Tăng cường kiểm soát mỹ phẩm kinh doanh trực tuyến
Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh trực tiếp. Trong bức tranh ảm đạm ấy, kinh doanh trực tuyến như là một giải pháp thay thế hữu hiệu vừa giúp cá nhân, đơn vị kinh doanh vượt qua khó khăn, đồng thời người tiêu dùng (NTD) cũng nhiệt tình hưởng ứng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong vô số mặt hàng bán trên môi trường online, xuất hiện đầy rẫy sản phẩm giả, kém chất lượng, được rao bán công khai, kể cả những sản phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của NTD như mỹ phẩm, nhưng chưa được cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý…
Tại trang Facebook “ Kem trộn nguyên chất”, mỗi khi livestream bán hàng, chị T.- chủ kinh doanh, đều tự tay trực tiếp “sản xuất” kem trộn để NTD được tận mắt nhìn thấy. Quy trình “sản xuất” kem trộn của chị T., khá đơn giản, chị đổ tất cả các loại nguyên liệu cần trộn vào một chiếc thau lớn, sau đó đảo đều, rồi múc đổ vào từng hộp nhựa để bán cho NTD.
Theo giới thiệu của chị T., các loại nguyên liệu dùng để làm kem trộn đều là kem của Thái Lan. Với bộ sản phẩm “kem siêu mạnh”, gồm 5 sản phẩm: 1 hũ cốt kem 500gr (100% kem nguyên liệu Thái Lan trộn với nước hoa, colagen, vitamin C, kem chống nắng), 1 hũ kem đặc trị cho da đen, 1 hộp colagen tẩy da chết, và 1 tuyp vitamin C để dưỡng da. Bộ sản phẩm “kem siêu mạnh” có giá 300.000 đồng, với tổng trọng lượng khoảng gần 1kg.
Cơ quan QLTT tạm giữ mỹ phẩm vi phạm tại điểm kinh doanh thuộc hệ thống Ansan Cosmetics.
Theo giới thiệu của người bán, sau 2 ngày sử dụng “kem siêu mạnh” thì da trắng lên thấy rõ. Đặc biệt, kem này chỉ sử dụng cho loại da chì, da dày. Nếu da yếu, da nhạy cảm thì không nên sử dụng “kem siêu mạnh” mà sử dụng bộ kem thường (cũng gồm 5 món như trên nhưng hũ cốt kem pha loãng hơn) giá 250.000 đồng/bộ. Mỗi bộ sản phẩm sử dụng từ 4-6 tháng, chủ shop cam kết: “Nếu sử dụng 3 ngày không trắng sẽ hoàn tiền lại”.
Mặc dù được giới thiệu nguyên liệu kem trộn có xuất xứ rõ ràng, nhưng theo ghi nhận thì các loại kem cốt được giới thiệu xuất xứ Thái Lan, nhưng không có nhãn sản phẩm ghi các nội dung bắt buộc như: Đơn vị sản xuất, thành phần, công dụng, thời hạn sử dụng… hoặc Vitamin dùng để pha kem trộn cũng đã bị bóc vỏ, bóc hộp.
Hỗn hợp sau khi pha trộn tại chỗ không theo một tiêu chuẩn nào, người bán múc đổ vào trong các hộp nhựa và thành phẩm này đến tay NTD cũng không có nhãn mác, không có thông tin nào liên quan đến sản phẩm.
Video đang HOT
Tương tự, với sản phẩm “kem trộn thuốc tây”, ngoài nguyên liệu cốt kem thì thuốc tây dùng để trộn kem cũng đã hoàn toàn bị bóc hộp, bóc vỉ, chỉ thấy đó là viên thuốc nhộng màu xanh không biết là loại gì? Thế nhưng, điều đáng ngạc nhiên là dù sản phẩm không rõ chất lượng, “sản xuất” trong điều kiện không đảm bảo an toàn vệ sinh (trộn thủ công bằng tay và thau trộn đặt dưới sàn nhà), nhưng số lượng đặt hàng của NTD quá khủng, lên đến hàng trăm đơn hàng mỗi ngày (?).
Theo quy định pháp luật, việc sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định rõ, khi hoạt động sản xuất mỹ phẩm phải có giấy phép sản xuất mỹ phẩm; Có nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về dây chuyền sản xuất; Nguyên liệu, phụ liệu, bán thành phẩm dùng trong sản xuất mỹ phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng…
Còn đối với kinh doanh mỹ phẩm, tổ chức hoặc cá nhân chỉ được đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ khi nào đã được cơ quan quản lý Nhà nước cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm, và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm.
Trên thực tế, nhiều cá nhân kinh doanh mỹ phẩm “cam kết” sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm với khách hàng, nên nhiều người tin tưởng mua theo lời quảng cáo của người bán. Điều này “góp phần” làm mỹ phẩm giả, nhái, kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường, nhất là trên môi trường online nên cơ quan quản lý rất khó kiểm tra, giám sát.
