Tăng sức chống đỡ rủi ro từ doanh nghiệp
TS. Vũ Bằng, Cố vấn cao cấp cho HQT Viện Thành viên HQT Việt Nam (VIOD), nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) chia sẻ, môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế ngày càng đứng trước nhiều thách thức phức tạp, khó lường.
ể chống đỡ rủi ro này, Chính phủ đề ra nhiều giải pháp, nhưng chống đỡ quan trọng nhất chính là từ việc củng cố nội lực tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo ông Bằng, nền kinh tế đang đứng trước những diễn biến lớn đến từ bên ngoài. Chẳng hạn, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 12 tới, tác động tới tỷ giá, lãi suất và khả năng dịch chuyển dòng vốn.
Thời gian vừa qua, dòng vốn đã rút khỏi các nước mới nổi, quay trở lại Mỹ và gia tăng khá mạnh tại Nhật. Trong 7 nước ASEAN, dòng vốn nước ngoài rút ra gián tiếp vào khoảng 37 tỷ USD. Cùng với đó, TTCK Trung Quốc có biến động rất lớn, chỉ số mất giá 21%.
“Chúng ta chứng kiến cuộc khủng hoảng châu Á trước đây không phải do nền kinh tế các quốc gia suy yếu, mà do các trung tâm tài chính vào chu kỳ hút hay đẩy vốn. Khi họ hút vốn, dòng vốn dịch chuyển, tác động rất mạnh đến kinh tế vĩ mô, ngoại tệ, tỷ giá và sự ổn định của nhiều nền kinh tế”, ông Bằng nói.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung không chỉ là vấn đề thương mại, mà còn là vấn đề về tiền tệ, kinh tế, công nghệ, quân sự…, trong đó trọng tâm là tự do hàng hải. ây là vấn đề rất dai dẳng, tác động đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Video đang HOT
Trong cuộc chiến này, Trung Quốc đã và đang thay đổi chính sách đối ứng. Trước đây, họ muốn tái cân bằng tài chính bằng cách giảm thiểu đầu tư trong nước, đưa vốn ra nước ngoài và thắt chặt dần các chính sách tiền tệ và tài chính.
Nay Trung Quốc nghiêng về các chính sách kích thích kinh tế phát triển, giảm bớt luồng vốn ra nước ngoài và khuyến khích các nước thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu bằng nhân dân tệ để tách dần khỏi USD. Với cuộc chiến này, Việt Nam chịu sức ép từ cả 2 bên. Vậy nền kinh tế, doanh nghiệp phải ứng phó như thế nào để vượt qua thách thức, thu hút được vốn, mà vẫn đảm bảo được việc xuất khẩu và thương mại được tốt hơn?
Cùng với những giải pháp từ Chính phủ, TS. Vũ Bằng cho rằng, nỗ lực tự chống đỡ từ doanh nghiệp là quan trọng nhất. Doanh nghiệp phải củng cố chính mình từ bên trong, mà cụ thể là cần tổ chức tốt hơn công tác quản trị doanh nghiệp, bắt đầu từ nhận thức, hiểu thông lệ tiên tiến và thực hiện sự thay đổi để vượt qua những lợi ích của riêng mình, hướng tới quản trị trên sự minh bạch và phục vụ đa số lợi ích chung của doanh nghiệp.
Tháng 11, trong khi UBCK, Bộ Tài chính tiếp tục mở rộng tương tác, lấy ý kiến các thành viên thị trường về dự án Luật Chứng khoán, trong đó có nhiều quy định mới nhằm giảm thiểu khả năng doanh nghiệp bán giấy lấy tiền, thao túng, lũng đoạn giá, thì ở một nỗ lực cụ thể khác, các chuyên gia của VIOD đang hợp sức đưa ý niệm, cụ thể là doanh nghiệp nên lập ủy ban kiểm toán để kiểm soát từ bên trong.
Với vị trí là cơ quan trực thuộc HQT, ủy ban kiểm toán có vị thế và khả năng kết nối hiệu quả hơn (so với Ban Kiểm soát) với các bên liên quan trong doanh nghiệp, sẽ đảm bảo sự chuẩn mực, chính xác và minh bạch trong bức tranh tài chính doanh nghiệp. ây chính là nền tảng của niềm tin thị trường, giữ dòng tiền ở lại lâu bền hơn.
