Tăng cường kiểm tra thiết bị trên lưới điện 110kV trong mùa nắng nóng
Trong các tháng vừa qua, thời tiết diễn biến bất thường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý vận hành lưới điện trên cả nước nói chung và Quảng Ngãi nói riêng, đặc biệt là lưới điện 110kV.
PC Quảng Ngãi đã đề ra các giải pháp cụ thể, xử lý triệt để các bất thường của thiết bị tại các TBA 110kV, đề ra hướng xử lý, đảm bảo vận hành lưới điện an toàn liên tục.
Phân công nhiệm vụ cụ thể
Ngay từ đầu năm 2020, PC Quảng Ngãi đã tiến hành rà soát, kiện toàn và phân công lại nhiệm vụ cho các Tổ trực thuộc Đội quản lý vận hành lưới điện cao thế (QLVH LĐCT) về công tác quản lý vận hành thiết bị, cũng như phối hợp với các bộ phận chức năng lập kế hoạch cụ thể cho công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất tại các Tổ trực thuộc, tiến hành kiểm tra quản lý kỹ thuật (QLKT) hàng quý nhằm phát hiện kịp thời các hư hỏng bất thường trong quá trình vận hành để có giải pháp xử lý triệt để các thiết bị tại các trạm biến áp (TBA) không người trực và các tuyến đường dây lưới điện 110kV.
Đối với công tác quản lý vận hành đường dây lưới điện 110kV, PC Quảng Ngãi đã giao Đội QLVH LĐCT phân công cụ thể, từng đoạn tuyến đường dây 110kV cho mỗi cá nhân theo dõi, quản lý và có trách nhiệm ghi chép cụ thể từng loại thiết bị, từng cung đoạn đường dây đi qua những khu vực hiểm trở rừng núi, sông ngòi hoặc tồn tại những cây cao ngoài hành lang có nguy cơ ngã đỗ vào đường dây, tất cả những bất thường trên tuyến đều phải báo cáo để có hướng xử lý, đảm bảo vận hành lưới điện an toàn liên tục không để xảy ra sự cố.
Giải pháp và kết quả đạt được
Bên cạnh đó, để thực hiện tốt những giải pháp về “đảm bảo an toàn, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện”, ngay từ quý 2/2020, PC Quảng Ngãi đã giao Đội QLVH LĐCT tập trung giải quyết các nội dung tồn tại liên quan đến công tác quản lý vận hành như: Kiểm tra thiết bị TBA 110kV không người trực, kiểm tra hệ thống ăc-quy, đo nhiệt độ mối nối tiếp xúc, đo phóng điện cục bộ các máy biến áp (MBA), các xuất tuyến 22kV tại các TBA 110kV không người trực.
Kết hợp lịch cắt điện, Đội QLVH LĐCT thực hiện trám trít các đầu cáp ngầm, che chắn rơ le nội bộ, chuyển các tín hiệu bảo vệ rơ le nội bộ; lập kế hoạch đại tu bộ điều áp dưới tải các MBA 110kV đã đến thời hạn bảo dưỡng; định kỳ vệ sinh máy điều hoà, máy hút ẩm; thay thế hạt chống ẩm tại các bộ thở bị lão hóa, xử lý bổ sung tiếp địa trung tính và tiếp địa vỏ theo quy định; lắp đặt chống sét van cho các MBA tự dùng tại các TBA còn thiếu; thay thế các rơ le bị lỗi, treo, xử lý các tiếp xúc tại các dao cách ly (DCL) phía 110kV và 35kV; vệ sinh môi trường tại các TBA; kiểm tra công tác PCCN tại các TBA;…
Video đang HOT
Dự kiến trong quý 3/2020, Đội QLVH LĐCT sẽ tiếp tục bổ sung 10 vị trí có trị số cao, lập kế hoạch và tổ chức vệ sinh sứ hotline tại các cung đoạn đường dây đi qua khu công nghiệp, qua các đoạn đường liên thôn liên xã, qua các nơi có bụi, bẩn ô nhiễm môi trường cao bám trên sứ và tại các TBA không người trực.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, PC Quảng Ngãi đã phối hợp Công ty Dịch vụ Điện lực miền Trung (CPSC) hoàn thành 2 công trình sửa chữa lớn trên lưới điện 110kV, 2 công trình sửa chữa thường xuyên và đơn vị ngoài thực hiện 4 công trình sửa chữa lớn – đầu tư xây dựng. Tỷ lệ tổn thất điện năng lưới 110kV 6 tháng đầu năm 2020 là 0,4% giảm 0,08% so với kế hoạch giao; đồng thời không có suất sự cố thoáng qua, kéo dài của đường đường dây và TBA 110kV.
Với kết những kết quả đã đạt được, PC Quảng Ngãi tiếp tục nâng cao trách nhiệm của cán bộ, kỹ sư, công nhân Đội QLVH LĐCT trong thời gian đến để hoàn thành tốt mọi chỉ tiêu, kế hoạch giao; đảm bảo vận hành an toàn, cung cấp điện ổn định cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, sinh hoạt của người dân trên địa bàn.
Hỏa tốc đề nghị thu phí trở lại cao tốc TP.HCM - Trung Lương
Sau gần 1,5 năm tạm dừng thu phí, Bộ GTVT đã có văn bản hỏa tốc đề nghị Thủ tướng xem xét, thông qua đề án thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, đại diện Cục Quản lý đường bộ IV (Bộ GTVT) cho biết dự kiến ngày 8-7, Bộ GTVT sẽ có cuộc họp triển khai các công việc liên quan đến việc thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Thu phí trở lại rất cấp thiết
Trong văn bản hỏa tốc gửi Thủ tướng mới đây, Bộ GTVT cho biết: "Xuất phát từ tính cấp bách, nhu cầu quản lý, bộ kính đề nghị Chính phủ xem xét, thông qua đề án thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) xem xét, chấp thuận thực hiện thu phí sử dụng đường cao tốc qua trạm thu phí".
