Tăng hạn mức tín dụng, ngân hàng tiếp tục giảm lãi ‘cứu’ doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đồng ý nới hạn mức tăng trưởng tín dụng 2020 lần thứ 2 cho một số ngân hàng thương mại (NHTM), trong đó mức cao nhất lên tới 30%. Việc nới room (hạn mức) tín dụng vào 2 tuần cuối cùng của năm 2020 được cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc NHNN đánh giá: Tín dụng sẽ phục hồi nhanh cuối năm.
Ngân hàng dồn lực cho vay, hạ lãi suất để kích cầu cuối năm. Ảnh: Trần Nguyên.
Theo đó, hạn mức tín dụng tăng thêm đợt này nhằm phục vụ các nhu cầu vốn của doanh nghiệp để phát triển sản xuất – kinh doanh cuối năm, nhất là khi dịch bệnh COVID-19 trong nước đang được kiểm soát rất tốt. Những dự án chuẩn bị được cho vay của những ngân hàng được nới room tín dụng gần đây đều là những phương án vốn đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên sản xuất kinh doanh hàng thiết yếu.
Không chỉ dồi dào nguồn vốn, mặt bằng lãi suất đang ở mức rất thấp để doanh nghiệp, khách hàng có cơ hội vay vốn cuối năm. Theo Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research), VietcomBank, VietinBank, BIDV và Agribank… đang đồng loạt giảm lãi vay, tung ra gói tín dụng ưu đãi dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) với lãi suất ưu đãi (thấp hơn từ 20 – 50 điểm cơ bản) nhằm đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cuối năm.
Theo đó, mức lãi suất cho vay dao động từ 4,8 – 6,5%/năm với các khoản vay dưới 6 tháng và 5,5 – 7,5%/năm với các khoản vay từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên, lãi suất cho vay mua nhà, ôtô của hầu hết các NHTM chỉ giảm 10 – 20 điểm cơ bản so với cuối quý III/2020, ở mức 7 – 9,5%/năm cho kỳ lãi suất cố định, sau đó điều chỉnh theo lãi suất tiền gửi hoặc lãi suất điều chuyển vốn nội bộ của ngân hàng (quanh mức 10,5 – 11,5%/năm).
Mới đây nhất, Vietcombank tiếp tục giảm tới 1 %/năm lãi suất cho vay VND cho toàn bộ dư nợ vay hiện hữu và cho vay mới của khách hàng doanh nghiệp trong thời gian 3 tháng, từ 15/12/2020 đến hết 15/3/2021. Đối tượng giảm lãi suất không bao gồm các khoản vay đang được áp dụng chính sách ưu đãi lãi suất của Vietcombank. Theo tính toán của Vietcombank, đợt giảm lãi suất lần thứ 5 này tác động đến khoảng 150.000 doanh nghiệp, giảm lãi khoảng 300 tỷ đồng, nâng tổng số tiền hỗ trợ lên khoảng 3.700 tỷ đồng.
BIDV cũng vừa mở rộng quy mô gói vay ngắn hạn “Kết nối – Vươn xa” từ 70.000 tỷ đồng lên 100.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân phục hồi sản xuất kinh doanh sau đại dịch COVID-19 và đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng vào dịp cuối năm. Khách hàng được hưởng lãi suất ưu đãi chỉ từ 5%/năm đối với các khoản vay có kỳ hạn dưới 6 tháng hoặc chỉ từ 5,5%/năm đối với các khoản vay từ 6 tháng đến 12 tháng (giảm 0,5%/năm đối với tất cả các kỳ hạn). Đây là lần thứ 3 liên tiếp BIDV hạ lãi suất cho vay của gói tín dụng này.
Video đang HOT
Lãnh đạo BIDV cho rằng: Việc mở rộng gói vay về cả quy mô lẫn thời gian triển khai hứa hẹn sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để duy trì và tăng cường các hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần đưa nền kinh tế hồi phục trở lại vào dịp cuối năm 2020.