Theo Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT), mới đây Cục QLTT Hà Tĩnh kiểm tra tài khoản Facebook “Gia Tuệ Gia Hân” kinh doanh một số mặt hàng mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất có dấu hiệu vi phạm hành chính. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng QLTT đã xác minh được địa điểm kinh doanh của tài khoản Facebook này ở đường 26/3, TP Hà Tĩnh.
Ngày 21/8, Cục đã tiến hành kiểm tra cơ sở trên, phát hiện ông Trương Tuấn Anh (chủ cơ sở) không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh. Cơ sở đang kinh doanh một số mặt hàng mỹ phẩm do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ. Chủ cơ sở khai nhận, số mỹ phẩm trên được mua trôi nổi trên thị trường để bán kiếm lời. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hành chính, trình lãnh đạo Cục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 8 triệu đồng và tịch thu 325 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm.
Gần đây nhất, ngày 8/9, Đội QLTT số 3 thuộc Cục QLTT Hà Giang phối hợp với Công an địa phương kiểm tra 3 cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã Kim Ngọc, huyện Bắc Quang gồm: Cơ sở kinh doanh Hải Vân (do ông Phí Hoàng Hải làm chủ), cơ sở kinh doanh Chung Nhân (do ông Phí Thành Chung làm chủ) và cơ sở kinh doanh của bà Phạm Thị Đào, cơ quan chức năng tạm giữ gần 20.000 sản phẩm mỹ phẩm các loại nước ngoài không có hóa đơn, chứng từ.
Các đối tượng khai nhận, toàn bộ hàng hóa trên đều được mua trôi nổi trên thị trường online và được bán qua mạng cho NTD, phân phối cho các địa phương khác. Toàn bộ hàng hóa đã bị QLTT tạm giữ để xác minh làm rõ.
Tại TP Hồ Chí Minh, theo báo cáo của Cục QLTT thành phố, trong 6 tháng đầu năm, lực lượng QLTT kiểm tra 62 vụ mỹ phẩm thì phát hiện có tới 59 vụ vi phạm, tạm giữ gần 70.000 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc. Cuối tháng 8 vừa qua, Cục QLTT thành phố đã kiểm tra, phát hiện một kho hàng chứa 4.800 sản phẩm mỹ phẩm các loại, trị giá gần 2,2 tỷ đồng có dấu hiệu nhập lậu…
Trước tình trạng mỹ phẩm giả tràn lan trên thị trường gần như chưa được kiểm soát, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ 15-10 tới), quy định, việc buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị phạt tối đa từ 50-70 triệu đồng tùy trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30 triệu đồng trở lên hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Riêng kinh doanh mỹ phẩm giả, nghị định quy định mức phạt sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay, người bán có thể bị xử phạt 100 – 140 triệu đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 1- 3 tháng và phải nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm.
Quy định mới sẽ tăng mức xử phạt hành chính đối với sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả. Tuy nhiên, để chế tài này đủ mạnh ngăn chặn triệt để vấn nạn mỹ phẩm giả, kém chất lượng, cần có sự quyết liệt của các cơ quan thực thi, cũng như NTD nói không với mỹ phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lo ngại với làm đẹp giá hời
Bên cạnh kem trộn, một số bạn trẻ chọn cách làm đẹp bằng thực phẩm hỗ trợ. Tuy nhiên, thực phẩm hỗ trợ cũng đủ loại, thật giả lẫn lộn. Liệu có giải pháp làm đẹp an toàn nhưng giá hời?
Không tự nhiên mà trắng
"Đẹp tự nhiên nhưng không tự nhiên mà đẹp", câu nói được nhiều bạn trẻ chia sẻ như một lời tự động viên để truyền cảm hứng tập luyện cho một vẻ ngoài xinh xắn. Ngoại hình được nhiều người trẻ chú trọng bởi đôi khi nó còn trở thành điểm cộng ưu tiên trong mắt nhà tuyển dụng một số ngành nghề.
Đánh vào tâm lý muốn trắng nhanh nhưng an toàn hiệu quả, các loại viên uống trắng da ra đời với nhiều hình thức: viên nén, viên sủi, bột, dạng nước... Tùy vào túi tiền người mua, các loại viên uống trắng da có giá từ vài triệu đồng đến không thể nào rẻ hơn. Phần lớn các loại viên uống trắng da được người bán giới thiệu là hàng ngoại nhập từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản... Để thêm thu hút khách hàng, viên uống còn được quảng cáo không chỉ trắng da mà còn kèm theo nhiều công dụng như trị mụn, bổ sung collagen, nở ngực, giảm cân, điều hòa nội tiết tố. Hình ảnh giới thiệu sản phẩm khá hấp dẫn, được nhiều hot girl chụp ảnh và quay video giới thiệu.