Theo đó, sau khi được Ủy ban Thường vụ QH thông qua, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền sẽ hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để triển khai thực hiện theo đúng quy định.
Theo Bộ GTVT, kể từ khi tạm dừng thu phí từ 28-12-2018, lưu lượng xe trên đường cao tốc này tăng đột biến, nhất là các ngày cuối tuần nên nhiều xe vi phạm đi vào làn dừng khẩn cấp. Vấn đề này làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trên tuyến.
Hiện nay, vận tốc trung bình lưu thông trên tuyến giảm xuống còn 60-70 km/giờ, trong khi đó thiết kế vận tốc tối đa của đường này là 120 km/giờ; khi còn thu phí, vận tốc trung bình cũng đạt 100 km/giờ.
Vì vậy, Bộ GTVT cho rằng việc tạm dừng thu phí đã làm giảm hiệu quả đầu tư xây dựng và khai thác tuyến cao tốc. Do vậy, nhu cầu tiếp tục thu phí trên tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương để tăng cường hiệu quả khai thác, tăng cường công tác quản lý trật tự an toàn giao thông trên tuyến là rất cấp thiết.
Ngoài ra, ngày 1-6, Bộ Tài chính cũng đã có kiến nghị đưa nội dung bổ sung khoản phí sử dụng đường cao tốc thu qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư vào dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và báo cáo Chính phủ trình QH xem xét, thông qua.
Về ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ GTVT nêu rõ: Việc trình QH xem xét, thông qua Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) phải có thời gian triển khai dài. Do vậy, khả năng triển khai sớm công tác thu phí sử dụng đường cao tốc qua trạm thu phí trên tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương không khả thi ngay.
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã tạm ngưng thu phí 1,5 năm nay. Ảnh: HOÀNG GIANG
Dòng xe kẹt cứng kể cả ở làn khẩn cấp trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương hướng về Tiền Giang. Ảnh: HOÀNG GIANG
Càng để lâu càng lãng phí
"Hiện nay, Bộ GTVT là đơn vị được giao xây dựng phương án thu phí trở lại đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Theo thông tin của bộ thì ngày 8-7 tới đây, bộ sẽ có cuộc họp để giải quyết vấn đề này" - ông Nguyễn Văn Thành, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ IV, Bộ GTVT (đơn vị quản lý cao tốc TP.HCM - Trung Lương), thông tin.
Theo ông Thành, đơn vị quản lý đường cao tốc vẫn đang tiến hành duy tu, bảo dưỡng theo định kỳ tuyến cao tốc này để đảm bảo an toàn giao thông, dù kinh phí duy tu vẫn chưa được duyệt.
Ngoài ra, để tránh việc các xe đi vào làn đường khẩn cấp quá nhiều, Cục Quản lý đường bộ IV cũng đã phối hợp với lực lượng CSGT xử phạt, đồng thời lắp thêm camera giám sát để có thể phát hiện và xử lý kịp thời những xe vi phạm.
Nêu quan điểm về việc dừng thu phí đến 1,5 năm, TS Phạm Hùng, Phó Phân viện trưởng Phân viện Khoa học công nghệ GTVT phía Nam, cho rằng cần sớm thu phí trở lại. Đường cao tốc là tài sản của Nhà nước, việc dừng thu phí để càng lâu càng lãng phí.
"Vấn đề đặt ra là tại sao chúng ta dừng thu phí đến 1,5 năm, trong khi nếu không thu phí là thất thoát tài sản. Chúng ta phải thu phí để còn thu hồi vốn, duy tu, bảo dưỡng..." - ông Hùng nói.
Cảnh báo nguy cơ đường cao tốc xuống cấp
Cao tốc TP.HCM - Trung Lương dài 62 km, được xem là tuyến giao thông huyết mạch kết nối TP.HCM với khu vực Tây Nam bộ.
Năm 2012, tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương bắt đầu thu phí để hoàn vốn cho ngân sách nhà nước đã ứng trước 9.880 tỉ đồng. Đến ngày cuối năm 2018, cao tốc dừng thu phí do Công ty Yên Khánh hết hợp đồng chuyển nhượng quyền thu phí. Tiếp đó, Tổng cục Đường bộ tiếp nhận cao tốc và giao lại cho Cục Quản lý đường bộ IV.
Ngày 5-8-2019, Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam đã đi khảo sát thực tế cao tốc này. Sau đó, hiệp hội có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ cùng các cơ quan chức năng cảnh báo những nguy cơ xuống cấp nghiêm trọng của tuyến đường cao tốc khi dừng thu phí.
Tới tháng 3-2020, Văn phòng Chính phủ có văn bản thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi kiểm tra dự án đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Theo đó, Thủ tướng giao cho Bộ GTVT khẩn trương lập và triển khai phương án thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương để khắc phục tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông.
Hà Nội sẽ xây cầu Đuống 2 kết hợp cải tạo cầu Đuống cũ Dự kiến, Hà Nội sẽ xây mới cầu Đuống 2 theo hình thức đối tác công tư -PPP. Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản báo cáo UBND TP Hà Nội về đề xuất chuẩn bị đầu tư dự án nâng cấp tĩnh không cầu Đuống, tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng của Bộ GTVT. Để chuẩn bị cho việc...