Tăng lương cán bộ, công chức, người lao động từ 2016
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa ban hành quyết định phân công triển khai nghiên cứu và thực hiện chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, trong năm 2015.
Về chính sách tiền lương đối với lao động trong doanh nghiệp, Phó thủ tướng giao Bộ LĐ – TB&XH trong quý 3.2015, nghiên cứu, rà soát lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh và sớm đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Lương tối thiểu tại vùng 1 (gồm các quận và một số huyện của Hà Nội, TP HCM, một số quận, huyện thuộc Hải Phòng; Thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; một số huyện, thành phố thuộc tỉnh Đồng Nai, Bình Dương) hiện ở mức 3,1 triệu đồng/tháng. Ảnh minh họa
Trong quý 3.2015, Bộ LĐ- TB&XH và các bộ liên quan trình Chính phủ ban hành các văn bản như: Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động trong các doanh nghiệp áp dụng cho năm 2016.
Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 50 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương, tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Về chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Phó Thủ tướng giao trong năm 2015, Bộ Nội vụ sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu Đề án cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để trình Trung ương khi cân đối được nguồn lực.
Bộ Nội vụ nghiên cứu xây dựng bảng lương chuẩn trên cơ sở mức lương tính đủ theo nhu cầu tối thiểu đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghiên cứu điều chỉnh mức lương cơ sở trên kết quả tạo nguồn của Bộ Tài chính.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, giáo dục và đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ, thông tin truyền thông và báo chí, văn hóa, thể thao và du lịch, dạy nghề sẽ được các Bộ, cơ quan liên quan trình Chính phủ trong năm 2015.
Trước đó, ngày 9.3.2015, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ năm 2015 của Ban, tập trung vào nhiệm vụ cải cách chính sách tiền lương.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhìn nhận, cải cách tiền lương vẫn còn hạn chế, lương cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của cuộc sống. Cải cách đơn vị sự nghiệp còn chậm, từ đó tạo nguồn cải cách tiền lương chưa có đột phá.
Theo báo cáo tại cuộc họp, hiện mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện từ giữa năm 2013 là 1,150 triệu đồng/tháng.
Mức này mới chỉ đạt 44,2% so với mức lương tối thiểu bình quân của 4 vùng của khu vực doanh nghiệp (2,6 triệu đồng/tháng). Tính ra mới đạt 35,6% so với mức chi cho nhu cầu tối thiểu (3,23 triệu đồng/tháng).
Theo đó, thực hiện lộ trình tăng lương cơ bản ở các khu vực, từ ngày 1.1.2016 Chính phủ sẽ phải điều chỉnh mức lương này. Mức lương tối thiểu vùng đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội, khả năng chi trả của doanh nghiệp và đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì mức lương mới phải bù được trượt giá và có cải thiện từng bước, phù hợp với tăng trưởng kinh tế.
Theo_Dân việt
2015 có thêm tiền chi lương, xây cao tốc, thưởng vượt thu
Biểu quyết về phương án sử dụng nguồn tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2014 chiều 11/5, UB Thường vụ Quốc hội đồng ý dành 10.000 tỷ đồng chi tiền lương; 1.700 tỷ đồng chống hạn, xây cao tốc; 1.600 tỷ đồng thưởng vượt thu cho 3 địa phương.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng tại phiên họp Thường vụ Quốc hội.
Cụ thể, tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày trước UB Thường vụ Quốc hội đề xuất dành và chuyển nguồn sang năm 2015 về dự toán NSNN năm 2015, để thực hiện chính sách tiền lương 10.000 tỷ đồng; Thưởng vượt dự toán thu phân chia giữa ngân sách Trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) cho 3 địa phương (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh) hơn 1.600 tỷ đồng;
Chính phủ hỗ trợ đầu tư trở lại từ số vượt thu tại các cửa khẩu quốc tế đường bộ cho các địa phương hơn 208 tỷ đồng; Bổ sung kinh phí xử lý nhu cầu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho 2 ngân hàng chính sách trên 6.500 tỷ đồng.
Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính cũng đề xuất bổ sung thu hồi kinh phí NSTW đã ứng chi đảm bảo các nhiệm vụ cấp thiết về quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia: 4.600 tỷ đồng; bổ sung kinh phí mua bù lương thực dự trữ quốc gia đã xuất cấp 1.170 tỷ đồng.
Tán thành với các nội dung này nhưng về khoản 4.100 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng theo cơ chế tài chính đặc thù cho Thủ đô Hà Nội và TP.HCM, đại diện cơ quan thẩm tra tờ trình - Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đề nghị cân nhắc lại.
Ông Hiển cho biết, đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra cho rằng, điều kiện ngân sách trung ương còn khó khăn, cần dành thêm nguồn lực đáp ứng nhu cầu chi cấp bách và đầu tư xây dựng các dự án giao thông, thủy lợi phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội có tính vùng, miền, khu vực.
Do vậy, chỉ nên bố trí khoảng 3.500 tỷ đồng để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng theo cơ chế tài chính đặc thù cho Thủ đô Hà Nội và TP.HCM, giảm so với phương án Chính phủ trình.
Về khoản hỗ trợ bù giảm thu ngân sách cho các địa phương, ông Hiển cũng cơ bản nhất trí nhưng lưu ý không bù hụt thu đối với Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh do đã được hưởng cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng nêu trên.
Về khoản bổ sung kinh phí thực hiện một số chính sách an sinh xã hội 6.300 tỷ đồng, Thường trực UB Tài chính Ngân sách thấy rằng, khả năng giải ngân từ nay đến cuối năm khó có thể sử dụng hết nguồn kinh phí này, nhất là khoản hỗ trợ chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.
Chủ nhiệm UB Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ rà soát, xem xét kỹ, có thể cân nhắc chỉ bố trí khoảng 5.300 tỷ đồng đối với các nhiệm vụ này, giảm khoảng 1.000 tỷ đồng. Giao Chính phủ phân bổ cụ thể kinh phí thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Sau khi rà soát, cân nhắc điều chỉnh lại các nội dung trên, số kinh phí bố trí giảm so với phương án Chính phủ trình khoảng gần 1.700 tỷ đồng.
Số kinh phí giảm gần 1.700 tỷ đồng này được bố trí bổ sung vốn đối ứng ODA với một số dự án trọng điểm; bố trí tăng vốn đầu tư sớm hoàn thành cho một số dự án thủy lợi cấp bách phục vụ phòng, chống hạn hán nghiêm trọng ở khu vực Nam Trung bộ (như dự án Hồ Tân Mỹ, Ninh Thuận); dự án đầu tư đường 991B kết nối Quốc lộ 51 với hệ thống cảng Cái Mép...
P.Thảo
Theo dantri
Thủ tướng: Lo cho dân, trước hết phải lo về đời sống Sáng 8/5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết, đánh giá 6 năm thưc hiên Nghi quyêt số 30a cua Chinh phu vê Chương trinh hô trơ giam ngheo nhanh va bên vưng đôi vơi các huyên ngheo. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, lãnh đạo một số Bộ, ngành...