Tăng trưởng liên tục, xuất khẩu thuỷ sản đối mặt hàng loạt thách thức
Mặc dù xuất khẩu thủy sản liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây nhưng ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức từ nội lực cũng như từ thị trường xuất khẩu.
Đại diện lãnh đạo Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Quảng Ninh cắt băng khánh thành Hội chợ triển lãm. Ảnh: Thanh Nguyễn
Đó là thông tin vừa được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết tại Lễ khai mạc Hội chợ triển lãm 60 năm ngày truyền thống ngành thuỷ sản Việt Nam-Quảng Ninh 2019 tại Cung Quy hoạch Hội chợ triển lãm và văn hóa tỉnh Quảng Ninh tối ngày 30/3.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, chế biến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là lĩnh vực phát triển rất nhanh và đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh cao, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Sô lương các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu trong lĩnh vực thủy sản không ngừng được gia tăng, đầu tư, đổi mới.
Hiện nay, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt tại hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Nga.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu USD năm 1995 đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm và đã đạt trên 9 tỷ USD năm 2018. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 4 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận cho sự nổ lực của các cấp các ngành nói chung, đặc biệt là sự nổ lực của các doanh nghiệp trong thời gian qua.
Video đang HOT
Tuy vậy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng nêu rõ: Mặc dù xuất khẩu thủy sản liên tục tăng trưởng trong những năm gần đây nhưng ngành thủy sản cũng đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức từ nội lực cũng như từ thị trường xuất khẩu như: Áp lực cạnh tranh, thuế chống bán phá giá, các rào cản kỹ thuật, biến đổi khí hậu; vấn đề về IUU tại thị trường châu Âu; các quy định kiểm soát về dịch bệnh trong tôm tại thị trường Úc, Hàn Quốc; vấn đề lạm dụng hóa chất, kháng sinh, bơm chích tạp chất trong quá trình sản xuất…
Nhiều mặt hàng thuỷ sản được chế biến trực tiếp tại Hội chợ triển lãm 60 năm ngày truyền thống ngành thuỷ sản. Ảnh: Nguyễn Thanh
Để giải quyết triệt để những vướng mắc này, ngoài trách nhiệm của Bộ NN&PTNT và các địa phương, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị cộng đồng doanh nghiệp thủy sản cùng thực hiện tốt các nội dung.
Thứ nhất, tăng cường ứng dụng công nghệ tiên tiến, nhất là trong thời đại công nghiệp 4.0 nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao.
Thứ hai, tăng cường sự hợp tác, đoàn kết giữa các doanh nghiệp trong việc tiếp cận, duy trì và mở rộng, đa dạng hóa thị trường, tuân thủ các quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩu, kiên quyết bài trừ những biểu hiện mất đoàn kết, cạnh tranh không lành mạnh, vi phạm pháp luật, phát triển thiếu bền vững.
Thứ ba, tăng cường liên kết giữa các đơn vị tham gia vào chuỗi sản xuất nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, tiếp tục nâng cao tỷ trọng các mặt hàng giá trị gia tăng xuất khẩu; hoàn thiện các chương trình quản lý chất lượng, quản lý tốt chất lượng nguồn nguyên liệu đặc biệt là vấn đề về hóa chất kháng sinh trong thủy sản nuôi và tạp chất trong tôm.
Thứ tư, thông báo kịp thời tới bộ, ngành liên quan về các vướng mắc trong quá trình xuất khẩu để có biện pháp xử lý kịp thời; tiếp tục chủ động đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các chính sách để tạo điều kiện tối đa cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý và tăng trưởng bền vững.
Hội chợ riển lãm 60 năm ngày truyền thống ngành thuỷ sản Việt Nam-Quảng Ninh 2019 do Bô NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tô chưc, nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 60 năm truyền thống ngành thủy sản Việt Nam. Hội chợ có sự góp mặt của 67 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng thủy hải sản, các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ ngành kinh doanh, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản trên cả nước, tương đương 210 gian hàng.
Đây là sự kiện nhằm giới thiệu thành tựu nổi bật quá trình phát triển ngành thủy sản Viêt Nam nói chung và kinh tê thủy sản của các tỉnh/thành phố nói riêng; đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất, chê biên va xuât khâu thủy sản, các doanh nghiêp nhập khẩu, các doanh nghiêp cung ứng thiết bị, dịch vụ phụ trợ nganh thuy san mở rộng thi trương, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
Thanh Nguyễn
Theo Hải quan online
Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đạt 7,2 tỷ USD
Xuất khẩu thủy sản tính đến cuối tháng 10/2018 đạt 7,2 tỷ USD, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo tổng XK thủy sản của cả nước năm 2018 sẽ đạt 8,9 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2017.
Chế biến cá ngừ XK tại Công ty CP thủy sản Bình Định. Ảnh: T.H
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 10/2018, trừ mặt hàng tôm có giá giảm nhẹ, còn các sản phẩm thủy sản khác đều tăng mạnh, đem lại kết quả XK khả quan hơn trong tháng 10 cho ngành thủy sản Việt Nam với mức tăng nhẹ 1,7%, đạt 870 triệu USD.
Với kết quả này, tính đến cuối tháng 10/2018, XK thủy sản đạt 7,2 tỷ USD, tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá tôm bắt đầu phục hồi, XK tôm có xu hướng tăng trở lại so với những tháng trước. XK tôm sang thị trường Mỹ bắt đầu khởi sắc nhờ thuế Chống bán phá giá tôm POR12 giảm mạnh so với POR11, thêm tác động tăng cho giá trị XK tôm trong thời gian tới.
Dự báo XK tôm cuối năm sẽ cán đích ở mức gần 3,8 tỷ USD, tương đương hoặc giảm nhẹ so với năm ngoái.
XK cá tra trong tháng 10 tiếp tục tăng mạnh 54% đạt 255 triệu USD, đưa tổng XK 10 tháng đầu năm lên trên 1,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá cá tra giống và cá tra nguyên liệu tăng mạnh, nguồn cung thiếu là những yếu tố khiến giá trung bình XK và kim ngạch XK cá tra tăng và xu hướng này sẽ tiếp tục cho đến cuối năm nay.
Những tín hiệu khả quan cho thị trường Mỹ khi kết quả sơ bộ thuế Chống bán phá giá giai đoạn POR14 thấp hơn so với POR13 và FSIS Hoa Kỳ đã công nhận và đề xuất công nhận cá tra Việt Nam đủ điều kiện XK sang thị trường Mỹ, sẽ tiếp tục tác động tích cực đến XK cá tra trong những tháng tiếp theo. Dự báo XK cá tra cả năm 2018 sẽ đạt trên 2,2 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2017.
Cùng với 2 mặt hàng XK chủ lực là tôm và cá tra, XK cá ngừ, mực, bạch tuộc... đều có mức tăng trưởng tốt. Với đà tăng trưởng hiện nay, VASEP dự báo tổng kim ngạch XK thủy sản của cả nước năm 2018 sẽ đạt 8,9 tỷ USD, tăng 7% so với năm 2017.
Theo Báo Mới
Thủy sản, dệt may, da giày sẽ hưởng lợi lớn sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực CTCK Yuanta cho biết, ngành thủy sản sẽ hưởng lợi ngay khi EVFTA có hiệu lực khi 90% dòng thuế đánh vào các mặt hàng thủy sản xuất khẩu qua EU sẽ giảm về 0% trong 3 - 4 năm (mức thuế nhập khẩu vào EU hiện tại khoảng 14%). Vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) thống nhất thông qua việc trình...