Tăng tốc số hóa dịch vụ tài chính tiêu dùng sau đại dịch
Dự báo, tốc độ tăng trưởng của tài chính tiêu dùng sẽ chậm lại so với những năm trước do đại dịch cùng với những chính sách, quy định mới. Số hóa là giải pháp quan trọng lấy lại tốc độ tăng trưởng của các công ty tài chính tiêu dùng.
Tài chính tiêu dùng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19
Báo cáo của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, với mức tăng trưởng bình quân 29%/năm, quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh, ước từ mức 646.000 tỷ đồng năm 2016 lên 1 triệu tỷ đồng vào năm 2019.
Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam mới đạt khoảng 11,4%, trong khi số liệu này ở các nước phát triển là 40-50% cho thấy dư địa của thị trường rất lớn.
Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Shibata Kenichi, Trưởng phòng cấp cao, Công ty TNHH Hitachi Asia (Việt Nam) nhận định, tài chính tiêu dùng là thị trường tăng trưởng mạnh, mỗi năm đạt tới 30% hứa hẹn tương lai trong việc cho vay tài chính tiêu dùng.
Số liệu từ Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng” khi năm 2016 Việt Nam có gần 55 triệu người trong độ tuổi lao động từ 20-59 tuổi, đến năm 2020 là gần 63 triệu người. Đây là nhóm khách hàng chính mà các công ty tài chính tiêu dùng hướng tới.
Còn theo một phân tích của VietCredit, đặc thù của phân khúc này là những khách hàng có nhu cầu thực hiện khoản vay với giá trị không lớn, tập trung chủ yếu là tiêu dùng cá nhân, sinh hoạt, mua hàng hóa gia dụng và phương tiện giao thông.
“Tăng trưởng thu nhập với tốc độ bình quân mỗi năm khoảng 13,2%, đặc biệt tại khu vực thành thị, thúc đẩy khách hàng có xu hướng chi mạnh tay hơn cho các sản phẩm có giá trị và có khả năng chấp nhận mức lãi suất lên tới 30-40%/năm cho những khoản vay tín chấp với quy mô không quá lớn”, VietCredit nhận định.
Thông tin từ Thị trường quảng cáo số Việt Nam của Adsota cho biết, Việt Nam hiện có 43,7 triệu người đang sử dụng các thiết bị di động thông minh trên tổng dân số 97,4 triệu dân, tương đương tỷ lệ 44,9%.
Người trưởng thành Việt Nam hiện dùng phần lớn thời gian trong ngày để truy cập Internet với những thiết bị di động của mình.
Điểm đáng chú ý trong báo cáo của Adsota đã chỉ ra sự tăng trưởng mạnh mẽ của quảng cáo trên điện thoại (Mobile Ads) trong năm 2019 so với cùng kỳ một năm trước khi từ 55,2% tổng ngân sách quảng cáo trực tuyến (năm 2018) vươn lên 67,1% vào năm 2019.
Video đang HOT
Mobile Ads được dự báo là sẽ tăng trưởng đều đặn khi đạt đến 67,8% tổng ngân sách cho kỹ thuật số vào năm 2020 và 68,1% vào năm 2021.
Thực tế cho thấy, tín dụng tiêu dùng ngày càng tăng trưởng mạnh theo thời gian, nhất là trước làn sóng công nghệ 4.0 ngày càng lan tỏa, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, thanh toán, vay mượn trực tuyến.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã tác động đến hành vi chi tiêu của người dân, đặc biệt khi Chính phủ triển khai cách ly xã hội.
Chia sẻ với Báo Đầu tư Chứng khoán, lãnh đạo các công ty tài chính tiêu dùng đều chung nhận định, thị trường tài chính tiêu dùng của Việt Nam năm 2020 sẽ đi lên và tiếp tục phát triển nếu bỏ qua yếu tố tác động từ dịch Covid-19 hiện nay.
Dự báo, tốc độ tăng trưởng của tài chính tiêu dùng sẽ chậm lại so với những năm trước do đại dịch cùng với những chính sách, quy định mới.
Số liệu đáng chú ý từ FiinGroup cho biết, tín dụng tiêu dùng Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 59% trong giai đoạn 2013-2017.
Tốc độ tăng trưởng này trong năm 2018 đã chững lại ở mức 30,4% so với năm 2017, dù tín dụng tiêu dùng trong năm này đóng góp tới gần 20% vào tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế.
Tăng trưởng của các công ty tài chính tiêu dùng đã giảm xuống 15% trong năm 2018, so với mức 38% của một năm trước đó.
