Tăng mạnh giao dịch thương mại điện tử
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện từ (TMĐT) Việt Nam (VECOM) đưa ra trong Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam năm 2018 đã có dấu hiệu tăng mạnh. Nhiều doanh nghiệp cho biết tốc độ tăng trưởng năm 2018 sẽ duy trì ở mức tương tự.
Giao dịch TMĐT đã tăng mạnh trong năm 2018 (Ảnh TL)
Kết quả khảo sát năm 2018 của Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao cho thấy, số người tiêu dùng chọn mua online đã tăng gấp ba lần (2,7%) so với năm 2017 (0,9%). Ngoài ra, kết quả khảo sát còn ghi nhận, tất cả các sản phẩm tiêu dùng ít nhiều đều được người tiêu dùng mua online.
Hà Nội liên tục là địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số TMĐT. Doanh thu năm 2017 từ TMĐT trên địa bàn thành phố ước đạt 36 nghìn tỷ đồng, chiếm 7% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (tăng 2% so với năm 2016). Cho đến nay, trên địa bàn TP. Hà Nội có 7.726 website/ứng dụng TMĐT của tổ chức, cá nhân đã đăng ký hoạt động.
Video đang HOT
Theo Sở Công thương Hà Nội, kết quả khảo sát 1.000 doanh nghiệp mới đây trên địa bàn cho thấy có 61% đã áp dụng các hình thức kinh doanh trên nền tảng mạng xã hội vì nhận thấy đây là cách làm hiệu quả, tiện lợi, dễ ghi nhận phản hồi của khách hàng với mức chi phí thấp. 37% số doanh nghiệp cho biết doanh thu từ TMĐT chiếm khoảng 30% tổng doanh thu; 16% số doanh nghiệp có 50% tổng số doanh thu là từ TMĐT.
Phương Nguyên
Theo congluan.vn
Indonesia sẽ thắt chặt kiểm soát với kinh doanh online trốn thuế
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của những cửa hàng online bán đủ thứ từ tủ lạnh tới smartphone mà không công khai thu nhập tại Indonesia khiến cho chính phủ nước này phải ra tay chấn chỉnh.
(Nguồn: Internet)
Kế hoạch của chính phủ Indonesia là yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến phải sở hữu mã số định danh thuế bắt đầu từ năm nay, với nỗ lực thúc đẩy doanh thu và cải thiện tuân thủ pháp luật trong ngàng thương mại điện tử đang lên. PT Tokopedia và PT Bukalapak.com là hai trong số các sàn TMĐT sẽ phải đề nghị người bán có mã số định danh, có tên NPWP, trong điều kiện được tham gia trên các nền tảng của họ. Hai công ty này sẽ phải báo cáo hàng tháng về số lượng giao dịch thương mại đã diễn ra cho cơ quan chức trách.
Ttheo Robert Pakpahan, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bộ tài chính Indonesia, "Chúng tôi muốn cải thiện việc thực thi nghĩa vụ thuế, nhưng không muốn gây ra bất an cho các doanh nghiệp startup. Thay vì họ phải đi thu thập thuế, các thương nhân hoạt động với họ sẽ phải tự tính toán phần nợ thuế của mình".
Tổng thống Joko Widodo đang tăng cường các nỗ lực để đẩy doanh thu thuế, phần nào trong số đó sẽ được đầu tư vào nhiều dự án cơ sở hạ tầng khi nền kinh tế đang vật lộn với tình trạng kinh doanh hỗn loạn, thiếu kiểm soát cả về mặt hàng lẫn thu nhập của người bán.
Ước tính doanh số TMĐT ở Indonesia sẽ tăng trưởng từ mức 8 tỷ USD năm 2017 lên con số 65 tỷ USD trong năm 2022, theo thông tin từ McKinsey Co. Vào tháng 6/2018, công ty Bukalapak đã báo cáo tỷ lệ người bán tham gia sàn đã tăng 60% hàng năm, với hàng trăm cửa hàng nhỏ lẻ đăng ký mỗi ngày.
Từ tháng 7/2018, chính phủ đã hạ thuế thu nhập cuối cho doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ xuống còn 0,5%, và cho phép giai đoạn chuyển đổi kéo dài tới 7 năm trước khi áp mức thuế bình thường. Các nhà chức trách cũng sử dụng thông tin từ ngân hàng để tìm kiếm những đối tượng trốn thuế lớn. Tuân theo mô hình Thông tin chia sẻ tự động (AEOI) được thông qua và có hiệu lực từ tháng 8/2017, các ngân hàng nội địa phải chia sẻ thông tin khoản tiền gửi từ 1 tỷ rupiah (tương đương 66.000 USD) trở lên với đơn vị thuế.
Tổng cục trưởng Pakpahan cho biết: "Nếu khoản tiền gửi đủ lớn, các dữ liệu về tài khoản ngân hàng sẽ được chuyển về qua AEOI và nguồn gốc của nó sẽ được tìm hiểu. Đây là lý do tại sao việc quản lý dữ liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng". Ít nhất 3.000 tỷ rupiah đã được đưa vào dự toán đến 2025 để phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho cải thiện quản lý dữ liệu của chính phủ.
Indonesia cũng bắt đầu chia sẻ thông tin về tài khoản thuế và tài chính với các đối tác AEOI như Singapore và Thụy Sĩ từ đầu tháng 10/2018. Kế hoạch quốc gia là tăng tỷ lệ thuế trên GDP từ 11,6% năm 2018 lên 13% năm 2020, với kỳ vọng thu được 95% trong con số mục tiêu 1.424 tỷ rupiah đề ra cho năm nay.
A.M (Theo SCMP)
Ông lớn bán lẻ Central Group mua lại cổ phần của Grab ở Thái Grab đang đàm phán bán cổ phần cho nhà bán lẻ lớn nhất Thái Lan - tập đoàn Central Group. Theo đánh giá, thương vụ giúp Grab và Central Group tận dụng tốt thế mạnh của nhau. Nguồn tin từ Reuters cho biết hãng gọi xe công nghệ Grab có trụ sở tại Singapore đang đàm phán nhượng cổ phần cho ông lớn...