Tăng lượng truy cập website TMĐT và đẩy mạnh doanh thu chỉ với một thao tác
Tốc độ tải trang có nhiều tác động đến khách hàng hơn bao giờ hết, do vậy người dùng luôn mong đợi được trải nghiệm một website không độ trễ, đặc biệt với các website TMĐT.
Các trang web lớn bao gồm Amazon đã tiến hành các nghiên cứu cho thấy người dùng luôn mong đợi được trải nghiệm một website với tốc độ tải trang nhanh chóng. Thực tế, thời gian tải trang chậm có thể dẫn đến sự tụt giảm doanh thu nghiêm trọng, cứ 100ms trễ trong thời gian tải trang sẽ gây bốc hơi 1% doanh thu. Các nghiên cứu khác của part.io cũng đưa ra kết luận tương tự, cụ thể, với trường hợp của website thương mại điện tử (TMĐT) hàng đầu về sắc đẹp Adore Beauty cho thấy rõ rệt việc tăng tốc độ tải trang giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 16,5%, khiến doanh thu cải thiện đáng kể.
Là chủ sở hữu của một website TMĐT, mong muốn xây dựng một thương hiệu mạnh và tối đa lượng khách hàng trung thành, tốc độ tải trang phải là mối quan tâm hàng đầu của bạn.
Tốc độ trang càng chậm – tỷ lệ rời bỏ khi mua hàng càng tăng
Theo nghiên cứu của section.io, với người dùng có thời gian tải trang trung bình 2 giây, tỷ lệ rời bỏ khá thấp – chỉ 9,61%. Tỉ lệ rời bỏ này tăng nhẹ lên lên 13% đối với những người dùng có thời gian tải trang trung bình 3 giây. Đối với thời gian tải trang trong khoảng từ 3 đến 4 giây, tỉ lệ rời bỏ tăng đáng kể ở mức 17,1% và vọt lên 22.2% với khoảng thời gian từ 4 – 5 giây. Đối với những người dùng trải qua thời gian tải trang trung bình là 7 giây, tỷ lệ rời bỏ kỉ lục là 32,3%.
Tốc độ trang càng chậm – số lượng trang được xem trên website (number of Pages Viewed) càng thấp
Video đang HOT
Thực tế và rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: thời gian tải trang chậm hơn dẫn đến ít khách truy cập hơn. Vậy tốc độ trang ảnh hưởng đến số lượng trang mà một người dùng truy cập ra sao? Những trang có thời gian tải trung bình 2 giây, người dùng sẽ xem trung bình 8,9 trang, trong khi những trang có thời gian tải trung bình 7 giây, số lượng trang được xem chỉ là 3,7. Tổng số lượng trang được xem liên tục giảm khi tốc độ tải trang giảm, trung bình cứ 2 giây tải chậm sẽ dẫn đến giảm 3 trang được xem trên mỗi phiên tại website.
Tất cả những yếu tố này đều có tác động trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp
Tốc độ tải trang ảnh hưởng sâu sắc đến số lượng trang được xem mỗi phiên và tỷ lệ khách hàng rời bỏ – hai yếu tố vô cùng quan trọng có tác động trực tiếp đến tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.
Các trang được xem (Pages viewed) cho chúng ta thấy được những khách truy cập đang tham gia vào website và đang ở lại đó thông qua một số lần tải trang. Đối với các website TMĐT, nhiều trang được xem hơn đồng nghĩa với kích thước giỏ hàng sẽ lớn hơn với các sản phẩm khách hàng bỏ vào giỏ khi shopping trực tuyến tại trang web.
Tỷ lệ rời bỏ là tỷ lệ khách truy cập vào website và rời đi sau khi chỉ xem một trang và nó chịu ảnh hưởng bởi tốc độ tải trang, do đó thời gian tải của trang đầu tiên là vô cùng quan trọng. Nếu đó là lần đầu tiên khách hàng ghé thăm website, họ sẽ cần thu thập tất cả tài nguyên của website từ web server hoặc cache server. Thời gian để tải những byte dữ liệu đầu tiên quá lâu sẽ khiến khách truy cập rời khỏi website của bạn trước khi nó kịp hiển thị. Vậy là doanh nghiệp không còn cơ hội nào để bán hàng nữa, những nỗ lực trau chuốt về hình ảnh, thông tin, video, đánh giá của sản phẩm cũng không còn ý nghĩa. Nỗ lực của toàn bộ nhân sự trong một thời gian dài trở nên vô nghĩa với lý do: Khách hàng đã rời bỏ website trước khi kịp nhìn thấy sản phẩm chỉ vì website tải chậm!
