Tăng nặng xử phạt người đi xe gắn máy vi phạm để răn đe
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt.
Trong đó, Bộ GTVT đề xuất bổ sung tăng nặng nhiều mức phạt đối với các hành vi vi phạm để răn đe.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 100/CP/2019 đề xuất tăng nặng nhiều mức phạt liên quan đến người điều khiển xe máy, nhất là không có giấy phép lái xe (GPLX), bảo hiểm trách nhiệm dân sự…
Nghị định 100/CP hiện nay chỉ quy định một mức xử phạt hành vi người điều khiển mô tô, xe máy không có GPLX hoặc GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, bị tẩy xóa hoặc không hợp lệ, với mức xử phạt từ 800.000 – 1,2 triệu đồng, dự thảo sửa đổi Nghị định 100/CP dự kiến tăng lên 1 – 2 triệu đồng.
Video đang HOT
Tăng nặng xử phạt người đi xe gắn máy vi phạm để răn đe. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Bên cạnh đó, mức phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng được đề xuất áp dụng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
Đáng chú ý, người đi xe gắn máy trên 175 cm3, xe mô tô ba bánh mà không có GPLX hoặc GPLX không hợp lệ hiện bị phạt 3 – 4 triệu đồng, dự kiến tăng 4 – 5 triệu đồng. Người đi xe máy không biển số, biển không rõ chữ số, che biển số, dán thêm làm thay đổi chữ hoặc màu sắc của chữ số sẽ bị phạt 1 – 2 triệu đồng, tăng gấp 10 lần hiện nay.
Dự thảo Nghị định cũng tăng mức phạt từ 400.000 – 600.000 đồng lên 500.000 – 700.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
Bên cạnh đó, người điều khiển mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm hiện nay bị phạt 200.000 – 300.000 đồng, dự thảo Nghị định sửa đổi đề xuất tăng lên 400.000 – 600.000 đồng.
Theo Bà Hoàng Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế – Thanh tra (Tổng cục Đường bộ Việt Nam – Bộ GTVT), việc tăng mức xử phạt đối với các hành vi không có GPLX hoặc sử dụng GPLX hết hạn, nhằm ngăn chặn tình trạng người vi phạm không xuất trình GPLX, chấp nhận nộp phạt thay vì phải tước GPLX. Thực tế hiện nay, một số hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao, thời gian tước quyền sử dụng GPLX dài, nên nhiều trường hợp vi phạm cố tình không xuất trình GPLX, khai báo mất để trốn tránh việc bị tước GPLX…
Đề nghị rà soát mã QR hàng chục xe luồng xanh, có mã hiệu lực tới... 2031
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa đề nghị Tổng cục Đường bộ tiếp tục thu hồi giấy nhận diện có mã QR (luồng xanh), xử phạt nghiêm đối với xe thực hiện không đúng quy định.
Các xe luồng xanh hoạt động đúng quy định sẽ được tạo điều kiện qua các chốt kiểm soát - Ảnh: CHÂU TUẤN
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, trước đó, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM đã có 2 văn bản đề nghị rà soát và thu hồi mã QR code (luồng xanh) đối với các xe vi phạm quy định.
Theo PC08, khi tuần tra, lực lượng cảnh sát giao thông phát hiện các trường hợp xe có mã QR lợi dụng việc được tạo điều kiện lưu thông qua các chốt kiểm soát (ít bị kiểm tra) đã vận chuyển không đúng các mặt hàng thiết yếu, lộ trình đã được quy định.
Khi TP.HCM tăng cường giãn cách xã hội kể từ ngày 16-9, lực lượng tuần tra đã phát hiện nhiều xe ôtô cá nhân (5 - 7 chỗ ngồi) được cấp mã QR. Những xe này đăng ký là "xe chuyên dùng", trên hệ thống thông tin có lộ trình, thời gian hiệu lực không đúng quy định, không có phiếu xét nghiệm COVID-19 âm tính... Có xe biển kiểm soát 62E- 000... phiếu xét nghiệm COVID-19 hết hạn, ngày đăng ký QR từ 7-9-2021 và có hiệu lực đến 18-12-2031.
Do đó, phòng đề nghị các đơn vị liên quan rà soát, chấn chỉnh quy trình cấp giấy nhận diện có mã QR cho xe vận tải, tránh tình trạng xe cá nhân khai báo không đúng để nhận mã QR.
Qua rà soát danh sách xe vi phạm mà PC08 cung cấp, Sở Giao thông vận tải TP cho biết có 13 xe đã được thu hồi hiệu lực của giấy nhận diện có mã QR. Tra cứu các xe vi phạm còn lại, trên hệ thống luồng xanh (vantai.drvn.gov.vn) của Tổng cục Đường bộ Việt Nam ghi nhận có thông tin 40 xe, 36 xe không tra cứu được thông tin...
Do đó, sở đề nghị Tổng cục Đường bộ rà soát và thu hồi hiệu lực của giấy nhận diện đã cấp, không tiếp nhận hồ sơ đăng ký xin cấp lại giấy nhận diện của các xe này trên hệ thống luồng xanh trong thời gian tới.
Góp ý thêm về hệ thống luồng xanh (vantai.drvn.gov.vn), sở đề nghị Tổng cục Đường bộ chuẩn hóa việc nhập dữ liệu đầu vào, bảo đảm cơ sở dữ liệu được đồng nhất, đặc biệt lưu ý đối với dữ liệu về biển kiểm soát. Việc này để thuận tiện trong quá trình tra cứu thông tin của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.
Sở cũng đề nghị cập nhật hình thức giám sát chặt chẽ hoạt động của các xe thông qua thiết bị giám sát hành trình GPS nhằm theo dõi, kịp thời phát hiện các xe đi không đúng lộ trình đăng ký, có hướng dẫn cụ thể để thực hiện chức năng thu hồi giấy nhận diện các xe vi phạm quy định.
Tình trạng xe quá tải tái bùng phát tại nhiều địa phương Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐBVN-Bộ GTVT), lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, xe chở hàng quá tải bùng phát, ngang nhiên hoạt động trên nhiều tuyến đường địa phương. Chỉ trong 2 tháng 7-8, lực lượng chức năng đã sử dụng cân xách tay kiểm tra hơn hơn 22.300 phương tiện, phát hiện trên 2.800 xe...