Tăng phí sân bay: “Giá” độc quyền tự nhiên của ACV?
Việc thu hút xã hội hóa đầu tư cảng hàng không có nhiều lợi ích như giải được bài toán vốn đầu tư và quan trọng hơn là xóa vị thế độc quyền của ACV. Nhưng đáng tiếc chủ trương xã hội hóa này mới chỉ ở trên giấy.
Đó là quan điểm thẳng thắn của TS Vũ Đình Ánh – chuyên gia kinh tế khi được biết TCty cảng hàng không Việt Nam (ACV) vừa đề xuất lên Bộ Giao thông vận tải được tăng phí dịch vụ tại các sân bay nội địa.
Hiện tại ACV là một trong những doanh nghiệp lớn nhất trong ngành giao thông, đang độc quyền quản lý toàn bộ 22 cảng hàng không trên khắp cả nước.
Vị thế độc quyền
Theo ACV, về mặt chi phí đầu tư cảng hàng không quốc tế và nội địa chỉ chênh lệch nhau 20 – 30%, về cơ cấu, số lượt cất hạ cánh và sản lượng hành khách nội địa chiếm 2/3 tổng sản lượng phục vụ. Nhưng theo Quyết định 1992/2014/BTC của Bộ Tài chính, mức giá dịch vụ cất hạ cánh với đường bay nội địa thấp hơn 2,5 lần đường bay quốc tế, mức phí phục vụ hành khách cũng thấp hơn từ 2,5 đến 8 lần tùy theo từng sân bay, mức phí soi chiếu an ninh cũng thấp hơn 6 lần.
Video đang HOT
Đây là lý do ACV đề xuất Bộ GTVT phê duyệt lộ trình điều chỉnh khung giá thu với hành khách đi tuyến nội địa hiện nay theo hướng thu hẹp khoảng cách giữa nội địa và quốc tế xuống từ 2 – 4 lần trong vòng 5 năm tới.
Thậm chí, ACV còn đề nghị Bộ GTVT xem xét, chấp thuận việc DN này là “đơn vị được ưu tiên trong việc lựa chọn giao đất để cung cấp các dịch vụ trong hoạt động khai thác tại các cảng hàng không. Trừ trường hợp ACV không kinh doanh, mới giao cho đơn vị khác để đảm bảo thu hồi vốn đầu tư”.
Ông Ánh phân tích, hiện nhu cầu vốn để tái đầu tư hạ tầng sân bay rất lớn (22.200 tỷ đồng trong 3 năm 2016 – 2018), trong khi ngân sách chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ, thì những yêu cầu mà ACV đề ra như tăng phí, cơ quan quản lý khó lòng không đáp ứng. Nhưng, mấu chốt vẫn là ACV đang được hưởng nhờ vai trò nắm vị thế độc quyền khai thác phần lớn dịch vụ quan trọng tại tất cả các sân bay trong cả nước hiện nay.
Vì… chưa có cơ chế
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật khẳng định, chủ trương xã hội hóa đầu tư cảng hàng không là rất đúng, nhưng khi triển khai thực hiện còn rất nhiều vướng mắc về luật đầu tư công, an ninh quốc phòng trong quản lý, khai thác các sân bay… Nhiều doanh nghiệp lớn trong nước đã ngỏ ý được tham gia đầu tư tại các sân bay tiềm năng nhưng tới nay, vẫn chưa có một cơ chế, chính sách cụ thể nào về vấn đề nhượng quyền khai thác cảng.
Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, việc xã hội hóa hoạt động quản lý, khai thác cảng hàng không ở Việt Nam mà thực chất là tư nhân hoá, cổ phần hóa không phải là câu chuyện mới. Đây là việc rất cần thiết để bổ sung nguồn lực và chia sẻ rủi ro, tăng hiệu quả hoạt động bởi sở hữu tư nhân thường hiệu quả hơn sở hữu nhà nước.
