Tăng giá kiểu này thì đừng hỏi tại sao netizen đòi mua lại túi cũ nhé Chanel ơi!
Giữa thời buổi chuyện “cơm áo gạo tiền” đang là vấn đề nhức nhối của cư dân toàn cầu, động thái này của Chanel có khác gì cái tát thẳng vào ví tiền của tín đồ hàng hiệu?
Giữa lúc “con nghiện” chết khát hàng hiệu, Chanel đưa ra chỉ thị mới khiến lắm kẻ “méo mặt” Chanel là thương hiệu duy nhất thực hiện điều này tại Fashion Week năm nay Đừng tự nhận là “con chiên” của Chanel nếu bạn không đoán đúng hết dàn đại sứ nổi tiếng trong bài quiz này!
Khi mà mọi nhu cầu về du lịch, đi nghỉ ngơi, vui chơi… của người tiêu dùng đều bị cản trở bởi đại dịch, một hình thức giải trí xa xỉ khác dần tới thời lên ngôi: mua sắm hàng hiệu.
Giật mình trước ảnh cô gái mặc đồ lót thay cho đồ bơi, ơ nhưng hượm đã!
Nắm bắt được tâm lý này của các “con nghiện” mua sắm, hàng loạt các thương hiệu cao cấp đồng loạt nâng giá sản phẩm lên một cách chóng mặt. Mới đây, thương hiệu thượng cấp Chanel đã ban bố lệnh tăng giá một số mặt hàng túi xách lần thứ 2 trong năm.
Theo đó, một loạt túi xách như Classic Flap, Boy bag, Chanel 19 và Classic WOC đồng loạt tăng giá từ 9% lên tới 15%. Bảng giá cụ thể như sau:
Ở thị trường Mỹ, mẫu Chanel Small Flap Bag có giá hơn 186 triệu đồng (tăng 15%), mẫu Chanel Classic Medium Flap Bag giá hơn 200 triệu đồng (tăng 13%), Chanel Classic Jumbo Flap Bag giá hơn 216 triệu đồng (tăng 12%), Chanel Classic Maxi Flap Bag giá hơn 227 triệu đồng (tăng 9%), Chanel Classic Mini Rectangular Flap Bag giá gần 114 triệu đồng (tăng 14%), Chanel Classic WOC giá hơn 79 triệu đồng (tăng 13%). (LƯU Ý: Bảng giá này chưa bao gồm 10% thuế mua hàng tại Mỹ)
Tại thị trường Âu châu, Chanel Small Flap Bag có giá gần 190 triệu đồng (tăng 14%), Chanel Medium Flap Bag giá hơn 207 triệu đồng (tăng 15%), Chanel Jumbo Flap Bag giá hơn 223 triệu đồng (tăng 15%), Chanel Maxi Flap Bag giá hơn 239 triệu đồng (tăng 15%)
Video đang HOT
Một số mẫu túi Chanel vừa được nâng giá
Trước đó, nhà mốt nước Pháp đã tăng giá của hai dòng túi Chanel Classic Bag và Chanel Boy Bag trong mức từ 12 – 15% vào tháng 7 vừa qua. Động thái này nhận được vô số ý kiến trái ngược từ giới mộ điệu. Có ý kiến cho rằng các mẫu túi mới có chất lượng thua kém hơn hẳn so với túi cũ, thế nên việc chấp nhận mua hàng mới ở thời điểm này chẳng khác nào mất tiền “ngơ”.
Bình luận của netizen
- “Lại tăng giá à?”.
- “Chịu thôi! Tăng giá kiểu này có ma mới mua”.
- “Thôi đi mua hàng second-hand đi chứ hơi đâu mua mới cho khổ”.
- “Chất lượng của túi mới không bằng túi cũ đâu thế nên mua túi cũ vừa rẻ, vừa tốt hơn”.
- “Các bác cho em xin địa chỉ mua túi Chanel cũ uy tín với ạ!”.
Đưa yếu tố văn hóa vào thời trang: Sai một ly đi... vạn dặm
Trong lĩnh vực sáng tạo, đặc biệt là ngành thời trang, ranh giới giữa tôn vinh và chiếm dụng văn hóa rất mong manh.
Ngày 10/10, Bitis ra mắt bộ sưu tập giày Blooming Central nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa miền Trung, giới thiệu đây là bộ sưu tập "được đầu tư sáng tạo, tìm tòi đa dạng vật liệu và tốn nhiều công sức sản xuất".