Để khắc phục tình trạng chậm chạp của website TMĐT sao cho tốn ít thời gian và công sức nhất trong giai đoạn nước rút này, điều bạn cần thực hiện ngay đó là tích hợp dịch vụ BizFly CDN. Mạng phân phối nội dung (CDN) hoạt động bằng cách phục vụ các trang tùy thuộc vào vị trí của người dùng, người dùng được truy cập nhanh hơn đến một máy chủ gần khu vực địa lý của mình có nghĩa là người dùng sẽ tải trang web nhanh hơn. Chỉ với 5 phút cài đặt và hoàn thiện hệ thống, bạn đã sở hữu dịch vụ CDN hàng đầu tối ưu dành riêng cho các website TMĐT tại Việt Nam.
Hiện tại, dịch vụ BizFly CDN của VCCorp đang tung ra chương trình khuyến mãi khủng đồng hành với doanh nghiệp Việt cùng chào đón Tết Nguyên Đán 2019, chỉ cần đăng ký sử dụng là bạn sẽ được tặng ngay 100GB dung lượng miễn phí và dùng vô thời hạn!
Dành cho các độc giả tham khảo thêm thông tin về giải pháp BizFly CDN – dịch vụ hỗ trợ tăng tốc, tối ưu và bảo vệ website tại Việt Nam tại:
Website: https://cloud.bizfly.vn/cdn/
Hotline: (024) 7302.8888 – (028) 7302.8888
Theo Tri Thuc Tre
Nhân viên facebook bị bắt quả tang... đánh giá 5 sao sản phẩm của công ty trên amazon
Những đánh giá "thiếu trung thực" này sẽ bị gỡ bỏ.
Vào tháng 10 năm ngoái, Facebook đã âm thầm cho ra mắt Portal - một thiết bị hỗ trợ liên lạc và gọi video cá nhân, đồng thời cũng là một chiếc loa thông minh - với mức giá từ 199$. Đây là thiết bị đầu tiên được sản xuất và bán ra dưới chính bàn tay của Facebook. Tuy nhiên với mức giá khá cao, cộng thêm việc thiết bị này thu thập dữ liệu người dùng để hỗ trợ cho việc chạy quảng cáo của công ty, Portal gặp khá nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường. Có lẽ vì doanh số của thiết bị này không được như Facebook mong đợi, nên họ đã cố tình yêu cầu các nhân viên của mình tăng xếp hạng một cách giả tạo thiết bị này trên Amazon.
Người đầu tiên phát hiện ra điều này là chuyên gia công nghệ của tờ New York Time - Kevin Roose. Ông đã nhận thấy các đánh giá xuất sắc hay những lời bình luận "có cánh" cho Portal được viết ra bởi những khách hàng có tên trùng hợp một cách "ngẫu nhiên" với tên của các nhân viên làm việc tại Facebook. Theo Roose, nếu nghi ngờ của ông là thật, thì những gì mà nhân viên Facebook đang thực hiện đã vi phạm nghiêm trọng những điều khoản và điều kiện của Amazon dành cho người bán.
Những nghi ngờ của vị chuyên gia này là hoàn toàn chính xác khi Andrew "Boz" Bosworrth, đứng đầu mảng nghiên cứu thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường của Facebook, đã tweet họ không hề muốn các nhân viên tự đánh giá sản phẩm mà Facebook bán trên Amazon. "Chúng tôi sẽ yêu cầu họ gỡ xuống", ông nói.
Trong khi đó, Facebook từ chối trả lời những câu hỏi liên quan của tờ Business Insider. Về phía Amazon, họ vẫn chưa có một hành động nào để xử lý việc này.
Theo vnreview
Microsoft không còn xem Cortana là đối thủ của Alexa và Google Assistant Microsoft sẽ thay đổi cách tiếp cận khác cho Cortana khi thấy rằng trợ lý ảo này đã thất bại trước Google Assistant và Amazon Alexa. Tại một sự kiện cho giới truyền thông quy tụ nhiều phóng viên diễn ra cách đây ít lâu, CEO Satya Nadella cho biết Microsoft sẽ không xem Cortana là đối thủ cạnh tranh với Alexa hay...