Với sân chơi ngày càng tăng tính cạnh tranh khi nhiều công ty tài chính tham gia trong năm 2019, tăng trưởng doanh thu của nhiều công ty tài chính tiêu dùng đã bị thu hẹp. Và sang tới năm 2020, khi kinh tế toàn cầu lao đao vì dịch bệnh, tăng trưởng của nhiều công ty trong ngành này được dự đoán sẽ còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn nữa.
Tốc độ phát triển chậm lại của thị trường được nhận định cũng chính là cơ hội để các công ty tài chính tiêu dùng chủ động cơ cấu lại hoạt động và mỗi công ty tài chính tiêu dùng có sự lựa chọn khác nhau.
Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận, để có thể thu hút được khách hàng trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19 và số hóa bùng nổ, đòi hỏi các công ty tài chính tiêu dùng phải đẩy mạnh đầu tư công nghệ để cho ra đời những sản phẩm tài chính dựa trên nền tảng công nghệ.
Đòn bẩy đến từ số hóa
Ở FE Credit, ban lãnh đạo Công ty rất chú trọng đến việc số hóa nhằm mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Theo đó, FE Credit đã đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số bằng cách triển khai “siêu” ứng dụng di động mới, hứa hẹn mang đến trải nghiệm vượt trội và đáp ứng nhu cầu đa dạng cho khách hàng trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.
Đơn cử, FE Credit đã ra mắt ứng dụng $NAP. Nếu như trước đây quy trình cho vay mất 4-5 ngày, thì nay, thông qua ứng dụng này, thời gian chỉ còn 15 phút và quy trình duyệt vay không có sự tham gia của con người.
Sau thành công của nền tảng cho vay kỹ thuật số $NAP, FE Credit đã chứng kiến tỷ lệ hài lòng của khách hàng vượt ngoài mong đợi.
Nhờ khả năng giúp khách hàng chủ động đăng ký và hoàn tất thủ tục vay để được duyệt vay ngay lập tức thông qua ứng dụng, Công ty đã quyết định tập trung đẩy mạnh phát triển các ứng dụng di động để hỗ trợ tối ưu cho khách hàng.
Tuy nhiên, các công ty tài chính cũng nhận thấy sự xuất hiện cùng lúc của nhiều ứng dụng riêng biệt khiến khách hàng bối rối và họ cần một ứng dụng tập trung giải quyết tất cả nhu cầu tài chính.
Theo đó, cú hích mạnh mẽ trong lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số của FE Credit nhằm mục đích mang đến giải pháp phục vụ khách hàng thông minh, nhanh chóng, qua ứng dụng di động.
Bước đầu tiên trong lộ trình phát triển siêu ứng dụng này là cho phép người dùng truy cập vào tất cả các ứng dụng hiện có của FE Credit thông qua một ứng dụng duy nhất, chính là ứng dụng di động FE Credit.
Là ứng dụng, ngàn tiện ích cho phép người dùng truy cập thông tin khoản vay và thẻ tín dụng của họ bất cứ lúc nào.
Bằng cách tải ứng dụng về thiết bị di động, khách hàng không còn phải gọi điện thoại đến tổng đài chăm sóc khách hàng, mà vẫn có thể tự giải quyết các vấn đề của mình một cách nhanh chóng chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại.
“Chúng tôi mong muốn mang đến cho khách hàng nhiều hơn những gì dịch vụ ngân hàng có thể cung cấp và tạo ra cổng kết nối dịch vụ tài chính thông qua FE Credit. Với ứng dụng FE Credit, chúng tôi sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu tài chính hàng ngày của tất cả khách hàng mọi lúc, mọi nơi” – ông Basker Rangachari, Giám đốc Tiếp thị FE Credit chia sẻ.
Hay như ứng dụng Home Credit đang ngày càng được ưa chuộng với hơn với 5,4 triệu lượt tải, trung bình có hơn 100.000 khách hàng sử dụng mỗi ngày và nhận được kết quả 70% phản hồi hài lòng, sẵn sàng giới thiệu ứng dụng cho những người xung quanh.
Liên quan tới kế hoạch dài hơi mang nhiều lợi ích cho cộng đồng, ông Hồ Minh Tâm, Tổng giám đốc VietCredit cho biết, đó là chương trình thử nghiệm đăng ký vay trực tuyến (giải pháp Automated Contract Machine – ACM) kết nối trực tiếp với tư vấn viên vừa được VietCredit, Hitachi và Hitachi Asia Việt Nam ký thỏa thuận vào tháng 2 vừa qua.
Được biết, đây là mô hình giao dịch tự động trên các thiết bị điện tử, cho phép khách hàng đăng ký vay tiêu dùng dễ dàng, đơn giản và thuận tiện, đồng thời đảm bảo quyền riêng tư, cũng như bảo mật thông tin nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại.
