Tăng trưởng tín dụng chậm: Vì đâu nên nỗi?
Sau giãn cách xã hội, các ngân hàng rầm rộ “ra quân” với nhiều gói tín dụng mới, cùng với đó liên tiếp giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, thế nhưng tín dụng vẫn tắc đầu ra, còn doanh nghiệp vẫn kêu thiếu vốn.
Các ngân hàng đang nỗ lưc để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19 (Ảnh minh hoạ: Internet)
Để gỡ khó cho các doanh nghiệp sau dịch Covid-19, hơn 1 tháng qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức hàng chục hội nghị kết nối ngân hàng và doanh nghiệp ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Tuy nhiên, đến cuối tháng 5, tăng trưởng tín dụng “giậm chân tại chỗ”. Vậy đâu là nguyên nhân?.
Ngân hàng rầm rộ “ra quân”, tín dụng vẫn tắc
Sau hàng loạt động thái giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19, ngành ngân hàng rầm rộ “ra quân” để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của doanh nghiệp, thế nhưng cầu tín dụng vẫn rất yếu.
Theo số liệu của NHNN, đến ngày 29/5/2020, tín dụng chỉ tăng 1,96% so với cuối năm 2019. Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, tăng trưởng tín dụng năm nay thấp hơn nhiều (5 tháng đầu năm 2019 tăng 5,74%), và còn cách rất xa so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là 14%.
Đáng lưu ý, mức tăng trưởng này diễn ra sau khi dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế bước vào giai đoạn bình thường mới.
Tại các cuộc hội nghị kết nối ngân hàng và doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng dù NHNN ban hành nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp, song hiện nay lãi suất vẫn còn rất cao so với khó khăn họ đang phải đối diện. Bên cạnh đó các thủ tục, hồ sơ xét duyệt vay vốn chưa phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp muốn vay vốn nhưng chưa “với tới”.
Video đang HOT
Số liệu thống kê của NHNN cho thấy, tại nhiều tỉnh thành dư nợ tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ. Chẳng hạn, tỉnh Bình Phước đến cuối tháng 5/2020 ước đạt 76.000 tỷ đồng, đứng thứ 5/6 tỉnh, thành phố khu vực Đông Nam Bộ, tăng 6,17% so với cuối 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,88%).
Ông Bùi Gia Nên, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Phước cho rằng việc hỗ trợ doanh nghiệp tồn tại, duy trì sản xuất là việc làm đòi hỏi có được sự đồng hành, sẻ chia, tình cảm của ngân hàng. Ngoài việc giãn các khoản nợ sẽ có thêm những cơ cấu khoản vay mới cho doanh nghiệp để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất.
“Trên thế giới hiện nay bước vào giai đoạn đầu của giảm phát mong phía ngân hàng có những chủ trương kịp thời tạo chính sách huy động lãi suất ở ngưỡng thấp để cấp mới cho doanh nghiệp với lãi suất thấp hơn lãi suất hiện nay”, ông Nên cho hay.
Đại diện Hiệp hội này cho rằng nếu giữ nguyên lãi suất như hiện nay doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn gây nên hiện tượng phá sản hàng loạt đồng thời ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng.
Đồng tình, đại diện Công ty Hoàng Sơn – chuyên xuất khẩu nông sản cho rằng doanh nghiệp đang gặp khó khăn do quy định các doanh nghiệp vay ngoại tệ phải có khoản USD xuất khẩu tương ứng, nhưng kể cả khi doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện cũng không tiếp cận được nguồn vốn vay USD giá rẻ.
“Doanh nghiệp khó khăn nên đề nghị NHNN cho vay lãi suất USD 3,8-4,8%, cùng với đó có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp bằng cách giảm lãi vay cho doanh nghiệp”, vị này cho hay.
Cần linh hoạt hơn
Từ những kiến nghị của các doanh nghiệp có thể thấy, tín dụng tăng trưởng thấp không phải do cầu yếu, mà là do doanh nghiệp chưa đáp ứng được quy định của ngân hàng và lãi suất còn cao khiến doanh nghiệp không dám vay vốn.
