Tăng cường xử lý hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Tổng cục Thuế vừa ban hành văn bản số 2838/TCT-KTNB về việc chấn chỉnh, kiểm tra, rà soát, có biện pháp phòng ngừa xử lý đối với người nộp thuế có rủi ro về hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
Người dân làm thủ tục về thuế. Ảnh minh họa: Thùy Dung/TTXVN
Thời gian qua, ngành thuế đã tập trung cải cách thủ tục hành chính thuế, Luật Quản lý thuế quy định người nộp thuế tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, doanh nghiệp có quyền phát hành hóa đơn để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, gần đây một bộ phận doanh nghiệp vẫn tiếp tục lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách để sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn nhằm mua bán hóa đơn trái phép thu lợi bất chính.
Video đang HOT
Do đó, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện và tăng cường tuyên truyền hỗ trợ, hướng dẫn người nộp thuế thực hiện đúng quy định của pháp luật trong chấp hành Luật Quản lý thuế, chấp hành nghiêm các quy định về sử dụng hóa đơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cục Thuế các tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền việc nhận diện hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và chế tài xử lý đối với từng hành vi để người nộp thuế biết và tránh tham gia vào các giao dịch mua bán hóa đơn. Cục Thuế các địa phương cũng phối hợp với các đơn vị truyền thông công khai thông tin doanh nghiệp có hành vi mua bán hóa đơn để nêu gương góp phần “cảnh tỉnh” các đối tượng đã và đang có ý định vi phạm pháp luật về hóa đơn.
Tổng cục Thuế cũng chỉ đạo tất cả các đơn vị trong ngành rà soát, giám sát chặt chẽ, kịp thời đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về hành vi in, phát hành, mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
Cụ thể, Tổng cục Thuế đã ban hành một một số công văn về việc tăng cường các giải pháp để ngăn chặn, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng hóa đơn; tăng cường rà soát, kiểm tra phát hiện người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro về quản lý, sử dụng hóa đơn.
Tổng cục Thuế cũng thu thập thông tin dữ liệu về người nộp thuế do Cục Thuế, Chi cục Thuế đang quản lý và thông tin về người nộp thuế từ các cơ quan khác như thông tin giao dịch đáng ngờ từ cơ quan giám sát ngân hàng; thông tin từ cơ quan quản lý nhà nước khác (Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan khác…); đơn thư tố cáo; phương tiện thông tin truyền thông…
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế cũng nhận biết các dấu hiệu về hành vi và cách thức của người nộp thuế mua bán, sử dụng hóa đơn như doanh nghiệp có phát hành hóa đơn số lượng lớn nhưng tạm ngưng kinh doanh hoặc những doanh nghiệp đã có thông báo bỏ địa chỉ kinh doanh nhưng xin hoạt động trở lại, có doanh thu biến động lớn, sử dụng nhiều hóa đơn nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc số thuế phải nộp không tương xứng với doanh thu. Hay những doanh nghiệp báo cáo sử dụng hóa đơn có số lượng hóa đơn sử dụng bằng không (0) hoặc lượng hóa đơn sử dụng lớn bất thường.
Văn bản của Tổng cục Thuế cũng nêu rõ, các bộ phận chức năng của cơ quan thuế thực hiện việc xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế tại địa chỉ đã đăng ký với cơ quan thuế mình quản lý theo quy định.
Tổng cục Thuế yêu cầu các bộ phận chức năng của cơ quan thuế phối hợp chặt chẽ để cập nhật kịp thời, đầy đủ các thông tin về người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký để thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp đã phát hành hóa đơn nhưng bỏ trốn hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng không hợp pháp hóa đơn. Việc công khai thực hiện trên trang web của ngành thuế và các phương tiện thông tin đại chúng để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật thuế, hành vi mua bán trái phép hóa đơn.
Đặc biệt, văn bản nhấn mạnh, Cục Thuế các tỉnh phải rà soát, đánh giá những doanh nghiệp có rủi ro cao về hóa đơn để thực hiện thanh tra, kiểm tra đúng đối tượng, có trọng tâm.
Chống thất thu thuế: Tập trung quản lý nhóm đối tượng tiềm ẩn rủi ro cao
Ngoài việc thực hiện đối chiếu số liệu đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cơ quan thuế các cấp phải thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thực tế đối với ít nhất 15% số cá nhân kinh doanh trên địa bàn, trong đó tập trung kiểm tra 100% cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng quản lý rủi ro theo quy định.
Bộ phận một cửa Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình (Thái Nguyên) kiểm tra hồ sơ của người nộp thuế. Ảnh: Tuấn Nguyễn
Đây là một trong những nhiệm vụ thiết yếu nhằm mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu ngân sách nhà nước.
Giao trách nhiệm cụ thể
Ngoài việc giao cơ quan thuế các cấp tăng cường quản lý thuế hộ cá nhân kinh doanh, huy động kịp thời các nguồn thu vào ngân sách nhà nước (NSNN), dự thảo thông tư hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang được Bộ Tài chính tổ chức lấy ý kiến rộng rãi còn giao trách nhiệm cơ quan thuế chỉ đạo, kiểm soát công tác quản lý thuế, trong đó đặc biệt chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra hộ cá nhân kinh doanh nhằm chống thất thu thuế.
