Tăng cường kết nối giao thương sản phẩm nông nghiệp giữa “ba nhà”
Tăng cường kết nối giao thương sản phẩm nông nghiệp giữa “ba nhà”: nhà sản xuất – nhà doanh nghiệp – nhà tiêu dùng được coi là một trong những hoạt động trọng tâm của Hội chợ sản phẩm nông nghiệp và làng nghề năm 2015.
“Hiện nay, các loại nông sản thực phẩm từ các tỉnh, thành phố cung cấp cho Hà Nội đa số không có nguồn gốc rõ ràng, nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao, ảnh hưởng tới sức khỏe, tới niềm tin của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm tốt của các địa phương lại chưa được người tiêu dùng Thủ đô biết tới. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do người sản xuất, doanh nghiệp phân phối, người tiêu dùng của Hà Nội và các tỉnh, thành phố chưa có sự thông tin, kết nối giao thương chặt chẽ”. – Đây là nhận định được ông Nguyễn Văn Chí – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội đưa ra tại Hội thảo “Tăng cường hiệu quả kết nối sản xuất – tiêu thụ nông sản giữa các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp của Hà Nội với các tỉnh, thành phố” do Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức đã khai mạc sáng 8.10 tại Hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và thương mại (quận Cầu Giấy, Hà Nội).
Toàn cảnh hội thảo.
Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đang rất thiếu thông tin về sản phẩm an toàn và các sản phẩm đặc sản vùng miền, họ không biết mua các sản phẩm này ở đâu cho đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, tại Hà Nội và các tỉnh thành có rất nhiều cơ sở sản xuất, cửa hàng, siêu thị cung ứng các sản phẩm tốt, sản phẩm vùng miền đáp ứng vệ sinh ATTP song vẫn chưa được người tiêu dùng biết đến.
Hội thảo “Tăng cường hiệu quả kết nối sản xuất – tiêu thụ nông sản giữa các cơ sở sản xuất và doanh nghiệp của Hà Nội với các tỉnh, thành phố” chính là cơ hội để liên kết hợp tác giữa các tỉnh và Hà Nội trong công tác xúc tiến thương mại, chuyển giao tiến bộ KHKT, đồng thời tạo cơ hội cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông sản thực phẩm được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm hiểu về thị trường, thỏa thuận liên kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm.
Một số hợp đồng được ký kết ngay cuối buổi hội thảo.
Tham dự Hội thảo có sự hiện diện của 200 đại biểu đến từ các cơ quan nghiên cứu, nhà quản lý, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đầu tư, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm của Hà Nội và các tỉnh, thành phố như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Hưng Yên, Lạng Sơn, Hà Giang, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Ninh, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Điện Biên, Quảng Bình, Vĩnh Long, Tiền Giang …
Theo Danviet
Bộ TT&TT báo cáo Thủ tướng khi VTV cố tình phát sóng chương trình vi phạm
Bộ TT&TT vừa có công văn số 811 ngày 25/3/2015 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hoạt động liên kết sản xuất chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV).
Theo đó, Bộ TT&TT lý giải nguyên nhân việc Bộ phải có văn bản số 616/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 10/3/2015 gửi VTV đề nghị VTV chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm soát nội dung các chương trình liên kết.
Cụ thể, từ năm 2013 đến nay, Bộ TT&TT đã cấp 118 Giấy chứng nhận đăng ký chương trình liên kết cho VTV và các đối tác liên kết theo các quy định của Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT ngày 28/5/2009 của Bộ TT&TT quy định việc liên kết trong hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình.
Video đang HOT
Trong đó, năm 2013, Bộ cấp 36 Giấy chứng nhận đăng ký chương trình liên kết (trong đó, có 27 chương trình mới so với năm 2012); năm 2014, Bộ cấp 76 Giấy chứng nhận đăng ký liên kết (trong đó, có 36 chương trình cấp mới so với năm 2013); và từ đầu năm 2015 đến nay, Bộ đã cấp 6 Giấy chứng nhận đăng ký liên kết.
Các chương trình liên kết này được Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng trên 6 kênh chương trình quảng bá, gồm: kênh VTV1 - 14 chương trình; kênh VTV2 - 11 chương trình; kênh VTV4 - 3 chương trình; kênh VTV6 - 12 chương trình; kênh VTV9 - 2 chương trình, và kênh có số lượng chương trình liên kết nhiều nhất là VTV3 với 49 chương trình (chủ yếu là các chương trình truyền hình thực tế, gameshow giải trí).