Không chỉ doanh nghiệp muốn nắm bắt cơ hội kinh doanh mà bản thân các NHTM cũng đang chạy đua, cạnh tranh khốc liệt trong tìm kiếm khách hàng tốt. Ông Phạm Quang Thắng – Phó Tổng giám đốc Techcombank nói: “Ngân hàng chỉ thành công khi khách hàng thành công, do đó chúng tôi hỗ trợ tối đa cho khách hàng về lãi suất, phí dịch vụ và giải ngân”.
Cuối tháng 11/2020, VietinBank, Agribank, BIDV lại có thêm một đợt giảm lãi suất cho vay trong năm, bằng cách bung ra những gói vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh và DNVVN với lãi suất ưu đãi xoay quanh 4,5%/năm đối với cho vay ngắn hạn bằng VND. Nếu như Vietcombank có thế mạnh với các nhà bán lẻ hàng hóa như siêu thị, trung tâm thương mại thì VietinBank cũng đầu tư vốn rất mạnh vào các cửa hàng tiện lợi để phục vụ các sản phẩm hàng hóa thiết yếu.
Không chỉ các NHTM Nhà nước, các ngân hàng cổ phần cũng đang giảm mạnh lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh sau dịch. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng đang đẩy mạnh cho vay tiêu dùng mùa cuối năm phục vụ các nhu cầu đời sống của nhân dân. Lãi suất cho vay mua ô tô của Techcombank đầu tuần này đã xuống mức 5,49%/năm trong chu kỳ đầu, mức thấp nhất trên thị trường hiện nay đối với người mua xe mới.
Thời điểm cuối năm, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại sau thời gian ảm đạm vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Song hành với các chủ đầu tư triển khai hàng loạt các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để kích cầu thì nhiều ngân hàng cũng vào cuộc giảm lãi suất.
Phía Techcombank đã tung ra 2 gói ưu đãi lãi suất lớn cho các khoản vay mua nhà (khách hàng cá nhân). Theo đó, Mức lãi suất cho gói cố định 12 tháng đầu tiên cũng chỉ từ 7,59%/năm (giảm so với mức 8,29% của tháng 11); kỳ hạn 24 tháng cũng chỉ ở mức khoảng 8,6%/năm, giúp khách hàng yên tâm mức lãi suất trong vòng tối đa 2 năm kể từ ngày vay vốn không bị biến động, làm ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu và chất lượng cuộc sống.
Hàng loạt ngân hàng khác như Shinhan Bank, TPBank, Hong Leong Bank, HSBC… cũng giảm lãi suất cho vay mua nhà. Cụ thể, Shinhan Bank giảm lãi suất từ 7% xuống 6,6%/năm; TPBank giảm từ 7,5% xuống 6,9%/năm; Hong Leong Bank giảm từ 7,25% xuống còn 6,5%/năm; HSBC giảm từ 7,99% xuống 6,49%/năm.
Với kế hoạch tăng trưởng tín dụng của NHNN dự kiến từ 8-10% trong năm 2020, sẽ có khoảng 150 – 320 nghìn tỷ đồng vốn ngân hàng được bơm ra nền kinh tế vào quý IV/2020. Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, tính đến ngày 17/11, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đạt 8.790.536 tỷ đồng, tăng 7,26% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 là 10,28%).
Nhóm cổ phiếu chứng khoán được dự báo hút dòng tiền trong ngắn và trung hạn
Sự bùng nổ của thị trường chứng khoán trong tháng cuối năm kéo theo dòng tiền đổ vào nhóm cổ phiếu doanh nghiệp chứng khoán ngày càng tăng. Đây là một trong những nhóm cổ phiếu được dự báo được hưởng lợi nhiều trong giai đoạn ngắn và trung hạn.
Một tuần gần đây, thị trường chứng kiến nhiều cổ phiếu chứng khoán đồng loạt tăng khá ấn tượng, trở thành tâm điểm mới của thị trường.
Chốt phiên giao dịch ngày hôm qua 14/12, cổ phiếu SSI của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI đã có phiên tăng trần khá ấn tượng khi tăng 6,8% lên 25.150 đồng/cổ phiếu, cùng khối lượng khớp lệnh hơn 11,8 triệu đơn vị.
