Tăng đề kháng cho trẻ để phòng dịch bệnh

Theo dõi VGT trên

Dịch sởi vừa tạm thời lắng xuống thì dịch tay – chân – miệng, sốt xuất huyết, thủy đậu… lại bùng phát, có thể dẫn tới nguy cơ dịch chồng dịch. Theo khuyến cáo của các bác sỹ, để phòng bệnh dịch hiệu quả cho trẻ nhỏ, việc cần làm trước tiên của các bậc cha mẹ là tăng đề kháng cho con.

Tăng đề kháng cho trẻ để phòng dịch bệnh - Hình 1

Tăng đề kháng cho con là cách tốt nhất để phòng ngừa dịch bệnh

Dịch chồng dịch!

Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) từ đầu năm 2014 đến tháng 5 năm 2014, cả nước ghi nhận 17.410 ca mắc và 2 trường hợp tử vong do tay – chân – miệng (TCM); 16.380 trường hợp mắc bệnh thủy đậu trong đó 90% trường hợp là trẻ em có độ tuổi từ 2-7; hơn 9000 trường hợp mắc và 5 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; hơn 4000 trường hợp mắc sởi, trong đó có 134 trường hợp tử vong, tuy nhiên đến nay dịch sởi đã có dấu hiệu lắng xuống.

Các chuyên gia y tế nhận định, sau dịch sởi rất có thể dịch TCM, thủy đậu, viêm não Nhật bản và sốt xuất huyết sẽ tiếp tục bùng phát. Dự báo đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ từ tháng 6 đến tháng 10, tháng 6 đến tháng 8 sẽ là “mùa” của bệnh Viêm não Nhật Bản ở phía bắc và dịch TCM sẽ quay trở lại vào khoảng tháng 9 đến tháng 12.

Nguy hiểm hơn, các loại dịch bệnh nêu trên lại đang có xu hướng xảy trong cùng một thời điểm nên với những trẻ có sức đề kháng kém hoặc trẻ không được chăm sóc đúng cách và đủ chất dinh dưỡng sẽ có nguy cơ cùng lúc bị lây nhiễm chéo hoặc mắc hết bệnh này đến bệnh kia.

Tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng dịch bệnh

Hệ miễn dịch hay sức đề kháng là rào chắn bảo vệ cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ. Do đó, để đối phó với dịch bệnh hiệu quả, Bộ Y tế khuyến cáo, ngoài việc tiêm phòng đầy đủ các dịch bệnh nguy hiểm như: uốn ván, lao, viêm não nhật bản, sởi… theo chương trình tiêm chủng quốc gia, các bậc phụ huynh cần giữ gìn vệ sinh cho con bằng cách thực hiện “3 sạch” – ăn uống sạch, ở sạch, đồ chơi sạch…

Bên cạnh đó, phụ huynh cần hạn chế để trẻ tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh; diệt muỗi và tránh để trẻ bị muỗi đốt; nên cho trẻ ngủ đúng và đủ giờ; nên cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu sinh tố như cam, xoài, lê , đu đủ, cà rốt, bí đỏ, súp lơ, cà chua, các loại đậu… Kết hợp với thịt, cá, trứng… sẽ bổ sung thêm các vitamin A, E, B9, B6, B12, Kẽm, Selen… giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

Các chuyên gia y tế cũng cho rằng: Ngoài các biện pháp trên, biện pháp hữu hiệu, an toàn và kinh tế hơn cả để hạn chế việc trẻ ốm, đặc biệt là đối với trẻ trong vùng có dich phải nhập viện thì các bậc cha mẹ nên chủ động bổ sung các vi chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật cho trẻ.

Video đang HOT

Hiện nay, việc bổ sung các vi chất tăng cường miễn dịch cho trẻ thông qua các loại Siro tăng đề kháng được chiết xuất từ Hoa Cúc tím Echinacea, glucan (chiết xuất từ thành tế bào nấm men), Kẽm, Lysine, Chanh đào, Selen, Vitamin nhóm B và Mật ong… đang được nhiều chuyên gia dinh dưỡng đặc biệt khuyên dùng. Đây được đánh giá là giải pháp hữu hiệu để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh cho trẻ, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay.

