Tăng hơn 30% từ đầu tháng 7, Dược Hà Tây (DHT) chốt phương án bán 20% cho đối tác Nhật với giá 70.000 đồng/cp
Dược phẩm Hà Tây (DHT) dự kiến phát hành thêm hơn 5 triệu cổ phần riêng lẻ cho ASKA Pharmaceutical Co., Ltd với mức giá 70.000 đồng/cp. Ước tính, nhà đầu tư Nhật Bản sẽ chi ra gần 370 tỷ đồng để nắm 20% vốn điều lệ của DHT.
CTCP Dược phẩm Hà Tây (DHT) vừa thông qua kế hoạch phát hành hơn 5 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược với mức giá 70.000 đồng/cp, cao hơn 18% thị giá (kết phiên 21/8 DHT dừng tại mức 59.500 đồng/cp). Nhà đầu tư duy nhất tham gia mua là ASKA Pharmaceutical Co., Ltd – một hãng dược lớn có thâm niên 100 năm tuổi tại Nhật Bản.
Mặt khác, DHT cũng sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường ngay cuối tháng 8 này, nhằm thông qua ý kiến cổ đông về phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược và phê duyệt dự án Nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar. Cụ thể, DHT dự kiến phát hành thêm hơn 5 triệu cổ phần riêng lẻ cho ASKA Pharmaceutical Co., Ltd với mức giá 70.000 đồng/cp. Ước tính, nhà đầu tư Nhật Bản sẽ chi ra gần 370 tỷ đồng để nắm 20% vốn điều lệ của DHT.
Vốn huy động từ đợt phát hành này sẽ dùng để tài trợ cho nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar có tổng mức đầu tư khoảng 1.350 tỷ đồng. Nhà máy dự đặt tại khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) với diện tích 4,5 ha.
Theo kế hoạch, nhà máy sẽ sản xuất khoảng 2 tỷ sản phẩm thuốc tân dược, thuốc có chứa hormone và 700 triệu sản phẩm thuốc từ dược liệu mỗi năm. Nhà máy sẽ sản xuất theo tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương, dự kiến hoàn thành và đưa vào xuất kinh doanh vào quý 2/2023.
ASKA chấp nhận chi trả giá cao hơn 18% giá thị trường để nắm 20% vốn DHT.
Không riêng ASKA, một làn sóng thâu tóm ngành dược từ các nhà đầu tư ngoại đã sớm diễn ra
Video đang HOT
“Việc hợp tác thông qua giao dịch này sẽ tạo ra sự hợp lực giữa cấu trúc thương mại của DHT và năng lực cũng như công nghệ sản xuất và phát triển dược phẩm của chúng tôi”, ASKA cho biết trong một tuyên bố mới đây.
Được biết, ASKA là hãng dược sớm ra đời từ năm 1920, chuyên về các sản phẩm cho nội khoa, sản phụ khoa và tiết niệu. Từ tháng 4/2020, công ty thành lập bộ phận kinh doanh quốc tế để bắt đầu đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển thông qua hoạt động ở thị trường nước ngoài. Thông qua đây, ASKA sẽ bước chân vào thị trường Đông Nam Á và xây dựng một nền tảng để mở rộng hoạt động trên thị trường quốc tế.
Thực tế, không riêng ASKA, một đại gia dược Nhật Bản trước đó – Taisho – đã chính thức thâu tóm công ty dược lớn nhất Việt Nam – Dược Hậu Giang (DHG). Hay Abbott – CFR International Spa cũng đã nâng tỷ lệ sở hữu lên 51% cổ phần Domestic (DMC) với tư cách là cổ đông chiến lược. Ngoài ra, tập đoàn Abbott còn mạnh tay mua lại công ty dược phẩm Glomed – một công ty sản xuất dược phẩm tại Việt Nam vào năm 2016…
Đầu năm nay, gây nhiều chú ý còn có thương vụ SK Investment Vina III – đơn vị đầu tư trực thuộc tập đoàn đa ngành Hàn Quốc SK Group – chính thức nhận chuyển nhượng 12,32 triệu cổ phiếu, tương đương 24,9% cổ phần của Dược phẩm Imexpharm (IMP). Phần lớn số cổ phiếu trên được mua lại từ nhóm quỹ Dragon Capital với 11,3 triệu cổ phiếu.
