Tăng cường kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, đường mòn, lối mở
Ngày 24-7, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã có công văn số 3952/CV-BCĐ gửi Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Ủy ban nhân dân tỉnh các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát nhập cảnh và quản lý người nước ngoài nhập cảnh.
(Ảnh minh họa)
Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trong nước cơ bản được kiểm soát. Việt Nam đã có hơn 90 ngày không có ca bệnh lây lan trong cộng đồng. Chúng ta vẫn ghi nhận một số trường hợp mắc Covid-19 từ nước ngoài nhập cảnh vào nước ta và được cách ly, quản lý ngay.
Video đang HOT
Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, trong thời gian gần đây đã ghi nhận một số trường hợp người nước ngoài xâm nhập trái phép vào nước ta, đi sâu vào nội địa qua nhiều tỉnh, thành phố không được kiểm soát, cách ly, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Do vậy, nguy cơ dịch Covid-19 xâm nhập vào nước ta, lây lan ra cộng đồng là rất lớn nếu không được quản lý tốt.
Để kiểm soát chặt chẽ người nước ngoài nhập cảnh, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan ra cộng đồng, Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo tăng cường kiểm soát nghiêm, chặt chẽ khu vực biên giới, đặc biệt là các đường mòn, lối mở không để các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Bộ Công an chỉ đạo cơ quan công an địa phương thường xuyên kiểm tra, rà soát, xử lý người nước ngoài đến bất hợp pháp trên địa bàn; quản lý chặt chẽ người nước ngoài được phép đến làm việc, lưu trú tại địa phương, lưu ý tại các công trường, xí nghiệp, nơi học tập, khách sạn, nhà nghỉ…
Ban Chỉ đạo đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các cấp chính quyền tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương khi phát hiện các trường hợp nhập cảnh trái phép trong cộng đồng để có biện pháp xử lý nghiêm.
Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan liên quan lập danh sách tất cả những người nhập cảnh trái phép lưu trú tại địa phương, cách ly ngay, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm.
Nếu dương tính với SARS-CoV-2 cần chuyển ngay đến các cơ sở y tế để cách ly và điều trị, lập sanh sách và quản lý người tiếp xúc gần.
Trường hợp có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 thì tiếp tục theo dõi sức khỏe theo quy định.
Nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi tại nhiều địa phương rất lớn
Theo báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các địa phương, từ đầu năm đến nay, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) phát sinh tại 773 xã (bao gồm 25 ổ xã phát sinh mới, 228 xã tái phát dịch và 520 xã có dịch xảy ra từ cuối năm 2019 và kéo dài sang năm 2020) tại 217 huyện thuộc 45 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy là 34.000 con lợn.
Lực lượng chức năng tiêu hủy đàn lợn mắc dịch tả lợn châu Phi tại quận 9. Ảnh Q.Định
Hiện nay, cả nước có 238 xã thuộc 60 huyện của 18 tỉnh, thành phố có dịch chưa qua 30 ngày. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục tái phát, lây lan diện rộng là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn, tăng đàn lợn và bảo đảm nguồn cung thịt lợn.
Để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch tái phát và lây lan diện rộng, khắc phục ngay những khó khăn, tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống bệnh DTLCP, trong văn bản mới đây gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Lạng Sơn, Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Đắk Lắk, Đắk Nông, Quảng Nam, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Bạc Liêu, Bộ NN&PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở NN&PTNT thành lập ngay các Đoàn công tác do lãnh đạo Sở, lãnh đạo UBND làm trưởng đoàn.
Đồng thời, cử các tổ cán bộ kỹ thuật đến trực tiếp các địa phương có ổ bệnh DTLCP (chưa qua 30 ngày) để phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch, kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.
Bên cạnh đó, chủ động triển khai giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản/ấp đến cấp xã, huyện và tỉnh theo đúng quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y.
Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển lợn, đặc biệt là vận chuyển, buôn bán lợn để nuôi thương phẩm và lợn đến cơ sở giết mổ, nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan; tổ chức giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm lợn bất hợp pháp qua biên giới...
Tấm lòng thơm thảo của 9 người Quảng Trị từ chối nhận tiền hỗ trợ Nhiều người dân ở thị xã Quảng Trị từ chối nhận tiền hỗ trợ Covid-19 để "nhường phần kinh phí này cho những người khó khăn hơn". Chủ tịch UBND thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) Văn Ngọc Lãm cho biết, địa phương vừa chi trả kinh phí đợt 1 hỗ trợ những người gặp khó khăn do dịch Covid-19. Cán bộ...