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Theo TNO

Nỗi lo bệnh thuỷ đậu và nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng

Những ngày qua, khi dịch sởi tạm lắng, bệnh thủy đậu, chân tay miệng đang có nguy cơ bùng phát khiến người dân hoang mang, lo lắng. Trước nỗi lo các bệnh truyền nhiễm "vào mùa", các chuyên gia cho rằng, bài học từ vụ dịch sởi cho thấy, Bộ Y tế "phản ứng chậm" với công tác phòng, chống dịch và sự mập mờ cung cấp thông tin.

Bài học xương máu

Sự việc ba trẻ em chết tức tưởi sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B tại bệnh viện Đa khoa Hướng Hoá (Quảng Trị) hồi tháng 7/2013 cùng với sự mập mờ thông tin về nguyên nhân cái chết tại thời điểm xảy ra sự cố do "sốc phản vệ", "lỗi vắc-xin", "có chất lạ trong vắc-xin" là giọt nước tràn ly sau hàng loạt sự cố đã từng xảy ra khiến người dân mất lòng tin vào chất lượng vắc-xin, hoang mang không dám đưa con đi ngừa tiêm chủng.

Thực tế từ trước đến nay, đã có rất nhiều trường hợp, trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc-xin nhưng nguyên nhân chưa được đào sâu làm rõ, hoặc mập mờ trong cách xử lý, cung cấp của ngành y tế. "Tư lệnh" của ngành này đã từng nói rằng: "Lỗi vắc-xin, thì xử vắc-xin, lỗi cán bộ thì xử cán bộ..." làm cho người dân chẳng hiểu gì và quy trách nhiệm cho vắc-xin "có vấn đề". Thế là họ không cho con đi tiêm chủng nữa với giải thích là bảo vệ con?! Dư luận đặt câu hỏi, phải chăng đó cũng chính là nguyên do dẫn đến tình trạng người dân e ngại tiêm chủng ngừa sởi, thuỷ đậu, chân tay miệng thời gian vừa qua. Bởi, trên thực tế, theo công bố của Bộ Y tế, phần lớn số trẻ em tử vong trong dịch sởi đều do chưa tiêm phòng vắc-xin.

Chị Đoàn Thu Trang (đường Giải Phóng, Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay: "Dịch sởi và các bệnh truyền nhiễm xảy ra thời gian qua khiến người dân hết sức hoang mang, lo lắng. Các bác sỹ khuyến cáo, cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng vắc-xin. Thế nhưng, sự cố tiêm vắc-xin ở Quảng Trị khiến chúng tôi lo ngại, lan sang các loại vắc-xin khác. Bản thân tôi cũng rất e ngại khi đưa con đi tiêm chủng. Thật sự, có thời điểm, cứ nghe nói, đưa con đi tiêm vắc-xin, mẹ chồng tôi cũng phản ứng rất dữ dội, không đồng ý cho đi tiêm. Đợt dịch sởi vừa rồi, Hà Nội là "tâm sởi", nhiều trẻ tử vong nên tôi mới đưa con đi tiêm phòng".

Không chỉ riêng chị Trang, rất nhiều bà mẹ cùng có chung tâm lý e ngại về chất lượng vắc-xin, bởi tất cả những vụ việc liên quan đến vắc-xin chưa được ngành y tế công bố rõ ràng lỗi ra sao? Lỗi ở chỗ nào? Dù được các bác sỹ khuyến cáo phải tiêm chủng đầy đủ nhưng không ít bà mẹ vẫn "điếc không sợ súng" và đó chính là mầm mống của dịch bệnh.

"Cháy" vắc-xin ngừa chủng, Bộ Y tế nói không thiếu

Theo tìm hiểu của PV báo Đời sống và Pháp luật, trước nhu cầu tiêm chủng vắc-xin phối hợp sởi - quai bị - rubella (3 trong 1) tăng cao do lo ngại dịch sởi, tại nhiều cơ sở tiêm chủng dịch vụ trên địa bàn TP.Hà Nội những ngày qua đã xảy ra tình trạng khan hiếm vắc-xin. Một số bác sỹ cho biết, do lượng trẻ đến tiêm sởi dồn dập trong thời gian qua nên không đủ vắc-xin dịch vụ để tiêm. Nhiều nhân viên y tế đã khuyến cáo các bậc cha mẹ đưa trẻ đến phường tiêm phòng vắc-xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia.

