Tăng phí qua cầu biểu tượng của TP HCM từ năm 2015
Từ đầu năm sau, mức phí các loại ôtô qua cầu Phú Mỹ sẽ tăng cao nhất 1,5 lần so với hiện nay, riêng xe tải trên 10 tấn và container không tăng.
Ngày 30/12, HĐND TP HCM đã nhất trí thông qua tờ trình của UBND thành phố về tăng mức phí qua cầu Phú Mỹ (nối quận 2 và quận 7) từ ngày 9/1/2015 với mức tăng từ 1,16 đến 1,5 lần mức phí hiện nay, tùy theo loại xe.
Theo Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Hữu Tín, việc tăng phí là thực hiện theo quy định tại thông tư 159 năm 2013 (bắt đầu thực hiện từ 1/1/2014) của Bộ Tài chính. Cụ thể, mức phí với xe dưới 12 chỗ ngồi, xe tải dưới 2 tấn và các loại xe khách công cộng là 15.000 đồng/lượt (tăng 1,5 lần); xe 12-30 chỗ ngồi, xe có tải trọng từ 2 đến dưới 4 tấn là 20.000 đồng/lượt (tăng 1,35 lần); xe từ 31 ghế trở lên, xe tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn là 25.000 đồng lượt (tăng 1,16 lần); riêng xe tải trên 10 tấn và xe chở hàng bằng container không tăng.
Từ ngày 9/1/2015, mức thu phí qua cầu Phú Mỹ sẽ tăng tối đa 1,5 lần so với hiện nay . Ảnh: Hữu Công.
Dự án cầu Phú Mỹ được UBND TP HCM ký hợp đồng giao Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ (PMC) xây dựng theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) vào năm 2005 và khởi công năm 2007. Tại thời điểm ký kết, tổng số vốn của dự án là hơn 1.806 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của PMC là 30% (khoảng 542 tỷ) còn 70% là vốn đi vay (1.264 tỷ). Chủ đầu tư đã vay của Ngân hàng SG 93 triệu USD, gồm 60 triệu USD vay tín dụng xuất khẩu với lãi suất 5,61%/năm, 33 triệu USD vay tín dụng thương mại với lãi suất 7,2%/năm… Khoản vay này, chủ đầu tư đã được Chính phủ bảo lãnh bằng quyết định ngày 23/11/2006.
Trong quá trình thi công, UBND TP đã yêu cầu bổ sung thiết kế kỹ thuật cầu, tăng hệ số chống ảnh hưởng của sóng thần và dư chấn động đất. Vì vậy, PMC đề xuất điều chỉnh vốn lên 2.176 tỷ đồng, chưa kể lãi vay ngân hàng nước ngoài trong thời gian thực hiện đầu tư dự án. Để thẩm định tổng số vốn đầu tư của dự án cầu Phú Mỹ, UBND TP đã giao một cơ quan kiểm toán độc lập làm việc, giữa năm 2013 đơn vị này xác định mức đầu tư xây dựng cầu Phú Mỹ là 3.250 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sau hơn 2 năm thi công, tháng 9/2009, cầu Phú Mỹ đưa vào sử dụng và được xem là cây cầu biểu tượng của TP HCM. Tại thời điểm này, nó là cầu dây văng có quy mô lớn nhất nước với chiều dài hơn 2 km, tĩnh không thông thuyền 45 m. Tuy nhiên, từ ngày khánh thành dự án bắt đầu phát sinh nhiều vướng mắc và kéo dài cho đến nay. Chủ đầu tư từng “dọa” trả cầu Phú Mỹ cho UBND TP với lý do tiền thu phí giao thông 5 năm đầu qua cầu Phú Mỹ (2010 – 2015) không đủ trả lãi và nợ vay các ngân hàng.
Sau đó, Chủ tịch UBND TP HCM đã chỉ đạo, nếu chủ đầu tư không có khả năng thanh toán nợ thì lựa chọn đơn vị có năng lực tài chính tiếp nhận dự án này và phải xử lý dứt điểm các vấn đề liên quan đến công trình này.
Hữu Công
Theo VNE
Từ TPHCM đi Vũng Tàu: Chỉ còn mất nửa thời gian
Ngày 20/12 tới, 2 nhánh đường dẫn tại khu vực nút giao Vành đai II - Dự án đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây được thông xe. Khi đó, các phương tiện đi quãng đường 95km từ TPHCM tới Vũng Tàu chỉ còn mất 1 giờ 20 phút.
Từ TPHCM đi Vũng Tàu chỉ mất khoảng 1 giờ 20 phút
Thông tin từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết, sẽ thông xe kỹ thuật đưa vào khai thác 2 nhánh C2 và B1 thuộc gói thầu số 9 tại khu vực nút giao Vành Đai II (phường Phú Hữu, quận 9) vào ngày 20/12.
