Tặng Hải quân bằng chứng chủ quyền biển đảo
Trao tặng tư liệu chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa cho Bảo tàng Hải quân (Hải Phòng) hôm nay (5/7), Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn khẳng định các tư liệu quý giá này sẽ có ở tất cả 28 tỉnh, thành biển cả nước.
Hoạt động này tiếp nối 10 cuộc triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” mà Bộ Thông tin – Truyền thông đã tổ chức trong suốt hơn một năm qua, tại Hà Tĩnh, Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Đắk Lắk, Đà Nẵng, Phú Yên, Quảng Ngãi và đặc biệt là tại đảo Trường Sa cùng huyện đảo Lý Sơn.
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn trao tặng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Tương tư liệu lịch sử về chủ quyền biển đảo.
121 tư liệu, bản đồ được trao tặng cho Bảo tàng Hải quân gồm các văn bản do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII-XX, bản đồ do Việt Nam, phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ XVI đến nay, văn bản hành chính thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng hòa, và những hình ảnh về Trường Sa hôm nay.
Các tư liệu này góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa trên Biển Đông, được tổ tiên người Việt bao đời và các nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia từ trước thế kỷ 17, duy trì một cách liên tục, hòa bình và phù hợp luật pháp quốc tế.
Đây cũng chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng sử liệu về chủ quyền biển đảo mà Bộ Thông tin – Truyền thông đã góp công thu thập được trong những năm qua, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết tại buổi trao tặng.
“Các tư liệu đã thu thập và trưng bày là một cách tri ân các chiến sĩ hải quân, những người đã ngã xuống tại quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, đồng thời tri ân đồng bào trong và ngoài nước đã dày công sưu tầm, lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ sau những tư liệu quý giá về hai quần đảo”, ông Trương Minh Tuấn phát biểu.
“Những bằng chứng quan trọng này sẽ nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam luôn biết ơn các thế hệ đồng bào, chiến sĩ đã chịu đựng gian khổ, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc”.
Video đang HOT
Chính phủ cũng đã cho phép tổ chức các cuộc triển lãm này trên cả nước, trước mắt là 28 tỉnh, thành có biển. Cùng với đó là đưa ra nước ngoài, đến với kiều bào ta trước mắt là ở Mỹ và châu Âu.
Theo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, việc này sẽ góp phần nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong và ngoài nước, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa.
Đây cũng là những hoạt động ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 50 ngày truyền thống lực lượng hải quân đánh thắng trận đầu (2-5/8/1964 – 2-5/8/2014) và kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955 – 7/5/2015).
Tiếp nhận những tư liệu này, Thiếu tướng, Chuẩn đô đốc Nguyễn Ngọc Tương, Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân, khẳng định: Những bằng chứng quý giá này sẽ bổ sung thêm cho kho tư liệu của Bảo tàng Hải quân, là các nội dung hết sức quan trọng để Quân chủng Hải quân tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo trong cán bộ chiến sĩ cũng như nhân dân tại các địa bàn đóng quân của Quân chủng.
Một số hình ảnh trao tặng và triển lãm tư liệu chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa tại Bảo tàng Hải quân:
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn trao tặng Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Tương tư liệu lịch sử về chủ quyền biển đảo.
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn tham quan phần trưng bày ngoài trời của cuộc triển lãm.
Cùng với đó là văn bản của các triều đình phong kiến Việt Nam nhiều thời kỳ khẳng định chủ quyền lâu dài của Việt Nam đối với hai quân đảo. C. Hoàng – H.Nhì
Theo Vietnamnet
Vạch rõ Trung Quốc 2 lần dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa
Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên hợp quốc vừa tiếp tục gửi thư lên Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đề nghị lưu hành hai văn bản nêu rõ lập trường của Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Tài liệu cũng nêu rõ Trung Quốc đã sử dụng vũ lực 2 lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi bất hợp pháp và không thể là cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền.
Tàu Trung Quốc (trái) hung hăng đâm tàu Việt Nam trên Hoàng Sa - vùng biển mà mọi chứng cứ lịch sử đều khẳng định thuộc chủ quyền của Việt Nam
Tại văn bản thứ nhất, Việt Nam cho rằng Trung Quốc đang làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông bằng các hành động vi phạm luật pháp quốc tế do hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà tại đó Việt Nam được hưởng các quyền của một quốc gia ven biển theo qui định của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Ngoài ra, để bảo vệ hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan trên, Trung Quốc đã đưa hơn 100 tàu hộ tống, trong đó có tàu quân sự vào vùng biển của Việt Nam. Các tàu Hải cảnh của Trung Quốc liên tục chủ động đâm húc, bắn vòi rồng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam, thậm chí còn đâm chìm một tàu cá của ngư dân Việt Nam.
Văn bản trên cho biết tất cả các nỗ lực và thiện chí của Việt Nam để giải quyết tình hình căng thẳng thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình khác đã liên tục bị Trung Quốc khước từ.
Văn bản thứ hai đề cập tới chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và hoàn toàn bác bỏ cả trên thực tế cũng như pháp lý yêu sách không có cơ sở pháp lý và lịch sử về chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa) nêu trong văn bản của Đại biện Phái đoàn đại diện thường trực nước CHND Trung Hoa gửi Tổng thư ký LHQ ngày 22-5 và 9-6.
Trong văn bản thứ hai này, Bộ Ngoại giao nước ta đã chỉ rõ các tư liệu lịch sử không thống nhất với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa; khẳng định những tài liệu Trung Quốc dẫn chiếu nhằm chứng minh cho cái gọi là "chủ quyền" của họ đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện. Các tài liệu này không chứng tỏ rằng Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo còn là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, các ghi chép lịch sử cho thấy chủ quyền của Trung Quốc chưa bao giờ có quần đảo Hoàng Sa.
Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai các tài liệu lịch sử xác thực cho thấy Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ. Tài liệu cũng nêu rõ Trung Quốc đã sử dụng vũ lực hai lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Cu thê, năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã xâm chiếm nhóm đảo phía Đông của Hoàng Sa va bi chính quyền Việt Nam Cộng hòa phản đối mạnh mẽ. Sau đo, năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công và giành quyền kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi bất hợp pháp và không thể là cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền. Vì vậy, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn được duy trì và không bị thay thế bởi sự chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc. Bị vong lục ngày 12-5-1988 của Trung Quốc - một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là "xâm lược không thể sinh ra chủ quyền" đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Văn bản thứ hai còn khẳng định Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, vạch rõ việc Trung Quốc đã cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975 để củng cố yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Công thư của cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng sự thật lịch sử đó và nghiêm túc đàm phán với Việt Nam về vấn đề quần đảo Hoàng Sa. Như vây, đây là lần thứ tư Việt Nam gửi thư đề nghị Tổng thư ký LHQ lưu hành các tài liệu của Việt Nam khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hai Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Theo An Ninh Thu Đô
Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Trung Quốc phải chấm dứt bắt nạt ở biển Đông Các tranh chấp chủ quyền ở biển Đông phải được giải quyết thông qua biện pháp hòa bình chứ không phải bằng hành vi bắt nạt. Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes Đó là lời kêu gọi được Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes (ảnh) đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc vẫn đang ngoan...