Tại khoa Nhi bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng tiếp nhận nhiều trẻ đến khám thủy đậu. Nhiều bà mẹ phàn nàn, thấy có hiện tượng nhiều trẻ ở lớp bị thủy đậu, gia đình muốn đưa con đi tiêm phòng nhưng đến phòng tiêm nào cũng treo biển hết vắc-xin. Chị Nguyễn Thị Bích Ngọc (Khâm Thiên, Hà Nội) cho biết, khi thấy con xuất hiện nốt phỏng dạ đầu tiên, chị vội vàng cho con đi tiêm chủng dịch vụ nhưng tại đó bác sỹ thông báo hết vắc-xin thủy đậu và nói phải đợi ít ngày.

Nhiều cơ sở tiêm chủng cũng cho biết, vắc-xin thủy đậu, cúm, vắc-xin phối hợp "5 trong 1" và "6 trong 1" hết sạch từ nhiều tháng qua. Chia sẻ với PV, một bác sỹ cho hay, thời điểm này đã rải rác ghi nhận các ca bệnh thủy đậu cũng là bệnh lây qua đường hô hấp. Nếu như không phòng bệnh tốt, trẻ mắc sởi đồng nhiễm với thủy đậu sẽ vô cùng nguy hiểm, điều trị cực kỳ khó khăn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của trẻ.

Cũng theo tìm hiểu của PV, từ ngày 25/4, TP. Đà Nẵng tổ chức tiêm vắc-xin sởi cho trẻ em mũi 1 và mũi 2. Theo trung tâm Y tế dự phòng TP. Đà Nẵng, hiện tại, vắc-xin đủ để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, các vắc-xin dịch vụ gồm thủy đậu; sốt, quai bị, rubella; Infanix Hexa (6 trong 1); Pentaxin - Pháp (5 trong 1) hết hàng. Đại diện Sở Y tế tỉnh Bình Định cho biết, khi có thông tin về diễn biến phức tạp của bệnh sởi, người dân ồ ạt đưa trẻ đi tiêm vắc-xin dịch vụ "3 trong 1" nên sau đó vắc-xin này hết. Việc này không ảnh hưởng đến công tác phòng chống sởi ở địa phương, bởi vắc-xin sởi miễn phí trong chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia vẫn được cung cấp đầy đủ. TP.HCM thì đã cạn sạch vắc-xin phòng bệnh sởi dịch vụ "3 trong 1".

Trước thông tin cho rằng, hết vắc-xin ở các điểm tiêm chủng, ngày 29/4, trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Đăng Hiền - Giám đốc trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc-xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) khẳng định, không thiếu vắc-xin sởi. Hiện, Việt Nam đã sản xuất được vắc-xin theo công nghệ Nhật Bản với công suất tối đa 7,5 triệu liều/năm. Trong khi đó, năm 2013, cả nước mới chỉ sử dụng hết 2,7 triệu liều. Hiện, số vắc-xin được đưa về các địa phương sẽ bảo đảm tiêm đủ đến đầu tháng Năm và trung tâm sẽ cung ứng thêm để cam kết tất cả các phòng tiêm chủng không thiếu thuốc tiêm phòng sởi cho trẻ. Cũng theo ông Hiền, đối với một số vắc-xin phối hợp "6 trong 1", "5 trong 1", vắc-xin thủy đậu là những vắc-xin tiêm dịch vụ và không thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, nên việc cung cấp là do các công ty tư nhân đảm nhiệm.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho rằng, việc lập dự trù, đặt hàng của một số cơ sở tiêm chủng chưa kịp thời, dẫn đến việc thiếu vắc-xin cho nhu cầu tiêm chủng dịch vụ. Hiện sáu loại vắc-xin phòng bệnh đa giá (sởi, quai bị, rubella) được cấp đăng ký lưu hành tại Việt Nam vẫn còn hiệu lực. Hiện tượng "cháy" vắc-xin thủy đậu trên thị trường là có thật. Bởi vắc-xin thủy đậu không giống như 11 vắc-xin thuộc chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia như vắc-xin bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, viêm não..., hàng năm được Bộ Y tế chủ động dự trù theo kế hoạch và cung ứng miễn phí cho trẻ em trên toàn quốc, vắc-xin phòng bệnh thủy đậu là vắc-xin được cung cấp theo nhu cầu của thị trường.

