. Người gửi tiền kỳ hạn 6 – 9 tháng nhận lãi suất 4%/năm; kỳ hạn 12 tháng còn 6%/năm; kỳ hạn 24 tháng giảm về 5,7%/năm và kỳ hạn 36 tháng chỉ còn 5,4%/năm. Các mức lãi suất mới này đã giảm từ 0,2% – 0,4% so với biểu lãi suất hồi tháng 10/2020.
Đối với khối NHTM cổ phần, đến nay, khoảng hơn 10 ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi như: ACB, VIB, NamABank, LienVietPostBank, HDBank, ABBank, SCB, VietCapitalBank, MB… Trong đó, ngân hàng MB giảm từ 0,1% – 0,2% đối với hầu hết các kỳ hạn so với tháng 10/2020, lãi suất tiền gửi từ 36 – 60 tháng hiện chỉ còn 6,3%/năm. Cụ thể, tháng 11/2020, MB giảm từ 0,15 – 1,9%/năm. Chẳng hạn, kỳ hạn 12 tháng giảm từ mức 7,2% trong tháng 10/2020 xuống còn 5,3%/năm trong tháng 11/2020 (giảm 1,9%/năm); hay kỳ hạn 24 tháng cũng giảm từ 7,4%/năm trong tháng 10/2020 xuống còn 5,67%/năm trong tháng 11/2020 (giảm 1,73%/năm).
“Các NHTM đồng loạt giảm lãi suất huy động cho thấy sự ổn định và dồi dào của thanh khoản. Khả năng kiểm soát lạm phát của Chính phủ ở mức 3 – 3,5% có thể kỳ vọng kéo dài trong vài năm tới. Theo đó, hiện lãi suất huy động bình quân của nhóm ngân hàng dẫn đầu quanh mức khoảng 5%/năm, nhóm sau khoảng 6%. Với mức này khả năng các NHTM giảm thêm 0,3% – 1% trước khi đi vào trạng thái ổn định kéo dài là có thể kỳ vọng”, ông Nguyễn Đức Hùng Linh – Giám đốc đầu tư Công ty cổ phần quản lý quỹ PVI nói.
Nhìn nhận lãi suất tiền gửi và cho vay trên thị trường liên ngân hàng thời gian tới, một số ý kiến cho rằng, khả năng lãi sẽ giảm tiếp, riêng đối với lãi suất liên ngân hàng có thể giảm xuống 0%. Chủ trương của NHNN là muốn hạ lãi suất xuống nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang cần vay vốn và để thực hiện được bắt buộc lãi suất đầu vào phải giảm.
Để tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay trên thị trường các tháng cuối năm, hiện nay các NHTM đã giảm lãi suất các gói vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Theo ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch hội đồng quản trị Vietcombank, Vietcombank vừa giảm lãi suất 1% cho khách hàng tại 10 tỉnh miền Trung với thời gian 3 tháng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, bão lũ. Để chia sẻ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, theo lãnh đạo Vietcombank, ngân hàng này đã giảm tiền lãi hơn 2.600 tỷ đồng cho các khoản vay của 14.000 doanh nghiệp và hơn 153.000 khách hàng cá nhân. Chẳng hạn từ cuối tháng 10/2020, VietcomBank đã áp dụng mức lãi suất 5,9%/năm đối với các khách hàng doanh nghiêp vừa và nhỏ (SME) vay vốn lưu động;
Video đang HOT
Nhằm hỗ trợ SME, ABBank mang đến chương trình “SME – Tiếp vốn đầu tư” với thời gian triển khai kéo dài đến 30/06/2021 và lãi suất ưu đãi chỉ từ 8.5%/năm nhằm mang đến giải pháp tài chính hiệu quả, phục vụ đa dạng nhu cầu vốn trung dài hạn của khách hàng. Ngoài ra, chương trình ưu đãi lãi suất “Tiếp vốn nhanh – Tăng trưởng kinh doanh” được ngân hàng áp dụng đến 31/12/2020 với mức lãi suất cho vay ưu đãi chỉ từ 6,5%/năm, với nhóm khách hàng thông thường mức lãi suất vay ưu đãi từ 6,9%/năm. Từ nay đến hết 31/3/2021, SeABank triển khai cho vay với lãi suất từ 7,5%/năm dành cho khách hàng cá nhân và từ 6,5%/năm dành cho khách hàng doanh nghiệp. Đặc biệt, khách hàng cá nhân còn có thể lựa chọn vay thời gian cố định lãi suất 3 tháng hoặc 6 tháng đầu với lãi suất từ 2,99%/năm.