Tính đến thời điểm này, số lượng đối tác liên kết tham gia phối hợp với Đài để sản xuất các chương trình liên kết là 36 đơn vị. Trong đó, Công ty TNHH Quảng cáo - Tư vấn và Tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa, Công ty TNHH Bình Hạnh Đan (BHD), Công ty Cổ phần Phát triển Truyền thông Việt Ba... là những đối tác có số lượng chương trình đăng ký liên kết nhiều nhất.
Xét về tỷ trọng, theo thống kê sơ bộ, thời lượng các chương trình liên kết phát sóng trên từng kênh chương trình chưa vượt quá 30% tổng số thời lượng phát sóng trong 1 ngày của kênh chương trình đó. Tuy nhiên, việc bố trí khung chương trình phát sóng các chương trình liên kết chủ yếu tập trung vào các khung giờ vàng, đông khán giả xem và đặc biệt là gần như dày đặc vào các ngày cuối tuần Thứ 7, Chủ nhật (nhất là trên kênh VTV3, VTV6) dẫn đến cảm giác sóng truyền hình Việt Nam bị chiếm lĩnh bởi các chương trình liên kết.
Hàng loạt sai phạm
Cũng theo báo cáo của Bộ TT&TT, trong những năm qua, VTV có một số chương trình chưa thực hiện đúng quy trình thủ tục đăng ký liên kết (đã phát sóng chương trình liên kết khi hồ sơ đăng ký liên kết đang trong quá trình được cơ quan quản lý nhà nước xử lý).
Những trường hợp sai phạm này, cơ quan chức năng của Bộ TT&TT (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử) đã có văn bản nhắc nhở, đề nghị Đài báo cáo, giải trình. Các báo cáo giải trình của Đài đối với những hồ sơ này đều có lý do chủ yếu là sơ suất để quên văn bản; hồ sơ liên kết thông tin chưa đầy đủ, thời gian hoàn thiện hồ sơ bị kéo dài ảnh hưởng đến việc gửi hồ sơ đi, dẫn đến chậm trễ.
Xác định VTV là một Đài Truyền hình Quốc gia, có tầm ảnh hưởng chính trị lớn, nên biện pháp xử lý của cơ quan quản lý nhà nước hiện chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở Đài rút kinh nghiệm, chưa áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính.
Trong công văn 811, Bộ TT&TT cũng đã chỉ rõ những sai phạm trong nội dung thông tin của các chương trình liên kết của VTV.
Một là thông tin sai sự thật; sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh phản cảm, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam. Có 7 chương trình mắc lỗi này (trong đó có 2 chương trình sai phạm 2 lần).
Chương trình Nhân tố bí ẩn đã 2 lần sai phạm về nội dung thông tin.
Cụ thể, Chương trình "Nhân tố bí ẩn" (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Công ty TNHH Quảng cáo, Tư vấn và Tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa) có 2 lần sai phạm. Lần 1 là chương trình lúc 21 giờ ngày 30/3/2014, có nội dung thí sinh của chương trình lừa dối khán giả về thông tin cá nhân của mình (thí sinh Huyền Minh thực chất là ca sỹ Anh Thúy). Lần 2, trong chương trình phát sóng ngày 12/10/2014: phát sóng tiết mục Mashup các ca khúc Tây Nguyên của nhóm F-Band sử dụng chiếc khăn Piêu (biểu tượng văn hóa của đồng bào dân tộc Thái để đội đầu thì chương trình lại dùng làm khố) không đúng và không thích hợp, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Chương trình "Cuộc đua kỳ thú" (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Công ty TNHH Bình Hạnh Đan) cũng có 2 lần sai phạm. Lần 1, phát sóng ngày 13/9 và 4/10/2013 có những hình ảnh phản cảm khi đưa ra những thử thách như ăn cá sống, xẻ thịt lợn sống cho các thí sinh tham gia chương trình (ở các tập 8, 11). Lần 2, phát sóng tập 13 có 1 số hình ảnh và lời thoại phản cảm (cãi vã giữa các nhân vật chơi).
Chương trình "Quà tặng cuộc sống" (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Công ty CP Truyền thông Sunrise): lúc 22 giờ 20 phút ngày 19/11/2014, phát sóng tập phim hoạt hình "Nhặt xương cho thầy" gây phản cảm, bức xúc cho khán giả, xúc phạm danh dự các thầy cô giáo (phát sóng đúng dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11).
Chương trình "Ai là triệu phú" (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Công ty TNHH dịch vụ và thương mại Mesa): lúc 20 giờ ngày 30/12/2014, chương trình phát sóng có một số nội dung thiếu văn hóa.