Nỗi lo bệnh thuỷ đậu và nguy cơ bùng phát dịch tay chân miệng - Hình 1

Bệnh tay chân miệng đã xuất hiện tại 62 địa phương.

"Đề toán khó", bắt đầu giải từ đâu?

Đại diện Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, cùng với dịch sởi, dịch tay chân miệng, thủy đậu cũng đang bùng phát, có thể dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch. Tại buổi thăm và tặng cho bệnh nhi sởi đang điều trị ở bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM mới đây, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định: "Hiện nay, phần lớn số bệnh nhân nhập viện là những trường hợp mắc bệnh nặng có liên quan đến sởi, thời gian tới có thể vẫn tiếp tục ghi nhận những trường hợp tử vong liên quan đến sởi".

Thị sát các bệnh viện điều trị sởi ở TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế và các thành viên trong đoàn cho biết, dịch sởi nơi đây đã giảm. Tuy nhiên, nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác lại đang "vào mùa".

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng, đến thời điểm này, TP.HCM có hơn 1.500 ca mắc sởi, tuy nhiên, nơi đây chưa có ca tử vong, nhờ ưu thế thời tiết thuận lợi và điều trị tốt. Theo Bộ trưởng Tiến, để khống chế dịch sởi và hạn chế cả sốt xuất huyết cũng như tay chân miệng, cần tập trung tuyên truyền mạnh ở các bệnh viện và các điểm tiêm chủng. Tỉ lệ tiêm chủng chưa đạt 100%, trong khi đợt này, dịch sởi đến chu kỳ dịch bệnh. Do đó, truyền thông rất quan trọng, qua báo chí người dân biết về nguy cơ mắc sởi mà tiêm vắc-xin. Sắp tới, các bệnh viện cũng phải tập trung tuyên truyền mạnh bởi bệnh tay chân miệng cũng nguy hiểm hơn cả sởi - Bộ trưởng Tiến nói.

Người đứng đầu ngành y tế cho rằng, ngoài việc lọc bệnh, phân tuyến và hạn chế lên tuyến trên, các bệnh viện tuyến Trung ương, tỉnh cũng thành lập đơn vị điều trị hai bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết. Bộ trưởng Tiến cho rằng, trước đây, nhiều đơn vị không chủ động cung cấp thông tin cho báo chí, thậm chí né tránh nên việc tuyên truyền chưa tới.

Theo nhận định của bộ Y tế, bệnh thủy đậu cũng đang gia tăng tại TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bình Dương. PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi (bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, bệnh nhân bị thủy đậu cũng xuất hiện rải rác. Hiện, thời tiết với độ ẩm vẫn còn khá cao, đây là điều kiện cho virus phát triển mạnh. Trước thông tin bệnh thủy đậu, chân tay miệng đang "vào mùa", dư luận quan ngại liệu có xảy ra tình trạng "chậm phản ứng" của Bộ Y tế và đi theo "vết xe đổ" của dịch sởi. Tuy nhiên, bác sỹ Huy khuyến cáo: "Người dân không nên hoang mang mà cần đưa con đi tiêm chủng đầy đủ".

Hơn 17.000 ca mắc tay chân miệng, thêm 3 bệnh nhi tử vong do sởi

Theo báo cáo của cục Y tế Dự phòng (bộ Y tế), từ đầu năm 2014 đến ngày 3/5, Việt Nam ghi nhận 17.410 trường hợp mắc, 2 trường hợp tử vong. Đã có 2 trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng.