Rất tiếc, dòng sản phẩm trên nhanh chóng bị phản ứng khi một sinh viên ngành thiết kế kiến trúc của Đại học Monash (Melbourne) phát hiện chất liệu vải gấm trên giày là hàng Trung Quốc bình dân, giá sỉ trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc Taobao chỉ từ 40.000 đồng/mét.
Khủng hoảng
Bộ sưu tập Blooming Central của Bitis được giới thiệu nhằm tôn vinh nét đẹp văn hóa miền Trung nhưng lại cho thấy một sự lai tạp về văn hóa
Khác với những bộ sưu tập trước đó lấy cảm hứng từ đô thị, ở Blooming Central, trong nỗ lực truyền tải câu chuyện văn hóa, việc làm của Bitis cho thấy một sự lai tạp về văn hóa, cách xử lý thiếu chiều sâu. Nói một cách dễ hiểu, đó là sự chắp vá, chạy theo bề nổi, lấy cái đẹp, cái hay chỗ này một chút, chỗ kia một chút rồi gom vào một tổng thể mà không quan tâm đến tính tương đồng, thời kỳ lịch sử hay tính cộng đồng của các yếu tố đó.
Cụ thể, họa tiết mây (nét đặc trưng trong trang phục cung đình thời Nguyễn), thổ cẩm (dấu ấn trang phục của người dân tộc), hoa nở trên đá (thể hiện bản tính kiên cường của người miền Trung), nhang (biểu tượng gắn liền với yếu tố tâm linh của người Kinh) lại được đặt cạnh, pha trộn với nhau. Việc cố gắng gán ghép, tập hợp nhiều yếu tố của nhiều khối văn hóa khó dung hòa tại những thời điểm lịch sử khác nhau và mang những căn tính khác nhau đã tạo nên sự lai tạp hỗn loạn.
Nhà thiết kế có vẻ đã quá tham lam, ôm đồm trong việc "tôn vinh văn hóa Việt", đồng thời phơi bày khả năng sáng tạo kém cũng như sự thiếu hiểu biết về tính đặc trưng văn hóa của vùng. Thay vì tạo ra một phức hợp cắt ghép gây tranh cãi như trên, bộ sưu tập hoàn toàn có thể chọn một chi tiết điểm nhấn và sáng tạo dựa trên nền tảng giữa hiện đại và truyền thống, sản phẩm sẽ dễ được đón nhận hơn.
Đáng nói, Bitis đang đi vào vết xe đổ của rất nhiều thương hiệu lớn trên thế giới, từ bình dân đến cao cấp: "chiếm dụng văn hóa".
Tôn vinh văn hóa được hiểu là đề cao bản sắc văn hóa của một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử hoặc một dân tộc. Với những cộng đồng yếu thế, tôn vinh văn hóa còn gắn liền với sự khơi dậy và phục hồi nền văn hóa đã bị lãng quên hoặc sắp bị mai một; tạo thêm sinh kế cho cộng đồng để họ được hưởng lợi từ thành quả; duy trì, phát triển nền văn hóa bản địa.
Tìm phương thức sáng tạo phù hợp, đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại để yếu tố văn hóa đó tiếp tục duy trì, phát triển cũng là một cách tôn vinh văn hóa. Những trường hợp đưa họa tiết trên tranh dân gian lên các sản phẩm thời trang chính là một dạng tôn vinh văn hóa.
Ranh giới mong manh
Trong lĩnh vực sáng tạo, đặc biệt là ngành thời trang, ranh giới giữa tôn vinh và chiếm dụng văn hóa rất mong manh.
Ba sản phẩm từ ba thương hiệu thời trang quốc tế gồm Zara, Anthropologie và Patowl bị các nghệ nhân Mexico tố về việc chiếm dụng văn hóa
Chiếm dụng văn hóa, nói cho dễ hiểu là lấy văn hóa của một cộng đồng khác, biến thành phương thức giải trí/kinh doanh mà thiếu đi sự thấu hiểu về cội nguồn nền văn hóa đó, dẫn đến sử dụng không đúng bối cảnh, mục đích, tạo nên phản ứng trái chiều hoặc chỉ mang lợi nhuận về cho nhà sản xuất mà bỏ quên cộng đồng bản địa.
Từ lâu, việc chiếm dụng văn hóa đã bị các nhà nghiên cứu, những người làm công tác bảo tồn văn hóa phản ứng, bởi nó cho thấy tính chất thiếu bền vững trong sáng tạo cũng như làm lai tạp văn hóa bản địa.