Căn cứ Quyết định số 276/QĐ-BTC được Bộ Tài chính phê duyệt ngày 28/2/2020 về việc tổ chức thực hiện các giải pháp liên quan đến công tác quản lý thuế tại đề án "Mở rộng cơ sở thuế và chống xói mòn nguồn thu NSNN"; căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế có trách nhiệm xây dựng bộ tiêu chí rủi ro đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo từng đối tượng, địa bàn quản lý. Tổng cục Thuế có trách nhiệm hướng dẫn quy trình, trình tự, phương pháp xây dựng và quản lý sử dụng cơ sở dữ liệu về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định của Bộ Tài chính để phục vụ công tác quản lý rủi ro trong kiểm tra, thu thuế.
Đồng thời, Bộ Tài chính giao các cục thuế có trách nhiệm khai thác cơ sở dữ liệu quản lý thuế tập trung của ngành để phân tích, đánh giá và chỉ đạo công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh của các chi cục thuế. Cục thuế có trách nhiệm triển khai công tác kiểm tra thực tế hàng năm tối thiểu 20% số chi cục thuế theo quy định về quản lý rủi ro đối với việc quản lý mức doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, cục thuế có trách nhiệm định kỳ kiểm tra thực tế tối thiểu 10% số chi cục thuế mỗi quý I, quý II, quý III. Kết quả kiểm tra là căn cứ xây dựng mức doanh thu, mức thuế tham khảo cho năm sau và điều chỉnh doanh thu, mức thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại địa bàn.
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng giao chi cục thuế có trách nhiệm cập nhật kịp thời các thông tin biến động trong quá trình quản lý đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Định kỳ đến ngày 1 tháng 11 hàng năm, các chi cục thuế, cục thuế phải xây dựng xong cơ sở dữ liệu về hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Quyết liệt chống thất thu thuế
Bộ Tài chính cho biết, Tổng cục Thuế cũng đã xây dựng "Ứng dụng quản lý rủi ro đối với hộ kinh doanh (TPR)", trong đó đã đáp ứng việc lựa chọn hộ kinh doanh có rủi ro cao theo các tiêu chí rủi ro tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chưa có cơ chế giám sát cơ quan thuế các cấp thực hiện việc cập nhật dữ liệu, khai thác dữ liệu, thực hiện kiểm tra công tác quản lý thuế hộ kinh doanh theo tiêu chí rủi ro. Do đó, công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh còn chưa hiệu quả, chưa gắn trách nhiệm của cơ quan thuế cấp trên trong công tác chỉ đạo. Để khắc phục tình trạng này, dự thảo mới sẽ nâng cao trách nhiệm của cơ quan thuế các cấp trong công tác quản lý, kiểm soát cơ sở dữ liệu, chỉ đạo việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, trong đó tập trung những nhóm đối tượng có quy mô lớn, ngành nghề đặc thù, tiềm ẩn rủi ro cao.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, toàn ngành Thuế đang tập trung rà soát, nghiên cứu, trình các cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật thuế và các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý thuế theo hướng bao quát được hết nguồn thu, nâng cao năng lực quản lý thuế cho cơ quan thu.
Cùng với đó, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các địa phương thực hiện kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ công tác kê khai thuế của người nộp thuế (NNT); tập trung kiểm tra các tờ khai có dấu hiệu rủi ro, những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu tiềm ẩn kê khai không đủ thuế, rà soát tình hình tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), cổ tức, lợi nhuận còn lại của năm 2020 để chủ động đôn đốc DN nộp số thuế TNDN, cổ tức, lợi nhuận còn lại phải nộp theo quyết toán năm 2020 và số tạm nộp thuế phát sinh các quý đầu năm 2021 sát với thực tế của hoạt động kinh doanh.
Về công tác thanh tra, kiểm tra, Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan thuế các cấp sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT đối với các đơn vị thuộc ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế, các DN hoàn thuế giá trị gia tăng hàng hóa xuất khẩu, các DN được hưởng các chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế. Các DN có hoạt động liên kết, có dấu hiệu chuyển giá; kinh doanh thương mại điện tử, các hoạt động chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án...
Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác chống thất thu đối với khu vực DN ngoài quốc doanh, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cục thuế các địa phương triển khai quyết liệt công tác chống thất thu đối các DN nhỏ và vừa, hộ, cá nhân kinh doanh nhất là tại những địa bàn trọng điểm và những lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh qua mạng...
Sửa tỷ lệ điều chỉnh mức thuế khoán từ 50% xuống 20% Đây là đề xuất của Bộ Tài chính tại dự thảo Thông tư hướng dẫn thuế và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, để đảm bảo phù hợp thực tế, đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế, đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh họa Bộ Tài chính cho biết, đối với...