Liên quan đến diễn biến dịch sởi, cục Y tế Dự phòng cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 4/5) ghi nhận 246 trường hợp xác định dương tính với sởi, trong đó số mắc trong các ngày nghỉ không có đột biến mà tương đối đồng đều (ngày thấp nhất 47 ca mắc, cao nhất 52 ca). Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay, cả nước ghi nhận 4.030 trường hợp mắc sởi xác định trong số 14.661 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 62/63 tỉnh, thành phố. Ghi nhận 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 133 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi. Từ đầu tháng Năm đến ngày 4/5 cả nước có thêm 3 trường hợp tử vong (1/5 thêm 2 bệnh nhi tử vong tại bệnh viện Bạch Mai, 1 bệnh nhi vào 3/5 tại bệnh viện Nhi Trung ương).

Các chuyên gia nhận định, rất có thể có những trường hợp một bệnh nhi cùng lúc mắc bệnh sởi và tay chân miệnh. Sau sởi, tay chân miệng sẽ là bệnh viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết, dự báo đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ từ tháng 6 đến tháng 10. Tháng 6 đến tháng 8 sẽ là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản ở phía bắc. Nếu gọi sởi là "bão" thì viêm não Nhật Bản là "siêu bão", do mức độ nặng, tỉ lệ tử vong rất cao, ước tính của thế giới là 20-30%.

Ngành Y tế rút kinh nghiệm trong công tác truyền thông

Ngày 29/4, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận được nhiều câu hỏi của PV liên quan đến trách nhiệm của ngành y khi bệnh sởi bùng phát trong thời gian qua làm chết hơn 100 trẻ em. Theo bà Tiến, sự việc dù khách quan, chủ quan hay ở cấp độ quản lý nào và do ai gây ra nhưng khi đã động đến lĩnh vực sức khỏe thì người đứng đầu ngành cũng có ít nhiều liên quan đến trách nhiệm. Qua sự việc, Bộ trưởng Tiến cho biết, ngành y tế có rút kinh nghiệm trong công tác truyền thông và trách nhiệm trong việc giảm tải, khống chế lây chéo trong bệnh viện.

PHẠM THIỆU - HƯƠNG LAN

Theo Đời Sống Pháp Luật

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Những người mắc bệnh này không nên ăn chuối, kẻo bệnh nặng thêmNhững người mắc bệnh này không nên ăn chuối, kẻo bệnh nặng thêm
06:01:19 26/01/2025
Cứu sống bệnh nhi người nước ngoài mắc sốt rét ác tính, nguy hiểm tính mạngCứu sống bệnh nhi người nước ngoài mắc sốt rét ác tính, nguy hiểm tính mạng
09:17:49 26/01/2025
Giúp bé khỏe mạnh để đón Tết, du XuânGiúp bé khỏe mạnh để đón Tết, du Xuân
06:00:11 26/01/2025
6 việc bệnh nhân đái tháo đường cần nhớ để tránh 'mất Tết' ?6 việc bệnh nhân đái tháo đường cần nhớ để tránh 'mất Tết' ?
06:00:32 26/01/2025
Uống nhầm dung dịch tẩy rửa kim loại, một cháu bé nguy kịchUống nhầm dung dịch tẩy rửa kim loại, một cháu bé nguy kịch
06:00:52 26/01/2025
Việt Nam - Điểm sáng làm chủ kỹ thuật ghép tạng đỉnh cao của khu vựcViệt Nam - Điểm sáng làm chủ kỹ thuật ghép tạng đỉnh cao của khu vực
09:15:33 26/01/2025
Hoa đu đủ đực ngâm mật ong có tác dụng gìHoa đu đủ đực ngâm mật ong có tác dụng gì
09:15:51 26/01/2025
Hay bị chuột rút và tê chân là biểu hiện của bệnh gì?Hay bị chuột rút và tê chân là biểu hiện của bệnh gì?
09:16:20 26/01/2025