Tại VPBank, từ nay đến cuối năm, khách hàng là cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình cũng được hỗ trợ cho vay để sản xuất kinh doanh với mức lãi suất ưu đãi từ 5,99%/năm. Ngân hàng cho biết gói vay ưu đãi này nhằm bổ sung vốn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh giai đoạn sau dịch bệnh.
Đại diện VPBank ngày 20/11 cho biết: Khách hàng SME và khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn mua ô tô để sử dụng và phục vụ kinh doanh dịp cuối năm sẽ được hưởng những ưu đãi vượt trội về lãi suất, kỳ hạn vay, thời gian xét duyệt từ 4 – 8 giờ với lãi suất chỉ từ 5,9%/ năm trong 3 tháng; 6,9%/năm trong 6 tháng và 8,3%/năm trong thời gian 12 tháng. Lãi suất có hiệu lực kể từ ngày giải ngân, áp dụng cho các khoản vay có kỳ hạn từ 48 tháng trở lên.
Sau thời gian ưu đãi, mức lãi suất cho vay được điều chỉnh cộng biên độ chỉ từ 3,2%/năm. Đặc biệt, VPBank còn hỗ trợ hạn mức cho vay lên đến 100% giá trị xe thông qua việc chấp nhận thế chấp chính chiếc xe mà khách hàng mua (xe du lịch, xe tải, xe khách…) hoặc thế chấp bất động sản. Thời gian cho vay mua ô tô tối đa là 96 tháng. Mức lãi suất ưu đãi VPBank đang áp dụng với sản phẩm cho vay mua ôtô chỉ từ 5,9%/năm được đánh giá là vô cùng cạnh tranh so với mặt bằng chung tại nhiều ngân hàng khác trên thị trường. .
Nhiều chuyên gia ngân hàng dự báo: Tăng trưởng tín dụng năm nay có thể đạt tới 9% – 10% do mặt bằng lãi suất đang đứng ở mức rất thấp, qua đó sẽ kích thích nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và người dân trong những tháng cuối năm.
“Chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ phục hồi nhẹ trong quý 4/ 2020 khi hoạt động sản xuất đang dần phục hồi. Mặc dù vậy, nhu cầu tín dụng của nền kinh tế sẽ khó có thể phục hồi về trạng thái bình thường như trước khi dịch COVID-19 diễn ra. Chúng tôi tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm nay xuống quanh mức 8 – 10% so với dự báo 10% đưa ra trước đó”, ông Nguyễn Xuân Bình – Giám đốc Khối phân tích Công ty Chứng khoán KBSV nhận định.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, số liệu thống kê về doanh nghiệp rời thị trường có thể là chưa đầy đủ, bởi còn có một lượng không nhỏ doanh nghiệp “âm thầm” đóng cửa. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận các gói hỗ trợ từ Nhà nước chưa nhiều, khả năng hấp thụ chính sách chưa cao. Vì vậy, với mục tiêu sẻ chia khó khăn, tiếp sức kịp thời cho các SME ổn định hoạt động sản xuất – kinh doanh, gần đây, nhiều ngân hàng đã liên tiếp điều chỉnh giảm lãi suất cho vay. Mức thấp nhất hiện chạm mốc 4,5%.
Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế – NHNN, sau 6 tháng đầu năm 2020 tăng trưởng thấp (tháng 1 tăng 0,01%, tháng 2 tăng 0,2%, tháng 3 tăng 1,3%, tháng 4 tăng 1,42%, tháng 5 tăng 1,96%, tháng 6 tăng 3,63%), trong quý 3/2020, tín dụng của cả nền kinh tế đã có những dấu hiệu khởi sắc, tích cực. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đã hồi phục dần từ tháng 7/2020 với tốc độ tăng trưởng đạt 4,03%, tháng 8 tăng 4,75% và tính chung 9 tháng, tín dụng tăng 6,09% so với cuối năm 2019 và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ mới đây, Phó Thống đốc NHNN, ông Đào Minh Tú cho biết: Trong 9 tháng năm nay, tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng đạt 6,1%, so với mức tăng cùng kỳ năm trước là 9,4%. Trong điều kiện dịch COVID-19 được kiểm soát tốt như hiện nay và các doanh nghiệp có sự hồi phục, xuất khẩu và công nghiệp hỗ trợ tiếp tục cải thiện, thì tăng trưởng dư nợ tín dụng năm nay có thể đạt 8% – 10%.
Kênh trái phiếu vẫn hút dòng vốn đầu tư
Tháng 10/2020, gần 65 tỷ USD đã đổ vào các quỹ trái phiếu trên thế giới. Mặt bằng lãi suất thấp kéo nhà đầu tư tìm các kênh có lợi suất cao hơn. Trái phiếu được xem là điểm sáng.
Thay thế kênh tiền gửi chỉ mang về mức lãi suất tiền gửi thấp, thị trường trái phiếu doanh nghiệp thứ cấp đang hết sức sôi động.
Nóng thị trường trái phiếu thứ cấp quý IV/2020
Danh mục đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú vừa tăng lên 15 tỷ đồng trong quý III/2020, sau khi công ty này chi thêm 5 tỷ đồng mua trái phiếu của VietinBank. Khoản đầu tư trên dù chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của Minh Phú, nhưng cùng với việc tăng tỷ trọng tiền gửi ngân hàng kỳ hạn 3 - 12 tháng, doanh thu hoạt động tài chính (bao gồm lãi tiền gửi) đã tăng hơn 24% so với cùng kỳ, đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng lợi nhuận quý III/2020 vỏn vẹn hơn 2% của tập đoàn này.
Minh Phú không phải trường hợp cá biệt đang thích nghi để ứng phó với bối cảnh mới mà Covid-19 đem lại. Hoạt động cơ cấu lại tài sản diễn ra trong bối cảnh thị trường tiêu thụ của nhiều ngành kinh doanh không thuận lợi và mặt bằng lãi suất thấp bởi động thái hạ lãi suất điều hành hàng loạt của các ngân hàng trung ương trên thế giới. Trái với xu hướng rút ròng ở nhiều thị trường tiền tệ hay chứng khoán, động lực từ các chính sách tiền tệ nới lỏng đã khiến các quỹ trái phiếu ở hầu hết các thị trường đều ghi nhận dòng vốn vào với tổng cộng 64,6 tỷ USD đổ vào chỉ trong tháng 10 vừa qua, nhiều nhất là các quỹ trái phiếu Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc...
Đầu tư vào trái phiếu cũng là một trong các cơ hội mà các nhà đầu tư quan tâm và thảo luận tại tọa đàm "Bình thường mới - Tìm kênh đầu tư hiệu quả" do Báo Đầu tư vừa tổ chức. Tương tự như nhiều quốc gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có tới 4 đợt hạ lãi suất điều hành từ đầu năm đến nay. Việc này tác động trực tiếp đến lãi suất huy động và tạo đà cho xu hướng giảm lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.
Nhờ cuộc đua phát hành trước khi loạt quy định nâng cao các tiêu chuẩn và nguyên tắc phát hành chặt chẽ tại Nghị định 81/2020/NĐ-CP quy định về phát hành TPDN riêng lẻ có hiệu lực, trong khi lãi suất tiết kiệm giảm, thị trường TPDN sơ cấp giữa tổ chức phát hành và nhà đầu tư đã tăng nóng trong tháng 7 - 8/2020. Lượng TPDN chào bán ra thị trường trong 9 tháng đã vượt tổng lượng chào bán của cả năm 2019.