Victorias Secret là thương hiệu thường xuyên bị tố chiếm dụng văn hóa. Năm 2016, việc người mẫu Adriana Lima, Elsa Hosk và Lais Ribeiro mặc trang phục lót với hình ảnh một con rồng phủ đầy lông, áo bolero giống sườn xám và các núm tua Trung Quốc gây tranh cãi dữ dội.
Zara bị cáo buộc sử dụng họa tiết đặc trưng của cộng đồng Mixteca bản địa ở San Juan Colorado trong mẫu đầm midi màu bạc hà. Mẫu đầm này tương tự chiếc váy huipil truyền thống vốn được xem như một phần bản sắc của phụ nữ và thợ thủ công địa phương.
Anthropologie bị cáo buộc lấy cắp ý tưởng thiết kế thêu do cộng đồng Mixe của Santa Maria Tlahuitoltepec phát triển để sản xuất mẫu quần shorts màu xanh da trời.
Patowl bị tố sao chép một mẫu từ cộng đồng Zapotec ở San Antonino Castillo Velasco cho một mẫu áo. Viện Nghệ nhân Oaxaca (miền Nam Mexico) cũng từng buộc tội thương hiệu Zimmermann của Úc vì lấy họa tiết của cộng đồng Mazatec cho bộ sưu tập Resort 2021.
Sau nhiều cáo buộc chiếm dụng văn hóa, Dior đã mời nhà thiết kế Pathé Ouédraogo cộng tác trong bộ sưu tập Dior Cruise 2020 x PathéO nhằm tôn vinh văn hóa châu Phi
Những năm gần đây, truyền thông và dư luận ngày càng quan tâm đến việc các hãng thời trang hưởng lợi từ việc đưa vào sản phẩm những họa tiết mang đậm phong cách của một số bộ tộc thiểu số nhưng không đề cập rõ nguồn gốc các thiết kế ấy, cũng không có bất cứ sự đóng góp nào cho các cộng đồng thiểu số.
Các sự cố trên đã buộc các nhà thiết kế và thương hiệu nỗ lực nhiều hơn trong việc sáng tạo đồng thời tạo ra tác động tích cực cho những cộng đồng thiểu số mà họ tiếp cận. Sau hàng loạt cáo buộc chiếm dụng văn hóa, Dior đã mời nhà thiết kế châu Phi - Pathé Ouédraogo cộng tác trong bộ sưu tập Dior Cruise 2020 x PathéO.
Bộ sưu tập Dior Cruise 2020 x PathéO đi kèm thông điệp nhà thiết kế Pathé Ouédraogo dành cho dân tộc ông: "Chúng ta có quyền và nên tự hào về nghệ thuật thủ công của châu Phi và những gì được làm 100% Made in Africa cũng có chỗ đứng trong ngành thời trang xa xỉ"
Tại Việt Nam, Kilomet 109 của nhà thiết kế Vũ Thảo được xem là một trong những người thể hiện mạnh mẽ trách nhiệm xã hội thông qua việc hỗ trợ, phát triển và tạo tính thương mại bền vững đối với nguồn lao động là phụ nữ dân tộc thiểu số. Tất cả những công đoạn làm nên sản phẩm của Kilomet 109 (nhuộm, dệt, in hoa batik và cán láng) đều do khoảng 30 phụ nữ sống ở các cộng đồng khác nhau tại miền Bắc Việt Nam thực hiện.
Trở lại câu chuyện sáng tạo, với Bitis nói riêng và các nhà mốt nói chung, yêu văn hóa và bắt tay vào hành động thôi chưa đủ. Hành động đó cần dựa trên nền tảng của sự hiểu biết, sáng tạo và tiếp cận đúng cách. Có như vậy, cộng đồng mới được hưởng lợi nhờ văn hóa từ giá trị vô hình đến hữu hình. Ở chiều ngược lại, văn hóa truyền thống từ đó được bước vào đời sống, gần gũi và thiết thực.
Thà phá nát chiếc túi hàng hiệu còn hơn giảm giá? "Thà phá nát những chiếc túi còn hơn tặng chúng hay giảm giá" là quy tắc ngầm của nhiều ông lớn thời trang lâu nay để bảo toàn giá trị thương hiệu. Coach - thương hiệu cao cấp của Mỹ - mới đây nhận về nhiều phản ứng dữ dội khi tiêu hủy hàng tồn kho bằng cách rạch mặt trước túi. Đại...