Tin đang nóng

Mỹ nhân Việt khoe nhà đón Tết: Cơ ngơi của con dâu "Vua hàng hiệu" hay biệt thự 1000m2 của Thanh Hằng hoành tráng hơn?Mỹ nhân Việt khoe nhà đón Tết: Cơ ngơi của con dâu "Vua hàng hiệu" hay biệt thự 1000m2 của Thanh Hằng hoành tráng hơn?
15:04:45 27/01/2025
1 Anh Trai Say Hi khoe vợ bụng bầu vượt mặt, visual em bé tương lai hứa hẹn cực đỉnh1 Anh Trai Say Hi khoe vợ bụng bầu vượt mặt, visual em bé tương lai hứa hẹn cực đỉnh
15:25:38 27/01/2025
Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?Bí ẩn Vbiz 2024: Cặp đôi vướng tin đã có con, đăng ký kết hôn nhưng ngoài mặt như "người dưng"?
16:50:30 27/01/2025
Xuân Son cùng vợ con diện áo dài đón Tết, một chi tiết hết sức đáng yêu gần gũiXuân Son cùng vợ con diện áo dài đón Tết, một chi tiết hết sức đáng yêu gần gũi
16:04:52 27/01/2025
Án mạng rúng động tại chùa: Tìm thấy video cuộc gặp đáng ngờ giữa 1 nam diễn viên và nạn nhân, người vợ bí ẩn cũng bị điều traÁn mạng rúng động tại chùa: Tìm thấy video cuộc gặp đáng ngờ giữa 1 nam diễn viên và nạn nhân, người vợ bí ẩn cũng bị điều tra
17:16:58 27/01/2025
Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành tiếp tục thống trị hay sẽ có bất ngờ?Đường đua phim Tết 2025: Trấn Thành tiếp tục thống trị hay sẽ có bất ngờ?
15:11:36 27/01/2025
Đang ngồi ăn tất niên vui vẻ, cảnh tượng kinh hoàng sau đó khiến mọi người đứng dậy bỏ chạy tán loạnĐang ngồi ăn tất niên vui vẻ, cảnh tượng kinh hoàng sau đó khiến mọi người đứng dậy bỏ chạy tán loạn
15:01:47 27/01/2025
Nghệ sĩ Hồng Đào, Hoa hậu Thuỳ Tiên khoe sắc trước thềm năm mớiNghệ sĩ Hồng Đào, Hoa hậu Thuỳ Tiên khoe sắc trước thềm năm mới
14:53:14 27/01/2025

Tin mới nhất

9 lựa chọn thay thế bánh kẹo ngày Tết để tránh tăng cân

9 lựa chọn thay thế bánh kẹo ngày Tết để tránh tăng cân

17:03:47 27/01/2025
Thay vì chế biến sinh tố trái cây cùng đường hay sữa đặc, bạn nên ăn tươi hoặc kết hợp với sữa chua không đường để tăng hương vị mà không làm tăng lượng calo.
Ăn gì để bổ mắt, thực phẩm giàu vitamin ngăn ngừa lão hóa mắt

Ăn gì để bổ mắt, thực phẩm giàu vitamin ngăn ngừa lão hóa mắt

15:05:21 27/01/2025
Lutein và zeaxanthin thường được tìm thấy trong các loại rau lá xanh, ngoài ra còn có ở trứng, ngô và nho đỏ. Carotenoid được hấp thụ tốt hơn khi ăn kèm với chất béo, vì vậy bạn nên thêm một ít bơ hoặc dầu khi ăn cùng những thực phẩm tr...
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu mỗi ngày ăn 2-3 miếng bánh chưng?

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu mỗi ngày ăn 2-3 miếng bánh chưng?