Về kiến nghị hạ tiêu chuẩn cho vay, trong các cuộc hội nghị, đối thoại gần đây, lãnh đạo NHNN đều nêu rõ quan điểm: Tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính để tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp nhưng không được hạ tiêu chuẩn cho vay, tránh hệ lụy lâu dài cho nền kinh tế.
“Việc hỗ trợ tín dụng là cần thiết nhưng phải duy trì điều kiện, tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn không chỉ cho giai đoạn này mà cho nhiều năm tới đây, hệ thống ngân hàng có an toàn, lành mạnh thì mới đảm bảo hỗ trợ cho nền kinh tế”, Thống đốc nhấn mạnh”, Thống đốc nhấn mạnh.
Về kiến nghị hạ lãi suất cho vay, bản thân các ngân hàng thương mại cũng khẳng định, ngân hàng cũng gặp khó khăn trong việc tìm vốn giá rẻ. Hiện nay vốn huy động chủ yếu từ dân cư với lãi suất trung và dài hạn trung bình từ 6-8%/năm. Vì vậy, khó để ngân hàng có thể giảm lãi suất cho vay xuống mức từ 5-7% như kiến nghị của nhiều doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới, bên cạnh chính sách hỗ trợ về tiền tệ, cần song hành cùng chính sách tài khóa, thương mại, kích cầu và thúc đẩy đầu tư công… để cùng tạo nguồn lực cộng hưởng và lan tỏa hỗ trợ hướng phục hồi.
Khi phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại và mở rộng, cầu tín dụng từ doanh nghiệp có thêm cơ sở để gia tăng.
Thực tế, sau khi tiếp xúc với doanh nghiệp qua chương trình kết nối tại 14 tỉnh thành nói trên (những địa bàn có dư nợ lớn), chính NHNN nhận thấy cần phải tiếp tục linh hoạt thêm ở chính sách hỗ trợ.
Theo đó, nhiều khả năng NHNN sẽ sớm có quyết định mở rộng phạm vi hỗ trợ doanh nghiệp ở Thông tư 01. Phạm vi ở đây có liên hệ chặt với nhu cầu vay vốn mới.
Tăng độ đàn hồi cho "lò xo" kinh tế
Nền kinh tế như chiếc lò xo đang bị dồn nén, phải có các giải pháp gia tăng "độ đàn hồi" để chịu được sức nén lớn hơn trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.
Để tránh cho dòng chảy kinh tế bị đình trệ, thì "đồng tiền" đi trước là đồng tiền hiệu quả trong việc khơi thông những ách tắc của sản xuất - kinh doanh cho nền kinh tế. Do đó, động thái sớm nhất đã thuộc về ngành ngân hàng với Thông tư 01 quy định việc tổ chức tín dụng phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, cuối tháng 3 tháng vừa qua, tín dụng ngân hàng đưa vào toàn nền kinh tế tăng 1,3% so với đầu năm. Đây là tín hiệu tích cực trong bối cảnh tín dụng hầu như không tăng trong 2 tháng đầu năm. Theo kế hoạch năm 2020, tăng trưởng tín dụng ngân hàng từ 11-14%, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng, tức là còn dư địa rất lớn vì quý 1 mới tăng 1,3%.
Ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước khẳng định: "Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành đảm bảo cung ứng và cam kết đảm bảo đầy đủ vốn cho nền kinh tế với lãi suất thấp hơn. Đồng thời tiếp tục theo dõi chặt các diễn biến thị trường trong nước và nước ngoài để có các điều chỉnh về chính sách tiền tệ mạnh hơn nữa nếu cần thiết; sẽ chỉ đạo toàn bộ hệ thống ngân hàng triển khai mạnh mẽ các giải pháp lãi suất, cơ cấu lại nợ cho vay mới trên phạm vi toàn quốc".
