Tăng mạnh tỷ lệ mắc căn bệnh “thời đại số”, ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng
Chỉ trong 1 năm, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến căn bệnh này.
Tại tọa đàm trực tuyến “ Rối loạn giấc ngủ – căn bệnh thời 4.0″, do báo Tiền Phong tổ chức ngày 20/12, các chuyên gia cho biết, trong thời đại công nghệ số, sự tiện nghi và kết nối không ngừng phát triển. Tuy nhiên, chúng ta lại đối mặt với những nguy cơ mới đến từ chính những tiện ích này.
Căn bệnh ngày càng phổ biến trong “thời đại số”
Rối loạn giấc ngủ trước đây là vấn đề tưởng chừng chỉ xảy ra ở nhóm người lớn tuổi hay có bệnh lý nền, nhưng nay đã trở thành căn bệnh phổ biến, đặc biệt ở nhóm người trẻ và trung niên. Theo thống kê từ Bộ Y tế, giai đoạn 2020-2023, tỷ lệ người mắc rối loạn giấc ngủ tăng đáng kể, ở mức 20% ở người trưởng thành.
Riêng tại TPHCM, chỉ trong năm 2023, các cơ sở y tế lớn như Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận hơn 15.000 ca điều trị liên quan đến các rối loạn giấc ngủ, tăng 35% so với năm 2020.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ ngày càng phổ biến (Ảnh minh họa: BV).
Xu hướng gia tăng này báo hiệu sự cần thiết của việc nhận diện và xử lý vấn đề từ sớm để tránh các hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng.
Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Trần Thiên Quân, khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM chia sẻ, một trong những nguyên nhân hàng đầu của rối loạn giấc ngủ là sự lạm dụng công nghệ, đặc biệt là điện thoại di động.
Ánh sáng xanh phát ra từ màn hình của điện thoại, máy tính bảng và máy tính xách tay đã được chứng minh là làm rối loạn nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể, gây khó ngủ và làm giảm chất lượng giấc ngủ sâu.
Video đang HOT
Ngoài ánh sáng xanh, thói quen sử dụng điện thoại trước khi ngủ còn kích thích não bộ, khiến cơ thể rơi vào trạng thái cảnh giác cao độ. Kết quả là nhiều người không thể thư giãn để bước vào giấc ngủ tự nhiên.
Một nghiên cứu gần đây tại Việt Nam chỉ ra rằng, 68% người trưởng thành thừa nhận thường xuyên sử dụng điện thoại trong vòng một giờ trước khi đi ngủ, và con số này ở nhóm thanh thiếu niên lên đến 85%.
Kế đến, thời đại công nghệ mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đi kèm áp lực. Nhịp độ làm việc liên tục, kết nối 24/7 qua email và ứng dụng nhắn tin khiến ranh giới giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi trở nên mờ nhạt.
Việc thường xuyên sử dụng điện thoại cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ (Ảnh: Hoàng Lê).
Tình trạng stress và căng thẳng kéo dài làm gia tăng cortisol trong cơ thể, một hormone được biết đến là yếu tố gây gián đoạn giấc ngủ.
Bên cạnh đó, việc làm việc khuya để hoàn thành công việc hoặc học tập cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Một khảo sát năm 2022 của Đại học Y Dược TPHCM cho thấy, hơn 40% sinh viên đại học ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm do học tập hoặc lướt mạng xã hội.
5 biện pháp để giải quyết rối loạn giấc ngủ
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Tự Quốc Tuấn chia sẻ, rối loạn giấc ngủ có thể gây những tác động dài hạn và các hậu quả không thể xem nhẹ.
Rối loạn giấc ngủ không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường và suy giảm trí nhớ. Việc mất ngủ kéo dài làm giảm khả năng miễn dịch, dễ dẫn đến các bệnh lý mãn tính và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.
Đặc biệt, nhóm người trẻ tuổi mắc rối loạn giấc ngủ có nguy cơ cao hơn về giảm năng suất làm việc, thiếu tập trung và dễ mắc các rối loạn tâm lý như lo âu hoặc trầm cảm.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ (Ảnh: TP).
Để giải quyết vấn đề này, các chuyên gia khuyến cáo người dân thực hiện 5 biện pháp chính.
Thứ nhất, hạn chế sử dụng điện thoại và thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Nên dừng mọi hoạt động với màn hình ít nhất 30 phút trước giờ ngủ.
Thứ hai, tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, theo đó ngủ tối thiểu 7-8 tiếng mỗi đêm với người trưởng thành.
Thứ ba, duy trì một không gian ngủ thoải mái, yên tĩnh và không bị gián đoạn bởi ánh sáng hoặc tiếng ồn.
Thứ tư, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu rối loạn giấc ngủ và điều trị kịp thời.
Thứ năm, có chế độ dinh dưỡng, giải trí lành mạnh cùng kết hợp với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, giúp ngủ ngon.