14:58:51 27/01/2025
Bánh chưng là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết, song không phải là lựa chọn thông minh cho người thừa cân, béo phì nếu sử dụng nhiều. Bánh chưng chỉ phù hợp cho người thiếu cân, người mới ốm dậy.
5 dấu hiệu ung thư đại trực tràng không nên bỏ qua

5 dấu hiệu ung thư đại trực tràng không nên bỏ qua

14:54:30 27/01/2025
Nhận diện sớm các dấu hiệu trên và tiến hành sàng lọc định kỳ có thể giúp phát hiện và điều trị kịp thời, nâng cao cơ hội sống sót và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Hoa cúc tốt đủ bề nhưng không dùng loại bán trưng Tết

Hoa cúc tốt đủ bề nhưng không dùng loại bán trưng Tết

11:33:23 27/01/2025
Theo tài liệu cổ, cúc hoa trắng có tác dụng tán phong thanh nhiệt, bình can, minh mục, giải sang độc. Cúc hoa vàng vị đắng cay, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, minh mục, hạ áp. Liều dùng có thể từ 10-15g dưới dạng thuốc sắc.
Hơn 200 nhân viên y tế tại TPHCM ghép tạng xuyên đêm giáp Tết

Hơn 200 nhân viên y tế tại TPHCM ghép tạng xuyên đêm giáp Tết

11:30:53 27/01/2025
Đêm cận Tết, hơn 200 nhân viên y tế Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM vẫn chạy đua lấy - ghép tạng từ người hiến chết não cho 4 người bệnh khác.
Tác hại của dưa muối nếu ăn hàng ngày

Tác hại của dưa muối nếu ăn hàng ngày

05:34:23 27/01/2025
Không nên ăn dưa muối khi còn màu xanh, vị cay hăng. Do dưa còn màu xanh chưa dịu dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm.
Bí quyết giúp người bệnh mạn tính kiểm soát tốt sức khỏe trong mùa lễ hội

Bí quyết giúp người bệnh mạn tính kiểm soát tốt sức khỏe trong mùa lễ hội

17:46:39 26/01/2025
Trước và sau Tết Nguyên đán có thể coi là mùa tiệc tùng với người Việt Nam, bởi đây là thời gian vàng cho cưới hỏi, tảo mộ, tất niên..., và thực sự khủng hoảng với trọng lượng cơ thể bởi những buổi trả nợ miệng .
Chế biến hạt dưa hấu có hương vị thơm ngon

Chế biến hạt dưa hấu có hương vị thơm ngon

17:44:21 26/01/2025
Protein và các chất béo lành mạnh trong hạt dưa hấu cũng là nguồn giúp cung cấp năng lượng kéo dài, phù hợp để sử dụng như một món ăn nhẹ.
Những bệnh thường gặp trong dịp Tết và cách phòng tránh

Những bệnh thường gặp trong dịp Tết và cách phòng tránh

09:49:42 25/01/2025
Trong dịp Tết, đa phần mọi người thường xuyên ăn nhiều bữa gồm rất nhiều đồ chiên xào dầu mỡ. Bên cạnh đó, mọi người có thói quen chúc nhau bằng rượu bia vì thế dịp Tết chúng ta dễ mắc phải những căn bệnh về gan, đặc biệt là gan nhiễm m...
14 thực phẩm tăng cường sức khỏe não bộ

14 thực phẩm tăng cường sức khỏe não bộ

09:47:35 25/01/2025
Bạn muốn cải thiện trí nhớ, sự tập trung hay sức khỏe não bộ thì hãy ăn những loại thực phẩm có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa.
Tập yoga có thể cải thiện sức khỏe tim mạch

Tập yoga có thể cải thiện sức khỏe tim mạch

09:44:38 25/01/2025
Một nghiên cứu được công bố trên International Journal of Yoga cho thấy rằng yoga giúp cải thiện chức năng của hệ thần kinh này, hỗ trợ điều hòa nhịp tim và huyết áp một cách hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh sát du lịch châu Á: Chuyên nghiệp và thân thiện

Cảnh sát du lịch châu Á: Chuyên nghiệp và thân thiện

Thế giới

19:30:46 27/01/2025
An toàn cho khách du lịch là điều cần thiết đối với bất kỳ quốc gia nào đang nỗ lực để quảng bá và phát triển ngành du lịch của mình.
Neymar rời Al-Hilal trở lại Santos

Neymar rời Al-Hilal trở lại Santos

Sao thể thao

19:22:29 27/01/2025
Neymar đồng ý trở lại Santos và Al-Hilal cũng chấp nhận các điều khoản. Thương vụ sẽ chính thức hoàn tất trong tuần sau.
Triệt phá đường dây tội phạm lừa đảo khoảng 1.800 tỷ đồng

Triệt phá đường dây tội phạm lừa đảo khoảng 1.800 tỷ đồng

Pháp luật

19:03:56 27/01/2025
Một đường dây tội phạm lừa đảo hoạt động dưới vỏ bọc Công ty DH889, có trụ sở tại khu Kim Sa 2 (Campuchia) do các đối tượng người Trung Quốc cầm đầu, nhiều người Việt Nam làm nhân viên.
Chuyện gì đã xảy ra với Thiên An sau 1 đêm "biến mất"?