Một tháng gần đây, giao dịch của cổ phiếu SSI hầu như được bao phủ bởi sắc xanh và có mức tăng trưởng tới 43%. Khối lượng giao dịch khớp lệnh có phiên ghi nhận kỷ lục lên đến 13,7 triệu đơn vị.
Cổ phiếu VIX của Công ty cổ phần Chứng khoán VIX cũng có phiên tăng điểm ấn tượng trong ngày 14/12, tăng 8% so với phiên trước đó ở mức 21.000 đồng/cổ phiếu. Đây là mức liên tiếp của cổ phiếu này trong 6 ngày giao dịch gần đây, tăng hơn 13% so với một tuần trước đó.
Ví dụ như mã VND của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect tăng gần 19%; mã HCM của Công ty cổ phần Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh tăng 15,3%; mã VIG của Công ty cổ phần Chứng khoán Công nghiệp và Thương mại Việt Nam tăng trên 44%...
Nhiều nhận định cho thấy, năm 2020 là năm "bội thu" của các công ty chứng khoán khi thị trường chứng khoán Việt Nam có sự tăng trưởng ấn tượng so với các thị trường khác trong khu vực và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng trong trung và ngắn hạn.
Số liệu thống kê cho thấy, khối lượng và giá trị giao dịch trên thị trường chứng khoán đã tăng mạnh, gần gấp đôi so với năm ngoái. Điều này kéo theo khoản thu phí môi giới, lãi margin... đổ về các công ty chứng khoán sẽ tăng lên đáng kể trong khoảng thời gian này. Thực tế, kết quả kinh doanh quý III/2020 của nhiều công ty chứng khoán đã ghi nhận tăng trưởng tích cực.
Đơn cử như tại Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt khoảng 1.076 tỷ đồng trong 9 tháng 2020, đã vượt 24% kế hoạch kinh doanh năm 2020. Đây cũng là mức doanh thu 9 tháng cao nhất trong lịch sử hoạt động của công ty này. Công ty cổ phần Chứng khoán Tp.Hồ Chí Minh (HSC) cũng ghi nhận lợi nhuận sau thuế lũy kế 9 tháng tăng 29% so với cùng kỳ 2019, hoàn thành 87% kế hoạch cả năm 2020.
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Trưởng phòng phân tích Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, việc kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 và duy trì yếu tố vĩ mô ổn định khi GDP vẫn tăng trưởng dương là những yếu tố quan trọng giúp chỉ số VN-Index có hiệu suất cao nhất trong khu vực tính từ đầu năm đến nay.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng điểm liên tiếp từ tháng 8 đến tháng 11 và ghi nhận sự hồi phục kinh ngạc từ mức đáy trong năm 2020. So với cuối 2019, VN-Index đã tăng 6% và hơn 50% so với đầu tháng 4/2020 sau khi thị trường tạo đáy.
Ông Nguyễn Thế Minh cho rằng, trong thời gian ngắn và trung hạn, chỉ số VN-Index vẫn đang trong chu kỳ tăng mạnh, có thể hướng đến 1.200 điểm, tương đương với mức đỉnh trong giai đoạn 2007-2008. Do vậy, dư địa tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều.
Các chuyên gia cho rằng, mặc dù trước đó cổ phiếu chứng khoán chịu sự cạnh tranh trong ngành rất lớn, nhất là doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên mức độ rủi ro sẽ giảm dần do dư địa cho thị trường còn rất lớn. Với mức thanh khoản trung bình như hiện nay, tiềm năng tăng trưởng cho các doanh nghiệp chứng khoán được dự báo khá tốt. Đây sẽ là cơ sở để nhóm cổ phiếu chứng khoán hưởng lợi từ đà tăng của thị trường và trở thành nhóm cổ phiếu hút dòng tiền trong thời gian tới.
Đơn vị tiêu biểu của ngành Chứng khoán Với những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế suốt 20 năm qua, Công ty CP Chứng khoán SSI đã trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên trong ngành chứng khoán được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Đây là vinh dự, nhưng cũng là trách nhiệm với đội ngũ SSI trong chặng đường xây...