Cần nhấn mạnh, ngành dược phẩm Việt Nam được đáng giá đang là một trong ba nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khá tốt. Theo IMS Health, Việt Nam là một trong 17 nước xếp vào nhóm có mức tăng trưởng ngành dược cao nhất (Pharmerging markets). Nhóm này được xem là động lực tăng trưởng cho ngành dược thế giới, dự kiến sẽ sớm chiếm khoảng 1/3 tổng tiêu thụ toàn cầu thay vì mức 1/4 như ở hiện tại. Dự báo trong các năm tới, mức chi tiêu dược phẩm bình quân đầu người vẫn tiếp tục ở mức cao ở và tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm cũng sẽ tiếp tục duy trì ở con số 14%/năm.
Tiềm năng lớn, tuy nhiên có nhiều rào cản về chính sách khiên nhiều đại gia lựa chọn xâm nhập thông qua các doanh nghiệp sở tại. Điều này cũng được ủng hộ khi với thế mạnh về công nghệ, các hãng dược lớn nước ngoài sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong nước khắc phục được yếu điểm, từ đó phục vụ tốt hơn người tiêu dùng.
Dược phẩm Hà Tây có gì?
Trở lại với DHT, Công ty được thành lập năm 1965, tiền thân là xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, hóa chất nguyên liệu làm thuốc, dược liệu và trang thiết bị y tế.
DHT hoạt động chủ yếu ở thị trường miền bắc với 14 chi nhánh khắp Hà Nội, Công ty còn sở hữu phân xưởng sản xuất, kho thuốc, kho nguyên vật liệu… ngay Hà Nội với diện tích 5.000 m2. Công ty cũng được Bộ Y tế cấp chứng chỉ cho dây chuyền sản xuất thuốc viên nén, viên bao, viên nang cứng…. được chứng nhận đạt chuẩn GMP-WHO, GSP WHO. Công ty còn có dây chuyền sản xuất tân dược, đông dược hiện đại và khép kín với các máy móc thiết bị như dàn máy sản xuất viên nén, máy đóng Capsule tự động…
Năm 2019, DHT đạt doanh thu 2.043 nghìn tỷ đồng Việt Nam (87,7 triệu USD) và lợi nhuận ròng 90 tỷ đồng (3,86 triệu USD). Theo đó, DHT được xếp hạng là công ty dược phẩm lớn thứ hai về doanh thu tại Việt Nam.
Ghi nhận, dù không quá đình đám trên thị trường, nhưng DHT kinh doanh tương đối hiệu quả, xuyên suốt giai đoạn 2010-2019 lợi nhuận ròng liên tục tăng mạnh, tốc độ bình quân đạt đến 24%/năm.
Bước sang nửa đầu năm 2020, DHT ghi nhận doanh thu hơn 915 tỷ đồng và lãi ròng gần 50 tỷ đồng. So với các chỉ tiêu đã đề ra cho năm nay, DHT đã thực hiện được 46% về doanh thu và 59% về lợi nhuận (LNTT).
Xuyên suốt giai đoạn 2010-2019 lợi nhuận ròng liên tục tăng mạnh, tốc độ bình quân đạt đến 24%/năm.
Hãng dược Nhật ASKA hoàn tất mua 24,9% cổ phần Dược phẩm Hà Tây
Công ty dược phẩm ASKA của Nhật Bản vừa công bố thỏa thuận hợp tác chiến lược với công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây (Hataphar, HNX: DHT) thông qua hoàn tất đàm phán mua lại 24,9% cổ phần.