Chuyện gì đã xảy ra với Thiên An sau 1 đêm "biến mất"?

Sao việt

18:36:56 27/01/2025
hiên An đã chính thức cập nhật trạng thái trên trang cá nhân, thông báo đã lấy lại được tài khoản sau sự cố không mong muốn.
Quang Hải làm 1 hành động ở nhà bố vợ, hút luôn 8 triệu view, hé lộ tình trạng sức khoẻ của Chu Thanh Huyền

Quang Hải làm 1 hành động ở nhà bố vợ, hút luôn 8 triệu view, hé lộ tình trạng sức khoẻ của Chu Thanh Huyền

Netizen

18:28:58 27/01/2025
Trong không khí Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, mới đây, tiền vệ Nguyễn Quang Hải đã có mặt tại nhà cha vợ ở thị xã Sơn Tây để chuẩn bị đón tết.
Điện ảnh Việt 2024: Bùng nổ doanh thu với các phim hơn 500 tỷ đồng

Điện ảnh Việt 2024: Bùng nổ doanh thu với các phim hơn 500 tỷ đồng

Hậu trường phim

17:19:58 27/01/2025
Thị trường điện ảnh Việt năm 2024 có một số bước tiến so với năm 2023, về cả doanh thu lẫn sự đa dạng trên thị trường.
Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Thói quen đơn giản làm đẹp da hiệu quả

Làm đẹp

17:01:32 27/01/2025
Uống nước lọc ấm khi bụng đói mang đến hiệu quả lớn trong việc thải độc gan, cải thiện hệ tiêu hóa. Khi đó, tình trạng viêm nhiễm sẽ giảm bớt, da sẽ ít mụn trứng cá hơn.
4 loại cây trồng trước cửa đón lộc, 3 cây trồng sau nhà trấn giữ của cải, gia chủ chẳng lo thiếu tiền

4 loại cây trồng trước cửa đón lộc, 3 cây trồng sau nhà trấn giữ của cải, gia chủ chẳng lo thiếu tiền

Trắc nghiệm

16:33:37 27/01/2025
Để thu hút tài lộc và bảo vệ của cải, việc chọn đúng loại cây trồng trước và sau nhà đóng vai trò quan trọng trong phong thủy.
Quần jeans bóng rộng rãi và hiện đại, món đồ mới 'siêu ngầu'

Quần jeans bóng rộng rãi và hiện đại, món đồ mới 'siêu ngầu'

Thời trang

15:53:11 27/01/2025
Ngôi sao gốc Latinh đã diện bộ trang phục leo núi, khoe một chiếc quần jeans bóng kết hợp với bốt chiến đấu bằng da lộn và áo len cao cổ màu trung tính, hoàn chỉnh với một chiếc mũ cao bồi phù hợp.
Khởi đầu đáng thất vọng của Jennie?

Khởi đầu đáng thất vọng của Jennie?

Nhạc quốc tế

15:17:36 27/01/2025
Jennie vừa tung loạt thông tin quan trọng chuẩn bị cho màn ra mắt album đầu tay RUBY khiến fan nhạc phấn khích không yên.
Ô tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thương

Ô tô tông liên hoàn 3 phương tiện ở Hà Nội, 4 người bị thương

Tin nổi bật

15:11:37 27/01/2025
Tại hiện trường, nam tài xế cầm lái xe ô tô gây tai nạn cho biết do bản thân buồn ngủ nên không làm chủ được tay lái. Thời điểm đâm vào xe máy do quá hoảng hốt nên đạp nhầm chân ga thay vì chân phanh.