Hà Nội sẽ xây cầu Đuống 2 kết hợp cải tạo cầu Đuống cũ
Dự kiến, Hà Nội sẽ xây mới cầu Đuống 2 theo hình thức đối tác công tư -PPP.
Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản báo cáo UBND TP Hà Nội về đề xuất chuẩn bị đầu tư dự án nâng cấp tĩnh không cầu Đuống, tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng của Bộ GTVT.
Để chuẩn bị cho việc nâng cấp tĩnh không cầu Đuống, Bộ GTVT đã đề xuất hai phương án.
Cụ thể, phương án 1, xây dựng cầu đường sắt mới tại vị trí cầu tương ứng với nghiên cứu của tuyến đường sắt đô thị số 1 (Yên Viên – Ngọc Hồi).
Theo phương án này, cầu mới vừa có tĩnh không bảo đảm thông thuyền, vừa phù hợp với thiết kế của tuyến đường sắt trong tương lai. Cùng đó, sẽ xây dựng mới cầu đường bộ cách cầu hiện tại về phía hạ lưu khoảng 100m. Quy mô đầu tư khoảng 2.550 tỷ đồng.
Sẽ xây mới cầu Đuống 2 kết hợp cải tạo, nâng tĩnh không cầu Đuống hiện tại
Video đang HOT
Phương án 2, cải tạo cầu Đuống hiện có để nâng tĩnh không bảo đảm khả năng thông thuyền (theo tiêu chuẩn cao 9,5m, rộng 50m). Đồng thời, xây dựng mới cầu đường bộ cách cầu hiện tại về phía hạ lưu khoảng 100m. Quy mô đầu tư khoảng 1.210 tỷ đồng.
Trên cơ sở nghiên cứu, Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng cho phép tách riêng dự án nâng cấp tĩnh không cầu Đuống đường sắt để xem xét đầu tư trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 và có ý kiến chỉ đạo của UBND TP Hà Nội khẩn trương bố trí nguồn lực để thực hiện đồng thời dự án xây dựng cầu Đuống đường bộ đồng bộ với dự án cầu đường sắt.
Sở GTVT Hà Nội cũng cho biết, hiện tại, cầu Đuống có khổ thông thuyền nhỏ (tĩnh không khoảng 2,8m, bề rộng thông thuyền khoảng 26m). Việc xây dựng nâng cấp cầu để đảm bảo hoạt động của tuyến giao thông đường thủy trên sông Đuống theo tiêu chuẩn cấp 2 là cần thiết.
Trong đó, phương án Bộ GTVT đề xuất là cải tạo cầu Đuống hiện có để có thể nâng/hạ nhịp thông thuyền, đảm bảo tĩnh không đường thủy, các nhịp khác giữ nguyên như hiện tại (phương án 2) là hợp lý.
Tuy nhiên, trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ GTVT cần chỉ đạo đơn vị tư vấn nghiên cứu các giải pháp thiết kế phù hợp đảm bảo khớp nối, có thể cải tạo nâng cấp các nhịp còn lại để thành cầu đường sắt tuyến số 1 (Yên Viên- Ngọc Hồi) trong tương lai, tránh lãng phí.
Cũng theo Sở GTVT Hà Nội, dự án đầu tư xây dựng cầu Đuống mới (cầu Đuống 2) và đường nối đầu cầu đến địa phận tỉnh Bắc Ninh thuộc danh mục công trình trọng điểm của TP Hà Nội, xác định đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP).
Trong cả 2 phương án mà Bộ GTVT đề xuất xem xét đều đề nghị UBND TP Hà Nội khẩn trương bố trí nguồn lực để thực hiện đồng thời dự án xây dựng cầu Đuống mới.
Phương án nghiên cứu khi triển khai nâng cấp tĩnh không cầu Đuống cũng cần đánh giá hiện trạng, mức độ tác động, ảnh hưởng đến giao thông thủy và cập nhật tính toán mực nước thiết kế lũ, bảo đảm phù hợp với quy hoạch phòng chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sở GTVT Hà Nội đã kiến nghị thành phố giao Ban QLDA Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội nghiên cứu, tham mưu phương án đầu tư xây dựng cầu Đuống mới trong giai đoạn 2021 – 2025. Vừa đảm bảo hoàn thiện quy hoạch giao thông, vừa phù hợp với đề xuất của Bộ GTVT
Gia cố hầm đường sắt đoạn Vinh - Nha Trang
Đây là gói thầu xây lắp thứ 4 thuộc dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.Hồ Chí Minh.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Ngọc Đông bấm nút phát lệnh ra quân triển khai dự án. Ảnh: Phạm Kha - TTXVN
Ngày 20/6, tại Km1037 850, lý trình tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.Hồ Chí Minh, thuộc thôn Vĩnh Bình, xã Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, Bộ Giao thông Vận tải, Ban quản lý dự án 85 đã tổ chức ra quân thi công Dự án đầu tư xây dựng công trình gia cố hầm yếu kết hợp mở các ga và cải tạo kiến trúc phần trên đoạn Vinh - Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.Hồ Chí Minh.