Cần có các giải pháp để tăng "độ đàn hồi" cho nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh đang bùng phát mạnh. (Ảnh minh họa: KT)
Về chính sách tài khóa, mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41, với tinh thần là gia hạn 5 tháng đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất. Bộ Tài chính đang tiếp tục đề xuất với Chính phủ để trình Quốc hội tại kỳ họp tới đây quyết định thực hiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ngay từ ngày 1/7 năm nay. Điều này có nghĩa, chính sách này được thực hiện sớm nửa năm so với lộ trình ban đầu dự kiến áp dụng từ 1/1/2021, để sớm hỗ trợ đối tượng doanh nghiệp này vượt qua khó khăn của dịch Covid-19.
"Theo đó, dự kiến áp dụng thuế suất 15-17% tùy thuộc vào quy mô doanh thu và số lượng lao động của doanh nghiệp. Đồng thời, cho phép miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm liên tục kể từ khi có thu nhập chịu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ được thành lập mới từ hộ kinh doanh. Trường hợp thực hiện từ tháng 7 thì dự kiến khoảng 700.000 doanh nghiệp, tương đương 93% tổng số doanh nghiệp cả nước được hưởng lợi, giảm nghĩa vụ nộp ngân sách khoảng 7,8 nghìn tỷ đồng", Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang phối hợp với các Bộ và cơ quan liên quan để rà soát và thực hiện cắt giảm nhiều loại phí và lệ phí cho doanh nghiệp và người dân. Đơn cử như miễn lệ phí môn bài cho hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ kinh doanh thành lập mới, chi nhánh của doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập trong thời gian được miễn lệ phí môn bài. Giảm 50 - 70% phí liên quan đến thủ tục khởi sự doanh nghiệp. Tổng số phí và lệ phí cắt giảm trong thời gian còn lại của năm 2020 ước khoảng 500 tỷ đồng.
Về phía các địa phương, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang cam kết: "Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ triển khai kịp thời đầy đủ chính sách của Chính phủ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh miễn giảm thuế doanh nghiệp, hộ kinh doanh; tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng để doanh nghiệp tìm vốn khôi phục sản xuất sau dịch bệnh và đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong thủy sản, may mặc, gia tăng sản xuất công nghiệp tạo việc làm cho người dân, ổn định thương mại; theo dõi và giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp trên dịch vụ công mức độ 3,4 tạo thuận lợi cho doanh nghiệp".
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết thêm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá, trong bối cảnh tác động ngày càng tiêu cực của dịch Covid-19, Hội nghị của Chính phủ với các địa phương đã thực sự là một "Hội nghị Diên Hồng", kêu gọi "Tổng động viên trên cả "4 mặt trận", là sản xuất kinh doanh, đầu tư công, hỗ trợ người dân và ứng phó với dịch bệnh.
Theo đó, "5 mũi giáp công" đã được xác định, là "Mở ngân khố, Nới tiền tệ, Đẩy đầu tư, Nhanh thể chế và Khai thị trường". Từ góc độ cơ quan đại diện cộng đồng doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc kỳ vọng, Chính phủ và các bộ ngành thực thi mạnh mẽ, đồng bộ cả "5 mũi giáp công" này để đạt hiệu quả cao nhất. Đó cũng là cách để nền kinh tế nước ta, như chiếc "lò xo" đang bị dồn nén, có thể gia tăng sức bền để chịu được sức nén lớn hơn trong bối cảnh ngày càng phức tạp của dịch bệnh, cũng như tạo ra được sức bật mạnh mẽ hơn sau khi dịch kết thúc./.
Trung Hiếu
"Mây đen" bao phủ toàn cầu Những số liệu báo cáo kinh tế mới nhất mà một loạt nền kinh tế hàng đầu thế giới vừa công bố cho thấy, tác động của dịch Covid-19 đang đẩy kinh tế thế giới rơi vào một cuộc suy thoái sâu rộng và nghiêm trọng hơn so dự báo ban đầu. Trong đánh giá mới nhất về tác động từ việc các...