Nỗ lực làm mới nền tảng pháp lý, chia sẻ tri thức về quản trị công ty đang được thực thi trên TTCK Việt Nam với mong muốn thị trường, doanh nghiệp vượt qua rủi ro khách quan và tìm ra cơ hội trong khó khăn để trụ vững.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Blog chứng khoán: Tích lũy chưa xong
Hôm nay tưởng như thị trường phải bùng nổ, tiền vào nhiều ngàn tỷ. Có đủ các lý do để giải thích nếu điều đó xảy ra. Kết cục lại không phải vậy.
Thị trường ngày 8/11/2018:
Thị trường đã không như mong đợi hôm nay, diễn biến yếu dần do tiền không vào. Một thông điệp rất rõ ràng là các dòng tiền lớn sẽ không làm điều mà đa số nhà đầu tư lướt sóng mong đợi: Kéo giá lên cho họ hưởng lợi.
Hôm nay bối cảnh cơ bản là thuận lợi cho một nhịp tăng mạnh diễn ra. Tuy nhiên tình hình lại rất khác. Chỉ vài phút bồng bột ban đầu do các dòng tiền nhỏ nóng ruột nhảy vào mua sớm. Dòng tiền lớn nằm im và thanh khoản thấp thảm hại. Giá đa số không giảm vì lực bán cũng yếu, nhưng giá lại trượt dần do thiếu lực đỡ đủ bền.
Dòng tiền là điều quyết định thị trường lúc này. Có thể thấy hôm nay người không mua phải có cái đầu rất lạnh. Mọi yếu tố đều ủng hộ cửa tăng nhưng tiền vẫn không vào nhiều. Lo sợ nhỡ chuyến tàu là yếu tố thúc đẩy rất mạnh. Những người nóng ruột nhất luôn là những người sợ giá chạy mất. Vấn đề là dòng tiền lớn không nghĩ như vậy, ai muốn đua giá cứ việc đua, nhưng tiền nhỏ nên mua vèo cái là hết, giá lại từ từ tụt xuống.
Nhìn từ góc độ rui ro phía trước thì không thấy trở ngại nào lớn. Bối cảnh hiện tại đã khác so với cách đây vài ngày. Khả năng cao hơn là quá trình tích lũy vẫn chưa xong và thời điểm chưa tới. Đợt tích lũy tạo đáy tháng 7 dường như quá vội vàng nên nhịp tăng cũng ngắn. Lần này thời gian tích lũy chắc chắn sẽ kéo dài hơn, biên dao động lớn hơn. Đó cũng là điều tốt cho nhịp tăng mới nếu thật sự sẽ diễn ra.
Thị trường vẫn đang trong những phiên điều chỉnh kỹ thuật như dự kiến. Chỉ là hôm qua Mỹ tăng ác quá nên hôm nay khó mà giảm được. Tuy nhiên việc tiền từ chối tham gia phiên này cho thấy khả năng phải điều chỉnh kỹ thuật càng tăng lên. Vốn nội thuần đã "teo" lại còn 2,5k tỷ mà thôi.
Quá trình vận động tích lũy cho một xu hướng tăng bền vững càng kéo dài càng tốt. Các tay chơi lớn cần thời gian để tích lũy cổ phiếu chứ không phải mua một lần. Nếu giả định rằng dòng tiền thông minh tránh được những cú sụt đau đớn vừa rồi thì tức là dòng tiền này vẫn chưa mua xong, chỉ cần nhìn vào thanh khoản là thấy.
Giá thường trồi sụt trong quá trình tích lũy, hình thành vùng dao động và trong quá trình này, các nhà đầu tư lướt sóng nhanh nhẹn bu vào rất đông. Ai cũng muốn kiếm ăn trên công sức của người khác, mua rồi ngồi chờ người khác kéo giá lên để chốt lời. Vì vậy nếu diễn biến thị trường không dễ dàng như ý cũng là lẽ thường.
Giao dịch:
Cơ hội tăng hôm nay là cao nên chiến lược chính là Long. Tuy nhiên kỷ luật không giao dịch trước 9h30 đã tránh được rủi ro. Thị trường có tăng nhưng tiền vào rất cạn nên chuyển sang canh Short. Suốt cả buổi sáng Vn30 lẫn phái sinh lình bình trượt ngang yếu dần và không có setup nào đạt tiêu chuẩn. Duy nhất đợt hồi retest cản 905 của VN30, Short 903, stoploss tại đỉnh 904.5 hoặc VN30 vượt 905.xx. Cover hơi sớm ở 897.8.
Theo vneconomy.vn
Buộc các ngân hàng cập nhật xử lý nợ xấu từng năm Để đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu theo đúng lộ trình, NHNN vừa có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại phải cập nhật chi tiết xử lý nợ xấu cho từng năm. Ảnh minh họa. Ngày 7/11/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản 8425 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân...