Tăng trưởng kinh tế khu vực eurozone có thể giảm bằng 0
Sản lượng kinh tế của khu vực đồng tiền chung châu Âu ( eurozone) đã bị ảnh hưởng bởi chi phí năng lượng tăng cao.
Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), ông Luis de Guindos cho biết tăng trưởng kinh tế eurozone đã sụt giảm và có thể sớm xuống mức 0.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Guindos cho hay: “Chúng tôi nhận thấy tăng trưởng trong quý 3 và quý 4 đang chậm lại đáng kể và tốc độ tăng trưởng gần bằng 0″.
Theo ECB, sản lượng kinh tế của eurozone đang bị ảnh hưởng do chi phí năng lượng tăng cao, cũng như là tình trạng thiếu hụt nguồn cung khí đốt từ Nga, buộc khu vực này phải tiết kiệm năng lượng trong mùa sưởi ấm sắp tới.
Video đang HOT
Giá năng lượng tăng đã đẩy lạm phát hàng năm của khu vực đồng euro lên 9,1% trong tháng 8 và dự kiến sẽ đẩy nó lên 9,6% trong tháng này, mức cao kỷ lục đối với khu vực.
Trong một động thái chưa từng có, đầu tháng 9, ECB đã tăng lãi suất lên 75 điểm phần trăm, chỉ vài tuần sau khi tăng 50 điểm cơ bản để chống lạm phát. Các nhà phân tích dự báo ECB có thể tiến hành thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa, với một đợt tiềm năng vào tháng 10 tới.
Tuần trước, Phó Chủ tịch De Guindos cho biết ECB sẽ cần tiếp tục thực hiện các bước cần thiết để chống lại lạm phát, vì suy thoái kinh tế không đủ để kiềm chế giá tiêu dùng.
Nền kinh tế lớn nhất eurozone là Đức sẽ là nằm trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất do giảm nguồn cung khí đốt. Dự báo kinh tế Đức bắt đầu suy giảm ngay quý này.
Tình hình chắc chắn đang trở nên trầm trọng hơn do Nga đã ngừng cung cấp khí đốt mới đây. Vào tháng 8, đường ống Nord Stream 1 đã bị đóng cửa vô thời hạn do các vấn đề kỹ thuật phát sinh từ lệnh trừng phạt. Nga chỉ chuyển một lượng nhỏ khí đốt tới châu Âu bằng đường ống trung chuyển còn lại chạy qua Ukraine và đường ống TurkStream qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Trước đó, theo số liệu do Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 16/9, tỷ lệ lạm phát tại EU đã tăng lên mức kỷ lục 10,1% trong tháng 8, tăng đáng kể so với mức 9,8% của tháng 7.
Goldman Sachs cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Anh
Các nhà kinh tế tại ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Anh và cho rằng nước này sẽ bắt đầu rơi vào suy thoái vào cuối năm nay, do tác động của lạm phát gia tăng đối với thu nhập của các hộ gia đình, qua đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động tiêu dùng.
Bên ngoài Ngân hàng Trung ương Anh ở London. Ảnh: AP
Cụ thể, Goldman Sachs dự báo cuộc suy thoái của kinh tế Anh sẽ bắt đầu vào quý IV/2022 và cho rằng nền kinh tế Anh sẽ giảm 0,6% vào năm 2023.
Giới chức Anh cho biết, các hóa đơn năng lượng của Anh sẽ tăng 80%, lên mức trung bình 3.549 bảng Anh (4.188 USD) một năm kể từ tháng 10 tới. Đây là ví dụ mới nhất về điều mà các chính trị gia anh gọi là "cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt". Đầu tuần này, Ngân hàng Citibank (Mỹ) dự báo lạm phát của Anh sẽ tăng vọt lên mức cao nhất trong gần nửa thế kỷ là 18,6% vào tháng 1/2023.
Từ khoảng vài tuần qua, tại Anh đã xuất hiện phong trào không trả hoá đơn năng lượng (Don't pay UK), một phong trào bất tuân dân sự nhằm phản đối việc giá năng lượng sẽ tăng quá cao trong thời gian tới. Lạm phát khiến chi phí sinh hoạt gia tăng, sức mua giảm sút nên hệ luỵ trực tiếp là chất lượng sống của người dân châu Âu suy giảm, thậm chí đối với nhiều hộ gia đình nghèo tại châu Âu, khủng hoảng năng lượng hiện nay là mối đe doạ sống còn trong mùa Đông tới.
Lạm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn ở mức rất cao, và chỉ số giá tiêu dùng tháng 8, dự kiến được công bố vào ngày 31/8 tới có thể sẽ cho thấy tình trạng đó vẫn tiếp diễn.
Điều này sẽ gây áp lực lên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc tăng lãi suất một lần nữa vào tháng Chín tới, ngay cả khi rủi ro suy thoái gia tăng.
Thay vì lạm phát sẽ sớm đạt đỉnh như dự báo cách đây chỉ vài tuần, lạm phát có thể sẽ sớm chạm mức hai con số. Lạm phát của EU tháng 7/2022 là 8,9%, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu 2% của ECB.
Goldman Sachs cũng hạ dự báo, tăng trưởng kinh tế ở châu Âu trong năm nay và dự đoán rằng ngay cả khi Nga không cắt hoàn toàn nguồn cung năng lượng, một cuộc suy thoái kỹ thuật kéo dài hai quý liên tiếp với mức tăng trưởng âm có khả năng xảy ra ở Eurozone.
Lạm phát tăng kéo lùi kinh tế châu Âu Hoạt động kinh tế châu Âu trong tháng 8 này đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp, trong bối cảnh lạm phát leo thang do ảnh hưởng từ cuộc xung đột tại Ukraine phủ bóng đen lên triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn khu vực. Khách hàng chọn mua đồ tại một siêu thị ở Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN Chỉ số quản...