Tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng
Trong 9 tháng đầu năm 2024, Sở Y tế Lâm Đồng ghi nhận 587 ca bệnh tay chân miệng, giảm 231 ca so với cùng kỳ; không có trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng khám bệnh tay chân miệng cho trẻ em
Thực hiện chỉ đạo của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng, Sở Y tế Lâm Đồng đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện công tác chẩn đoán và điều trị bệnh tay chân miệng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Tổ chức tốt việc phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, theo dõi tiến triển bệnh nặng, điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện tốt phòng chống lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế. Đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm ca bệnh, ổ dịch từ các nguồn thông tin khác nhau như hệ thống quản lý giám sát bệnh truyền nhiễm, giám sát dựa vào sự kiện, trường học và cộng đồng, điều tra mở rộng ở khu vực ghi nhận ca bệnh và cộng đồng tránh bỏ sót ca bệnh và ổ dịch, xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh; không để dịch bệnh bùng phát và lan rộng. Đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho các hoạt động phòng, chống dịch tay chân miệng trên địa bàn tỉnh.
Video đang HOT
Tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tới người dân về dấu hiệu nhận biết, theo dõi trẻ mắc bệnh tay chân miệng và các biện pháp phòng chống tay chân miệng, tuân thủ nguyên tắc bốn sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và đồ chơi sạch.
Phòng Y tế các huyện, thành phố tham mưu UBND các huyện, thành phố thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về công tác phòng chống dịch, trong đó có bệnh tay chân miệng tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Chỉ đạo các phòng khám tư nhân trên địa bàn khi phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm phải thông báo ngay cho trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn sở tại để thực hiện việc điều tra, xác minh, thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định.
Trung tâm Y tế các huyện, thành phố chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm ca bệnh, ổ dịch từ các nguồn thông tin khác nhau tránh bỏ sót ca bệnh và ổ dịch, xử lý kịp thời các ổ dịch mới phát sinh; không để dịch bệnh bùng phát và lan rộng.
Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị cho điều trị và các hoạt động phòng, chống dịch tay chân miệng trên địa bàn. Chỉ đạo trạm y tế xã, phường, thị trấn khi tiếp nhận thông tin người nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm phải điều tra, xác minh, thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
Phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là các nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non triển khai các biện pháp phòng chống dịch: Tuyên truyền, hướng dẫn cho thầy, cô giáo, người chăm sóc trẻ và học sinh thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Hà Nội, bệnh tay chân miệng có bùng phát thành dịch khi năm học mới cận kề?
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cảnh báo, số ca mắc tay chân miệng hiện tăng cao hơn so với cùng kỳ và sẽ còn tăng hơn khi các trường mầm non, tiểu học đón trẻ quay lại trường khai giảng năm học mới.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội thông báo, tuần qua đã ghi nhận 41 ca mắc tay chân miệng, không có ca tử vong, tăng 11 ca so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 1.818 ca mắc, không có ca tử vong. Số mắc tay chân miệng tăng so với cùng kỳ năm 2023. Từ đầu năm, Hà Nội đã ghi nhận 41 ổ dịch, hiện còn 1 ổ dịch đang hoạt động tại xã Hải Bối, huyện Đông Anh.
Đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, bệnh tay chân miệng phần lớn là ca bệnh tản phát, không ghi nhận ổ dịch phức tạp, dự báo số ca mắc có thể gia tăng trong thời gian tới khi các trường mầm non và tiểu học sẽ tiếp nhận trẻ đi học trở lại.
Tuần qua, Hà Nội cũng ghi nhận 7 ca mắc ho gà, không ca tử vong, tăng 2 trường hợp so với tuần trước. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 222 ca mắc tại 29 quận, huyện, thị xã, không ca tử vong, số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
CDC Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hoạt động giám sát, điều tra, xử lý dịch Sốt xuất huyết tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch; giám sát khu vực ổ dịch đang hoạt động tại Thanh Trì, Hoài Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Hà Đông.
Từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 6 ổ dịch dại trên chó đều tại huyện Sóc Sơn. Đã ghi nhận chó dại cắn người nên nguy cơ có thể ghi nhận ca bệnh dại trên người trong thời gian tới nếu người dân không thực hiện đầy đủ các biện pháp điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo khuyến cáo của ngành Y tế.
Về bệnh sốt xuất huyết, tuần qua Hà Nội ghi nhận 274 ca mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong, tăng 86 trường hợp so với tuần trước.
Bệnh nhân phân bố tại 28 quận, huyện. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Đan Phượng, Hà Đông, Quốc Oai, Phúc Thọ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng.
Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết: Phương Đình, Đồng Tháp, Thượng Mỗ, Liên Hồng thuộc huyện Đan Phượng; Dương Nội, Hà Đông; Liên Hiệp thuộc huyện Phúc Thọ. Cộng dồn năm 2024, Hà Nội ghi nhận 2.050 ca mắc sốt xuất huyết, không ca tử vong.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội nhận định, thời tiết hiện nay nắng nóng kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh; kết quả giám sát tại một số ổ dịch vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo số ca mắc tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Các đợt bùng phát bệnh tay chân miệng sẽ trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature cho biết các đợt lây nhiễm bệnh tay chân miệng - vốn đã phổ biến ở châu Á, có thể bùng phát sớm hơn, nghiêm trọng hơn và với tần suất cao hơn nếu thế giới không kiểm soát được sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu. Dự báo, các...