“ACM giúp khách hàng đăng ký vay và được tư vấn, hướng dẫn trực tuyến thông qua video call trên thiết bị tablet (máy tính bảng). Các thiết bị này sẽ được gắn thử nghiệm trong khuôn viên một số công ty, nhà máy lớn. Nhờ đó, khách hàng và cán bộ, nhân viên làm việc tại các công ty , nhà máy này có thể đăng ký vay tiêu dùng, mà không cần đến các điểm giới thiệu dịch vụ của VietCredit để gặp trực tiếp tư vấn viên. Ở một khía cạnh nào đó thì ACM có lợi thế/giá trị giúp khách hàng yên tâm giao dịch hơn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang trở thành nỗi lo lớn nhất hiện nay”, ông Tâm nói.
“Các công ty tài chính cần làm chủ công nghệ và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số mới có thể gia tăng được hiệu quả”, ông Kalidas Chose, Tổng giám đốc FE Credit nhấn mạnh.
Kỷ niệm 3 năm niêm yết, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tung nhiều chương trình ưu đãi
Nhân dịp kỷ niệm 3 năm niêm yết cổ phiếu Bản Việt (VCSC, mã chứng khoán VCI) và thể hiện sự tri ân đến quý khách hàng, Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt giảm phí giao dịch mã cổ phiếu VCI trên sàn là 0,05%/ giá trị giao dịch. Chương trình áp dụng từ ngày 18/5/2020 đến 01/08/2020.
Sau 3 năm niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), VCSC là công ty chứng khoán có tỷ suất sinh lời tốt nhất trong các công ty chứng khoán niêm yết.
Sau 12 năm hình thành và phát triển, VCSC tự hào là công ty cung cấp dịch vụ Ngân hàng đầu tư số 1 Việt Nam, là 1 trong 3 công ty môi giới chứng khoán lớn nhất tính theo thị phần tại HOSE với 9,7% thị phần (tính đến quý I/2020).
Tính đến hết quý I/2020, VCSC có vốn chủ sỡ hữu đạt 3.612 tỷ đồng và tổng tài sản đạt 7.160 tỷ đồng. Về hoạt động kinh doanh, trong quý I, VCSC đạt lợi nhuận trước thuế 89,7 tỷ đồng và thu nhập cơ bản trên cổ phiếu đạt 722 đồng. Doanh thu đạt 382 tỷ đồng trong quý I/2020, cao hơn 2,8% so với quý I/2019 và thấp hơn 9,9% so với quý IV/2019.
Chia sẻ về chương trình, bà Châu Thiên Trúc Quỳnh - Giám đốc điều hành Khối Môi giới trong nước cho biết: "Đây là chương trình đầu tiên trong chuỗi hoạt động chúc mừng Chứng khoán Bản Việt sau 3 năm niêm yết. Chuỗi hoạt động nhằm tri ân khách hàng, nhà đầu tư đã, đang và sẽ đồng hành cùng Chứng khoán Bản Việt trong quá trình phát triển. Chúng tôi mong rằng khách hàng, nhà đầu tư sẽ hài lòng với chuỗi hoạt động lần này".
Tiếp theo chương trình này, dự kiến ngày 01/06/2020, Chứng khoán Bản Việt sẽ tiếp tục cho ra mắt thêm 1 chương trình khác với nhiều ưu đãi hơn dành cho khách hàng, nhà đầu tư.
Trước đó, cũng trong ngày 18/05/2020, Chứng khoán Bản Việt đã được UBCK chấp thuận phát hành 4 chứng quyền bảo đảm (CW) bao gồm: MWG (tỷ lệ 5:1, giá thực hiện 110.000 đồng/CP), TCB (1:1, giá 25.000 đồng/CP), MBB (1:1, giá 20.000 đồng/CP), PNJ (5:1, giá 75.000 đồng/CP). Tất cả các CW này được phát hành với khối lượng 1,5 triệu CW, giá 2.000 đồng/CW.
Để được hỗ trợ thêm về thông tin chương trình và tư vấn các sản phẩm/dịch vụ đầu tư khác, nhà đầu tư vui lòng liên hệ các phòng Môi giới - Chi nhánh VCSC tại TP.HCM và Hà Nội hoặc gọi số: ( 84) 28 3914 3588 để được tư vấn thêm.
Dịch vụ Mobile Money sắp được cấp phép, triển khai trên toàn quốc Theo thông tin mới đây của Bộ TT&TT và Ngân hàng Nhà nước, các doanh nghiệp viễn thông sẽ sớm được cấp phép dịch vụ Mobile Money, dự kiến trong tháng 6 tới đây. Theo thông tin mới đây tại cuộc họp của Bộ Thông tin và Truyền Thông, Mobile Money mặc dù đã chậm so với dự kiến nhưng sẽ cố gắng...