Viên uống trắng da giá rẻ được bán phổ biến trên mạng xã hội
Viên uống trắng da cấp tốc sau 7 ngày bật tone hết cỡ là một sản phẩm dưỡng trắng đang "hot" được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Tại một cửa hàng chuyên thực phẩm chức năng và bánh kẹo ngoại nhập trên đường Bình Quới (quận Bình Thạnh, TPHCM), lọ 60 viên (dạng softgel) có giá gốc khoảng 1,3 triệu đồng/lọ và giá giảm chỉ áp dụng trong tháng 7 là 1,1 triệu đồng/lọ. Được người bán giới thiệu là hàng xách tay trực tiếp và đưa hóa đơn mua hàng chỉ toàn chữ Hàn Quốc, chị M. (26 tuổi, chủ cửa hàng) nói: "Uống chừng một tuần là bảo đảm trắng, cơ địa đen cỡ nào cũng trắng, uống viên này thì khỏi cần bôi kem dưỡng da gì nữa cho cực".
Và cũng loại viên uống trắng da trên, một số người bán online rao hơn 500.000 đồng/lọ. Liên hệ người bán, chúng tôi được giới thiệu về công dụng làm trắng tương tự cửa hàng chị M., tuy nhiên mức giá lại rẻ hơn một nửa và nếu mua từ 2 hộp trở lên sẽ được miễn phí ship.
Đã uống 2 lọ, tốn hơn 2 triệu đồng, nhưng da vẫn không cải thiện, Lê Thiên Thảo (28 tuổi, nhân viên văn phòng, ngụ quận 4, TPHCM) kể: "Nghe giới thiệu làm trắng mà an toàn, không nguy hiểm như kem trộn nên tôi mua luôn 2 hộp, nhưng uống xong da không trắng lên chút nào, mặc dù tôi vừa uống vừa kết hợp thoa thêm kem dưỡng".
Muôn kiểu làm đẹp "tự nhiên"
Đánh vào tâm lý chuộng hàng tự nhiên nhưng hiệu quả làm đẹp nhanh, hàng loạt sản phẩm tiện ích cho cả nữ lẫn nam được giới thiệu là hàng xách tay, bán nhan nhản từ các chợ truyền thống đến mạng xã hội.
Xà phòng nở ngực, xà phòng kích trắng, huyết thanh kích trắng, viên uống trắng da, viên uống nở ngực, viên uống đẹp da đông y, sữa ủ trắng - kích trắng, gel tan mỡ..., các loại mỹ phẩm làm đẹp này được giới thiệu có thành phần tự nhiên, chiết xuất từ trái cây, mầm đậu, sữa non và dễ dàng tìm mua trên các hội nhóm mua bán online. Đa phần hàng được giới thiệu là hàng xách tay từ Thái Lan với giá cả phải chăng chỉ từ vài chục ngàn đồng, mà theo nhiều người bán chào mời là "giá hạt dẻ", "giá sinh viên".
Sau khi sử dụng trọn bộ những sản phẩm làm đẹp từ đầu đến chân, cùng viên uống đẹp da đông y, Cẩm Hương (26 tuổi, nhân viên kế toán, ngụ quận Tân Bình, TPHCM) kể: "Tôi làm việc văn phòng, không ra ngoài nhiều nhưng cũng thích chăm sóc ngoại hình. Muốn trắng nhanh nhưng sợ tắm trắng, kem trộn nên tôi mua xà phòng kích trắng của Thái Lan. Người bán giới thiệu rất hấp dẫn nên tôi mua luôn trọn bộ những mỹ phẩm khác và viên uống đẹp da đông y. Dùng xà phòng một tuần thấy da có trắng lên chút, nhưng da khô và bị ngứa, sợ quá nên tôi dừng lại. Còn viên uống đẹp da đông y, trong hũ chỉ có mấy chữ Thái, không có chú thích tiếng Việt nào kèm theo. Tôi uống hơn nửa hũ, mùi ngày càng hắc nên cũng dẹp luôn".
Mỹ phẩm Thái Lan được bán phổ biến trên mạng xã hội vì giá bình dân, phù hợp với nhiều người nhất là giới sinh viên. Làn da không mấy trắng, được bạn bè giới thiệu, Trương Thùy Trang (19 tuổi, sinh viên, ngụ quận 5, TPHCM) tìm mua sữa dưỡng thể và viên uống trắng da của Thái Lan với giá 300.000 đồng/2 sản phẩm. "Bôi gần hết chai dưỡng thể nhưng em không thấy da trắng lên chút nào, còn viên uống thì em không dám dùng vì hộp bên ngoài sơ sài, nhãn mác chỉ có vài dòng chữ Thái, không có dán tem gì hết", Trang cho biết.
Mong muốn có ngoại hình đẹp là điều chính đáng, tuy nhiên trước khi đầu tư vào các loại mỹ phẩm, bạn trẻ cần tìm hiểu kỹ, tránh tiền mất tật mang. Không hề có chuyện hàng cao cấp mà giá hời chỉ vài chục ngàn đồng.
Ham trắng da giá rẻ, thiếu nữ 'ôm hận' Ước mơ sở hữu "mặt hoa da phấn", không ít cô gái trẻ tự mua các sản phẩm làm trắng da trên mạng, lô hàng trôi nổi để làm đẹp cho mình và rồi ôm hận suốt đời. Kem trộn trắng da giá 60.000 đồng/hũ PV báo Tiền Phong mua tại chợ Bình Tây Ai cũng đẹp như gái 18? Trưa ngày 2/6,...