Bệnh nhân sởi tăng cao, tỉnh Bình Dương 'thúc' tiêm nhanh vaccine
Những tháng cuối năm 2024, tình hình bệnh nhân mắc sởi trên địa bàn tỉnh Bình Dương phức tạp khi gia tăng số ca mắc, 1 ca tử vong.
Ngành y tế cùng các địa phương đang triển khai nhiều biện pháp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh sởi trong cộng đồng.
Trong năm 2023, Khoa Nhi, BVĐK tỉnh Bình Dương không tiếp nhận bệnh nhi điều trị do bệnh sởi. Thế nhưng, từ khoảng đầu tháng 10 đến nay, trung bình mỗi ngày, khoa điều trị cho 10-15 trường hợp mắc sởi, chủ yếu bệnh nhi dưới 10 tuổi. Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đầy đủ.
Tỉnh Bình Dương yêu cầu các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccien phòng bệnh sởi.
Con trai của anh V.H.D ở TP Thuận An, tỉnh Bình Dương 11 tuổi, đã tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh sởi. Vì thế, khi con có dấu hiệu như sốt cao, ho, đỏ mắt...ngày càng nặng, anh D. đưa con vào BVĐK tỉnh Bình Dương khám và được xác định mắc sởi, cháu được chỉ định nhập viện điều trị. Sau 3 ngày điều trị tại Khoa Nhi, sức khỏe của con anh D. đã tốt hơn, giảm ho và bớt đỏ mắt, hết sốt. "Hồi nhỏ, con hay ốm đau nên chỉ cho tiêm 1 mũi vaccine phòng bệnh sởi. Vào bệnh viện mới biết có nhiều bệnh nhân cùng mắc sởi, tôi khá lo lắng cho cháu", anh D. nói.
Dù sởi không phải là bệnh mới, nhưng nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây các biến chứng, đe dọa sức khỏe của trẻ em, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Theo lãnh đạo Khoa Nhi, BVĐK tỉnh Bình Dương cho biết, trẻ nhỏ dễ bị lây nhiễm bệnh sởi do hệ miễn dịch còn yếu, nhất là những trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh. Những trẻ có cơ địa suy dinh dưỡng, bệnh lý nền mắc bệnh sởi sẽ có nhiều khả năng gặp các biến chứng viêm phổi, tiêu chảy, viêm não, viêm màng não. Khi trẻ có triệu chứng sốt và phát ban, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, không tự ý điều trị tại nhà bởi bệnh sởi diễn tiến nặng nhanh, nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trước tình hình bệnh sởi diễn biến phức tạp, ngành y tế tỉnh Bình Dương phối hợp với ngành GD-ĐT, đã tăng cường rà soát các đối tượng chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine phòng bệnh sởi để mời ra trạm y tế tiêm bù, tiêm vét; đồng thời tuyên truyền, vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng đủ liều, đúng lịch. Cơ sở khám, chữa bệnh y tế tư nhân phải gửi thông tin các ca bệnh truyền nhiễm cho ngành Y tế..Ngành GD-ĐT chỉ đạo các trường học phải kịp thời phát hiện các ca bệnh và báo cho trạm y tế địa phương. Việc làm này giúp ngành y tế kịp thời giám sát, điều tra dịch tễ và xử lý ổ dịch, ngăn ngừa bệnh lây lan ra cộng đồng.
UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị 16/CT-UBND về tăng cường công tác tiêm vaccine và phòng, chống sởi trên địa bàn. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp các sở liên quan tiếp tục tăng cường và triển khai công tác tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn tỉnh năm 2024, phấn đấu triển khai đạt ít nhất 95% trẻ thuộc nhóm đối tượng tiêm chủng, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ban, ngành và UBND các huyện, thành phố huy động nhân lực hỗ trợ các hoạt động truyền thông, tổ chức triển khai tiêm vắc xin tại các điểm tiêm khu phố, ấp.
Đồng thời theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thường xuyên đánh giá nguy cơ dịch bệnh, chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan, bùng phát.
Tiếp tục triển khai tổ chức tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi cho các nhóm đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhất là tại các địa bàn có nguy cơ bùng phát bệnh sởi hoặc nơi có tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh sởi thấp, không được bỏ sót các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ vaccine sởi.
Song song đó, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, các trường học phối hợp với ngành Y tế triển khai tiêm vắc xin Sởi - Rubella (MR).
Cứ ba người lớn sẽ có một người bị zona Theo nhiều bác sĩ, cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona. Đặc biệt, người trên 50 tuổi, mắc bệnh mạn tính có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn người thường.(KTSG Online) - Theo nhiều bác sĩ, cứ 3 người lớn sẽ có 1 người bị zona. Đặc biệt, người trên 50 tuổi, mắc bệnh mạn tính có nguy cơ...