Chương trình "Tìm kiếm tài năng Việt Nam" (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Công ty TNHH Bình Hạnh Đan): lúc 20 giờ 00 ngày Chủ nhật 11/01/2015, phát sóng chương trình thiếu thận trọng trong kiểm duyệt nội dung thông tin, để xảy ra sự cố thí sinh uống nhầm axit, gây phản ứng trong dư luận xã hội và báo chí.
Chương trình "Chết cười" (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Công ty TNHH Bình Hạnh Đan): lúc 20 giờ 30 phút ngày 17/1/2015, phát sóng chương trình với nhiều nội dung, hình ảnh, lời thoại, hành động phản cảm, gây bức xúc trong dư luận và báo chí.
Chương trình "Người giấu mặt" (phát sóng trên kênh VTV6; đối tác liên kết là Công ty TNHH Bình Hạnh Đan): phát sóng lúc 19 giờ 55 phút ngày 18/11/2013, có hình ảnh phản cảm (một thí sinh ôm ấp, thò tay vào ngực áo của 1 thí sinh khác) trong tập 7 của chương trình; Ngày 12/12/2013, tiếp tục phát sóng những hình ảnh phản cảm (các thí sinh trút bỏ trang phục để kiểm tra cân nặng sau khi hoàn thành thử thách của chương trình) trong tập 31 của chương trình.
Bên cạnh sai phạm về nội dung, VTV còn có sai phạm về quảng cáo trong 2 chương trình liên kết, trong đó, có 1 chương trình sai phạm 2 lần.
Cụ thể, Chương trình "Gương mặt thân quen" (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Cty TNHH Sản xuất và quảng cáo Sóng vàng): Lúc 21 giờ 49 phút ngày 3/5/2014, phát sóng chuỗi quảng cáo vượt quá 10% màn hình vi phạm các quy định của Luật Quảng cáo; Lúc 21 giờ ngày 14/6/2014, chương trình ngắt 5 lần để phát quảng cáo, vượt quá số lần quảng cáo cho phép theo quy định của Luật Quảng cáo.
Chương trình "Nhân tố bí ẩn" (phát sóng trên kênh VTV3; đối tác liên kết là Công ty TNHH Quảng cáo, Tư vấn và Tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa): Lúc 21 giờ ngày 13/4/2014, ngắt 5 lần để phát quảng cáo, vượt quá số lần cho phép; đồng thời, trong đó, quảng cáo thứ 3 có thời lượng 5 phút 50 giây, vượt quá thời lượng cho phép.
Qua số liệu thống kê trên cho thấy các chương trình sai phạm này tập trung vào các chương trình giải trí, trò chơi truyền hình (gameshow) phát sóng trên kênh VTV3; Chủ yếu tập trung vào các chương trình có đối tác để lặp đi lặp lại sai phạm nhiều lần là: Công ty TNHH Bình Hạnh Đan (6 lần); Công ty TNHH Quảng cáo, tư vấn và tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa (3 lần).
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, đối với các sai phạm trong nội dung thông tin của Đài nêu trên, Bộ đều nhắc nhở trực tiếp Đài VTV tại giao ban báo chí hàng tuần và nhắc nhở bằng văn bản (10 trường hợp). Đồng thời, Bộ đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính (4 trường hợp) với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 145 triệu đồng.
Trước những sai phạm nêu trên của VTV, nhằm bảo đảm hoạt động liên kết được thực hiện đúng pháp luật, khắc phục tình trạng để xảy ra sai phạm trong các chương trình liên kết, ngày 10/3/2015, Bộ TT&TT đã có văn bản số 616/BTTTT-PTTH&TTĐT đề nghị VTV chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm soát nội dung các chương trình liên kết.
Đồng thời, tại văn bản này, Bộ đã thông báo: Trước mắt, tạm dừng cấp Giấy chứng nhận đăng ký liên kết cho Đài Truyền hình Việt Nam với đối tác liên kết mà trước đó đã để xảy ra sai phạm nhiều lần, gồm: Công ty TNHH Bình Hạnh Đan (BHD), Công ty TNHH Quảng cáo, Tư vấn và Tổ chức biểu diễn Cát Tiên Sa.
Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận đăng ký các chương trình liên kết dự kiến phát sóng trên kênh VTV3 để Đài Truyền hình Việt Nam tập trung có các biện pháp chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm soát nội dung các chương trình trước khi phát sóng.