Tuy nhiên, cái khéo của chính sách phải là tạo ra được áp lực cạnh tranh phù hợp. Khi đó, doanh nghiệp có năng lực sẽ vươn lên được, dần dần tạo ra nền tảng phát triển bền vững, còn trái lại sẽ phải chấp nhận bị đào thải. Theo Thứ trưởng Phạm Quý Tiêu, hiện Bộ GTVT đang chuẩn bị cơ sở pháp lý để tiến hành nhượng quyền các cảng hàng không như Nhà ga T1, sảnh E, sân bay Phú Quốc. Sau khi hoàn thiện cơ sở pháp lý, Bộ GTVT sẽ có phương án cụ thể cho từng dự án nhượng quyền.
Việc định giá các cảng hàng không sẽ do Bộ Tài chính chủ trì, Bộ GTVT sẽ cùng định giá và sẽ công khai sau khi các vấn đề pháp lý được giải quyết.
Theo Diên đan doanh nghiêp
Ấn Độ sắp hoàn thành thiết kế tàu sân bay "khủng nhất" lịch sử của mình
Năm 2016, Ấn Độ sẽ hoàn thành phương án thiết kế tàu sân bay nội địa thứ 2. Đây là tàu sân bay lớn nhất trong lịch sử của hải quân nước này.
Hàng không mẫu hạm của Ấn Độ, INS Vikrant, được ra mắt hôm 12-8-2013
Theo nguồn tin từ hải quân Ấn Độ, lượng giãn nước của con tàu sân bay nội địa thứ 2 này vào khoảng 65.000 tấn, có thể trang bị được hơn 50 chiếc máy bay; lớn hơn rất nhiều so với tàu sân bay INS Viraat (R22) đang phục vụ với lượng giãn nước 28.500 tấn và tàu "Vikrant" với lượng giãn nước 40.000 tấn, hiện đang đóng tại nhà máy đóng tàu Cochin.
Ngày 20-1, một quan chức cao cấp Hải quân Ấn Độ cho biết, công tác nghiên cứu tiền khả thi về tàu sân bay nội địa thứ 2 của Ấn Độ đã được triển khai, mất khoảng 8-10 tháng nữa sẽ đưa ra phương án thiết kế cuối cùng. Đây là lần đầu tiên Ấn Độ đóng tàu sân bay cỡ lớn như vậy, trong đó liên quan đến nhiều hạng mục nghiên cứu công nghệ mới, cho nên nước này sẽ phải nhờ đến một số công ty thiết kế tàu sân bay và có kiến thức chuyên nghiệp về đóng tàu của nước ngoài tư vấn giúp.
Vị quan chức này cho biết, có 5 quốc gia đáp ứng được yêu cầu về tư vấn thiết kế đó là: Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Ý. Mục tiêu của hải quân nước này là tỷ lệ nội địa hóa về đóng con tàu sân bay này phải đạt 80%.
Những nhân tố quan trọng nhất trong đóng tàu sân bay gồm: Số lượng máy bay trang bị trên tàu, phương thức cất, hạ cánh và thiết bị phóng máy bay. Đây là những nhân tố quyết định đến to, nhỏ và lượng giãn nước của một tàu sân bay.
Được biết, tàu sân bay "Vikrant" đã bước vào giai đoạn cuối cùng, dự kiến sẽ chạy thử trên biển vào tháng 9-2017 và nó sẽ được bàn giao vào tháng 12-2018 để triển khai bay thử máy bay trên tàu.
Theo_An ninh thủ đô
MiG muốn bán thêm tiêm kích hạm MiG-29K cho Ấn Độ Tổng công ty chế tạo máy bay MiG khẳng định hoàn toàn có đủ khả năng cung cấp thêm tiêm kích hạm MiG-29K cho Hải quân Ấn Độ. Tổng công ty chế tạo máy bay MiG khẳng định hoàn toàn có đủ khả năng cung cấp thêm tiêm kích hạm MiG-29K cho Hải quân Ấn Độ. Hãng thông tấn Sputnik dẫn lời Anastasia...