Hãng dược Nhật ASKA hoàn tất mua 24,9% cổ phần Dược phẩm Hà Tây (Hataphar) (Ảnh: DHT)
Công ty dược phẩm ASKA sẽ mua 6.575.421 cổ phiếu của Hataphar và việc mua lại dự kiến sẽ hoàn thành trong 2-3 tháng tới. Ngoài ra, công ty cũng sẽ cử một vài giám đốc sang Việt Nam, một phát ngôn viên của ASKA cho biết.
Hataphar được thành lập năm 1965, tiền thân là xí nghiệp Dược phẩm Hà Tây. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, hóa chất nguyên liệu làm thuốc, dược liệu và trang thiết bị y tế.
Trong năm tài chính 2019, Hataphar đạt doanh thu 2.043 nghìn tỷ đồng Việt Nam (87,7 triệu USD) và lợi nhuận ròng 90 tỷ đồng (3,86 triệu USD). Theo đó, Hataphar được xếp hạng là công ty dược phẩm lớn thứ hai về doanh thu tại Việt Nam.
Về việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho đối tác chiến lược và thông tin về việc lập dự án nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hatapar, ngày 19/08, công ty đã công bố tài liệu về đại hội cổ đông bất thường năm 2020, dự kiến diễn ra ngày 26/8 tới.
Nhưng theo tờ trình, phía ASKA chỉ đăng ký mua 5.281.463 triệu cổ phiếu, tương đương số cổ phiếu Hataphar dự kiến sẽ phát hành thêm, với mức giá dự kiến 70.000 đồng/cổ phiếu (tổng giá trị xấp xỉ 370 tỷ đồng).
Vốn huy động từ đợt phát hành này sẽ dùng để tài trợ cho nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar có tổng mức đầu tư khoảng 1.350 tỷ đồng. Nhà máy này sẽ được xây dựng tại khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) với diện tích 4,5 ha.
Theo kế hoạch, nhà máy sẽ sản xuất khoảng 2 tỷ sản phẩm thuốc tân dược, thuốc có chứa hormone và 700 triệu sản phầm thuốc từ dược liệu mỗi năm. Nhà máy sẽ sản xuất theo tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương, dự kiến hoàn thành và đưa vào xuất kinh doanh vào quý II/2023.
"Việc hợp tác thông qua giao dịch này sẽ tạo ra sự hợp lực giữa cấu trúc thương mại của Hataphar và năng lực cũng như công nghệ sản xuất và phát triển dược phẩm của chúng tôi", ASKA cho biết trong tuyên bố.
ASKA là hãng dược 100 năm tuổi của Nhật, ra đời từ năm 1920, chuyên về các sản phẩm cho nội khoa, sản phụ khoa và tiết niệu. Từ tháng 4/2020, công ty thành lập bộ phận kinh doanh quốc tế để bắt đầu đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển thông qua hoạt động ở thị trường nước ngoài.
Hãng dược Nhật Bản cho biết mục đích của giao dịch này là nhằm thiết lập địa điểm kinh doanh ở Đông Nam Á và xây dựng một nền tảng để mở rộng hoạt động trên thị trường quốc tế.
Vào năm 2018, ASKA đã thành lập một liên doanh tại Ấn Độ với Omnicare Drugs India Pvt. Ltd để sản xuất thuốc, với ASKA nắm giữ 30% cổ phần trong đó và Omnicare sở hữu 70% còn lại. Theo người phát ngôn của ASKA, nhà máy dự kiến bắt đầu hoạt động vào tháng 4 năm nay, nhưng đã bị trì hoãn do đại dịch COVID-19.
Dược Hà Tây (DHT) sẽ phát hành riêng lẻ 5,3 triệu cổ phiếu cho đối tác Nhật giá 70.000 đông/cổ phiếu Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây (DHT - HNX) dự kiến sẽ trình cổ đông chấp thuận thông qua đầu tư dự án "nhà máy sản xuất dược phẩm công nghệ cao Hataphar", tổng vốn đầu tư dự kiến 1.350 tỷ đồng. Để tài trợ nguồn vốn cho dự án, DHT cũng có tờ trình phát hành riêng lẻ gần 5,3...