Tuy nhiên, một con số thậm chí đáng chú ý hơn là sự cải thiện của tỷ lệ phát hành/khối lượng chào bán, từ mức 93% (2019) lên 98% (9 tháng đầu năm 2020). Tính riêng nhóm trái phiếu bất động sản, tỷ lệ phát hành thành công tăng từ 87,5% lên 97,2%.
Thay thế kênh tiền gửi chỉ mang về mức lãi suất tiền gửi thấp, thị trường TPDN thứ cấp đang hết sức sôi động. Với nguồn cung sụt giảm khi nhu cầu với loại chứng khoán này vẫn còn cao, đại diện Khối phân tích (Công ty Chứng khoán SSI) nhận định, thị trường thứ cấp giữa các nhà đầu tư sẽ tiếp tục tăng nhiệt trong quý IV/2020.
Tăng cường minh bạch thông tin để bảo vệ nhà đầu tư
Theo ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phòng Phát triển năng lực đầu tư (Công ty Chứng khoán VPS), Nghị định 81/2020/NĐ-CP ra đời không chỉ để chấn chỉnh hoạt động phát hành TPDN riêng lẻ, mà còn bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Điển hình như quy định bổ sung hợp đồng mua trái phiếu vào hồ sơ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp với điều khoản thể hiện cam kết của nhà đầu tư đã tiếp cận đầy đủ nội dung công bố thông tin trước khi phát hành và hiểu rõ các rủi ro khi mua trái phiếu. Tổ chức tư vấn phát hành trái phiếu cũng có thêm trách nhiệm thực hiện báo cáo 6 tháng/lần về tình hình tư vấn phát hành TPDN.
Thống kê của Khối phân tích thuộc Công ty Chứng khoán SSI, lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm 0,7 -1,1 điểm phần trăm chỉ trong riêng quý III/2020, đưa lãi suất tiền gửi về vùng thấp lịch sử, hiện ở mức 4,9-5,8%/năm với kỳ hạn 12 - 13 tháng. Nhờ đó, chênh lệch lãi suất TPDN trên thị trường thứ cấp và lãi suất tiền gửi giãn rộng, khoảng 2 - 4%/năm.
Theo kế hoạch, sở giao dịch chứng khoán sẽ xây dựng và vận hành một chuyên trang để tổng hợp thông tin về TPDN sau khi nhận các báo cáo. Tuy nhiên, cập nhật mới nhất theo công bố của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, thì chuyên trang mới có quy chế vận hành, nhưng các thông tin TPDN hiện vẫn chỉ được công bố trên một mục thuộc website của sở.
Với sự phát triển nóng thị trường, cần sớm đưa vào hoạt động chuyên trang, nhằm tăng trách nhiệm của tổ chức phát hành, đồng thời để nhà đầu tư nắm rõ rủi ro của sản phẩm đang đầu tư.
Ngay ở thời điểm hiện tại, với quy định hạn chế giao dịch trong phạm vi dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, các giao dịch thứ cấp cũng đang hạn chế trên phạm vi rộng. Thậm chí, trong tương lai, khi Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực từ đầu năm 2021, việc phát hành trái phiếu riêng lẻ sẽ chỉ được thực hiện với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Dù vậy, các quy định này vẫn chưa thể khiến thị trường phát hành trái phiếu ra công chúng sôi động hơn, bởi mới có dưới 5 tổ chức thực hiện phương thức này từ đầu năm đến nay. Các chuyên gia cũng cho rằng, với điều kiện phát hành chặt chẽ và quy trình thủ tục mất khá nhiều thời gian, việc phát hành ra công chúng khó có thể tăng mạnh ngay. Tuy vậy, cùng với việc thúc đẩy hoạt động định hạng tín nhiệm TPDN, đây là sân chơi cần mở rộng và phát triển để huy động vốn bền vững từ các nhà đầu tư cá nhân.
Triển vọng thị trường chứng khoán và cơ hội đầu tư tháng 11 "Môi trường lãi suất thấp và điểm sáng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục tác động tích cực đến thị trường chứng khoán trong trung và dài hạn" là nhận định trong Báo cáo Chiến lược thị trường tháng 11/2020: Động lực tăng cho thị trường được củng cố do Công ty cổ phần Chứng khoán SSI vừa công...