Đối với những chương trình mà Giấy chứng nhận đăng ký chương trình liên kết còn hiệu lực, nếu trong thời gian tới để xảy ra các sai phạm, Bộ sẽ thu hồi Giấy chứng nhận và có biện pháp xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
Ngoài ra, đối với những chương trình có sai phạm về thủ tục đăng ký liên kết (thực hiện phát sóng các chương trình liên kết khi chưa được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy chứng nhận đăng ký liên kết), dù Đài có báo cáo giải trình, Bộ vẫn không cấp Giấy chứng nhận đăng ký liên kết cho các chương trình này; đồng thời xử lý xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Bộ vẫn tiếp tục xem xét, xử lý các hồ sơ đăng ký liên kết mà nội dung đăng ký không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam, không vi phạm văn hóa, thuần phong, mỹ tục Việt Nam; đối tác chưa để xảy ra sai sót trong chương trình liên kết.
Đây là biện pháp cần thiết và bình thường trong quá trình quản lý, nhất là với các sản phẩm báo chí liên kết với các công ty tư nhân. Việc làm này trước hết nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm Thông tư số 19/2009/TT-BTTT ngày 28/5/2009 hiện vẫn đang còn hiệu lực; tạo điều kiện để VTV làm việc với các đối tác liên kết rà soát, làm rõ trách nhiệm của mỗi bên trong thực hiện liên kết, đồng thời, để lãnh đạo Đài chấn chỉnh lại quy trình, sự phối hợp giữa các đơn vị có trách nhiệm của Đài với đối tác liên kết và giữa các đơn vị trong nội bộ Đài với nhau... nhằm khắc phục, hạn chế tối đa sai sót trên làn sóng, góp phần giữ uy tín cho VTV - Đài Truyền hình Quốc gia, cơ quan thuộc Chính phủ.
Đã có một số cơ quan báo chí in, báo điện tử khi bị phát hiện sai phạm tương tự đã bị đình bản tạm thời để chấn chỉnh tổ chức, bộ máy và quy trình sản xuất tin bài. Sau khi cơ quan báo chí và cơ quan chủ quản có báo cáo giải trình, nêu rõ các biện pháp chấn chỉnh thì Bộ đã cấp phép hoạt động trở lại bình thường.
Chính vì giữ uy tín cho Đài Quốc gia, cơ quan thuộc Chính phủ nên Bộ TT&TT không muốn áp dụng biện pháp cứng rắn, mà chỉ ra văn bản có tính nhắc nhở, cảnh báo để Đài chấn chỉnh lại hoạt động liên kết và khi Đài có báo cáo nói rõ các biện pháp chấn chỉnh thì Bộ sẽ xem xét, cấp phép lại bình thường.
Tại văn bản số 433/THVN ngày 20/3/2015 của VTV gửi Bộ TT&TT (Bộ nhận được ngày 23/3/2015) đã nói rất rõ: "Tổng giám đốc VTV đã nghiêm khắc rút kinh nghiệm, kịp thời có các biện pháp chấn chỉnh trong nội bộ và các đối tác hợp tác sản xuất với tinh thần cầu thị, nghiêm khắc để tránh những sai sót không đáng có...". Tuy nhiên, qua kiểm tra, theo dõi, Bộ TT&TT nhận thấy, mặc dù đã được Bộ nhắc nhở, yêu cầu chấn chỉnh hoạt động liên kết (trong Công văn số 616/BTTTT-PTTH&TTĐT ngày 10/3/2015), nhưng VTV vẫn tiếp tục phát sóng các chương trình liên kết mà chưa được Bộ TT&TT cấp chứng nhận.
Như vậy, VTV đã vi phạm các quy định của Thông tư số 19/2009/TT-BTTTT; không thực hiện đúng các nội dung mà Bộ đã thông báo tại văn bản số 616/BTTTT-PTTH&TTĐT.
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 19/2009/TT-BTTTT quy định rõ: "Đài phát thanh, truyền hình chỉ được thực hiện hoạt động liên kết sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông".
Thực tế này cho thấy, Đài chấp nhận vi phạm các quy định của pháp luật để đáp ứng thời hạn phát sóng của đối tác liên kết theo hợp đồng đã ký. Đây là biểu hiện khá rõ nét thực trạng: đối tác đang nắm quyền chi phối hoạt động liên kết và vì lợi ích cục bộ của Đài, của đối tác liên kết mà chưa tính đến lợi ích chung của công chúng xem truyền hình và uy tín của Đài Quốc gia - cơ quan thuộc Chính phủ.
Theo Infonet