Đây là gói thầu xây lắp thứ 4 thuộc dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.Hồ Chí Minh nằm trong dự án đường sắt quan trọng, cấp bách, sử dụng nguồn vốn dự phòng trung hạn theo Nghị quyết số 556/NQ-UBTVQH14 ngày 31/7/2018 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Dự án có mục tiêu nâng cao năng lực, tốc độ lưu thông của tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.Hồ Chí Minh, do Ban quản lý dự án 85 làm chủ đầu tư.
Dự án đầu tư xây dựng công trình gia cố hầm yếu kết hợp mở các ga và cải tạo kiến trúc phần trên đoạn Vinh - Nha Trang, tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.Hồ Chí Minh sẽ thực hiện gia cố 10 hầm đường sắt, gồm: các hầm số 1, 2, 3, hầm Phủ Cũ, Chí Thạnh, Baboneau, các hầm Vũng Rô 4, Vũng Rô 2, Vũng Rô 1 và hầm Bãi Gió.
Về hạng mục ga, dự án sẽ mở mới 1 ga Xuân Sơn Nam tại Km1162 200 thuộc xã Xuân Sơn Nam, huyện Đồng Xuân (Phú Yên); di dời Ga An Mỹ tại Km857 100 đến điểm mới tại Km854 950 thuộc địa phận xã Tam Thành, huyện Phú Ninh (Quảng Nam) và lấy tên mới là Ga Tam Thành, xóa bỏ giao cắt đường bộ qua Ga An Mỹ hiện tại.
Dự án cũng sẽ kéo dài đường ga đảm bảo chiều dài dùng được của đường ga từ 400m trở lên cho 5 ga: Hiền Sỹ, Truồi, Hải Vân Nam, Đông Tác và Ninh Hòa. Tại Ga Ninh Hòa, dự án sẽ bổ sung thêm đường số 4; cải tạo đường cong phía Nam của Ga Truồi và Ga Hiễn Sỹ. Dự án cũng sẽ xây dựng mái che, ke ga đối với 6 ga: Yên Trung, Hương Phố, Đồng Lê, Trà Kiệu, Tam Kỳ và Diêu Trì.
Về các công trình tuyến, dự án triển khai nâng cấp, cải tạo nền đường, kiến trúc tầng trên 39,03km đường sắt để nâng cao an toàn công trình và chất lượng dịch vụ vận tải đường sắt; xây dựng gần 5km hàng rào, đường gom; xây dựng cầu đường sắt tại Km607 920, kết hợp làm đường bộ dưới cầu, xóa bỏ điểm đen an toàn giao thông tại địa bàn xã Gio Châu, huyện Gio Linh (Quảng Trị)...
Ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải khẳng định: Tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.Hồ Chí Minh là một trong những trục giao thông quan trọng nhất của nước ta, kết nối các đầu tàu kinh tế, cơ sở kinh tế quan trọng, cảng biển... có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban quản lý dự án 85 khẩn trương đẩy nhanh thiết kế, lựa chọn nhà thầu để khởi công xây dựng toàn bộ các gói thầu; yêu cầu các đơn vị tư vấn, giám sát, thi công tập trung đủ nguồn lực triển khai dự án đảm bảo chất lượng và tiến độ.
Ngoài dự án này, tuyến đường sắt Hà Nội - Tp.Hồ Chí Minh còn 3 dự án khác là: Dự án cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô (đã khởi công tháng 5); 2 dự án cải tạo, nâng cấp công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh và cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang - Sài Gòn, đều chưa khởi công./.
Tháo gỡ vướng mắc đấu nối đường dẫn vào cầu Cái Nai trên đường Hồ Chí Minh Đơn vị quản lý đường Hồ Chí Minh đã làm việc với ngành chức năng tỉnh Cà Mau và chủ đầu tư để gỡ vướng việc đấu nối đường dẫn vào cầu Cái Nai. Ông Phạm Văn Thanh, Chi cục trưởng Chi cục QLĐB IV.6 (bìa trái) cùng với ngành chức năng tỉnh Cà Mau tháo gỡ vướng mắc trong việc đấu nối...