Gói thầu số 9 được khởi công vào tháng 4/2013 do nhà thầu thi công là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (CIENCO 4) với giá trị hợp đồng là 2.434 tỷ đồng. Gói thầu xây dựng đường và nút giao giữa đường cao tốc và Vành Đai II đã hoàn thành với khối lượng các hạng mục thi công lớn trong điều kiện địa chất, thủy văn phức tạp bao gồm tổng cộng 8 nhánh ra/vào, với tổng chiều dài 12km. Việc đưa vào khai thác 2 nhánh C2 và B1 vào ngày 20/12, gói thầu số 9 đã vượt tiến độ 5 tháng.
Sơ đồ hướng dẫn xe lưu thông vào đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây
Hướng đi lên đường cao tốc, các phương tiện lưu thông trên đường Vành đai II (hướng từ đường liên phường đi Nguyễn Duy Trình) khi qua ngã tư giao lộ giữa đường Vành Đai II và Nguyễn Duy Trinh có thể rẽ phải vào nhánh C2 (đường màu xanh dương) để lên đường cao tốc đi Long Thành (quốc lộ 51).
Các phương tiện đang lưu thông trên đường Nguyễn Duy Trinh (hướng từ quận 2 sang quận 9) khi đến ngã tư giao lộ đường Vành Đai II và Nguyễn Duy Trinh có thể rẽ phải vào đường Vành Đai II, gặp nhánh C2 (đường màu xanh dương) thì rẽ phải để lên đường cao tốc đi Long Thành.
Các phương tiện lưu thông trên đường Vành Đai II (hướng từ cầu Phú Mỹ đi Nguyễn Duy Trinh) khi qua ngã tư giao lộ giữa đường Vành Đai II và Nguyễn Duy Trinh có thể rẽ phải vào nhánh A2 (đường màu xanh lá) để lên đường cao tốc đi Long Thành.
Các phương tiện lưu thông trên đường Nguyễn Duy Trinh (hướng từ quận 9 sang quận 2) khi đến ngã tư giao lộ giữa đường Vành đai II và Nguyễn Duy Trinh có thể rẽ phải và đường Vành Đai II, gặp nhánh A2 (đường màu xanh lá) thì rẽ phải để lên đường cao tốc để đi Long Thành.
Hướng xuống đường cao tốc, các phương tiện đang lưu thông trên đường cao tốc (hướng Long Thành về TPHCM) khi tới nút giao Vành Đai II có thể rẽ trái vào nhánh B1(đường màu vàng) để xuống đường Vành Đai II để đi về cầu Phú Mỹ hoặc các khu vực lân cận.
Các phương tiện đang lưu thông trên đường cao tốc (hướng Long Thành về TPHCM) khi tới nút giao Vành Đai II có thể rẽ phải vào nhánh B2 (đường màu đỏ) để xuống đường Vành Đai II để đi vào hướng ngã tư Bình Thái hoặc các khu vực lân cận.
Từ TPHCM đi Vũng Tàu hiện nay dài khoảng 120km, thời gian lưu thông mất hơn 2,5 giờ. Khi thông xe đoạn tuyến cao tốc sẽ rút ngắn khoảng cách xuống còn khoảng 95km với thời gian lưu thông chỉ còn khoảng 1 giờ 20 phút và không bị ùn tắc.
Đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây đi qua địa phận TPHCM và Đồng Nai. Tổng chiều dài toàn tuyến là 55km được chia làm 2 thành phần: đoạn từ Vành Đai II đến quốc lộ 51 (thuộc thành phần II) dai 20km đã được thông xe và đưa vào khai thác tạm từ tháng 1/2014, góp phần rút ngắn thời gian đi Đồng Nai, Vũng Tàu, giảm ách tắc giao thông và tai nạn giao thông cho cửa ngõ TPHCM, quốc lộ 20 và quốc lộ 1A.
Sau gần 1 năm đưa vào khai thác (trong thời điểm khai thác đến 1/9/2014 mới chỉ khai thác với 3 loại xe và kể từ 2/9 cho phép khai thác 5 loại xe) đoạn tuyến đã đảm bảo phục vụ tốt cho hơn 4,5 triệu lượt phương tiện lưu thông an toàn và thông suốt.
Quốc Anh
Theo Dantri
Tử tù Hồ Duy Trúc: "Em đừng bỏ rơi con, tội lắm" Trước khi chia tay người vợ không hôn thú, tử tù Hồ Duy Trúc dặn: "Em cố gắng nuôi con nên người, nếu không nổi hay muốn đi bước nữa hãy giao thằng bé cho ông bà nội chăm sóc..". Cuộc "đoàn tụ" ở nơi không mong đợi Trong số những tử tù mà tôi từng có dịp tiếp xúc, Hồ Duy Trúc...