Tăng cường hiệu quả hợp tác giữa Kiểm toán Nhà nước Việt Nam và EU
Sáng 23/2/2022, Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Sỹ Thanh đã tiếp ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam.
Ngày 23/2, tiếp ông Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh đánh giá cao những đóng góp của Đại sứ trên cương vị là Trưởng đại diện của Liên minh châu Âu tại Việt Nam, đặc biệt là trong việc thúc đẩy Nghị viện Liên minh châu Âu thông qua Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA).
Tổng Kiểm toán nhà nước Trần Sỹ Thanh tiếp Đại sứ Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam. Ảnh: sav.gov.vn.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh cho biết: Năm 2021, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Kiểm toán Nhà nước đã hoàn thành toàn diện kế hoạch công tác năm với nhiều kết quả nổi bật, góp phần vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, minh bạch hóa nền tài chính quốc gia, hoàn thiện thể chế, xây dựng nhà nước pháp quyền.
Kiểm toán Nhà nước đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch Tổ chức các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021; ban hành kế hoạch kiểm toán trung hạn 2022-2024 và kế hoạch kiểm toán 2022 gắn với lộ trình thực hiện các mục tiêu trong Chiến lược phát triển Kiểm toán Nhà nước đến năm 2030.
Theo đó, Kiểm toán Nhà nước phấn đấu trở thành công cụ trọng yếu, hữu hiệu của Đảng, Nhà nước trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động kiểm toán thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, bảo đảm hoạt động công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, chính quy và từng bước hiện đại; góp phần quan trọng nâng cao năng lực quản lý, quản trị tài chính, tài sản công của Nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước giai đoạn 2021-2030.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Trần Sỹ Thanh cảm ơn sự hỗ trợ và ủng hộ to lớn của Liên minh châu Âu dành cho Kiểm toán Nhà nước từ những ngày đầu thành lập cho đến nay, đặc biệt là các hoạt động tăng cường năng lực cho Kiểm toán viên Kiểm toán Nhà nước.
Cụ thể, Liên minh châu Âu đã triển khai 3 dự án hỗ trợ Kiểm toán Nhà nước gồm: Dự án hỗ trợ Kiểm toán Nhà nướcViệt Nam giai đoạn 2006 – 2007; Dự án quản lý cải cách, nâng cao năng lực cho cán bộ cấp cao của Kiểm toán Nhà nước năm 2012; Dự án hỗ trợ Kiểm toán Nhà nước cải thiện trách nhiệm giải trình, công tác báo cáo, tính minh bạch và công tác giám sát hoạt động quản lý tài chính công giai đoạn 2015-2019 (Dự án EU-PFMO), với tổng kinh phí tài trợ 3,9 triệu euro.
Video đang HOT
Ngoài ra, Liên minh châu Âu đã triển khai 01 hoạt động phi dự án vào tháng 12/2021, đó là khóa tập huấn sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu trong các cuộc kiểm toán (IDEA) cho 22 công chức, kiểm toán viên; kịp thời cung cấp cho Kiểm toán Nhà nước Việt Nam những tư liệu, thông tin và kinh nghiệm quý giá; giúp xây dựng và hoàn thiện thể chế, hoạt động theo hướng tiệm cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Đề xuất các hoạt động hợp tác cụ thể trong thời gian tới, Tổng Kiểm toán Nhà nước mong muốn nhận được sự hỗ trợ và ủng hộ của Liên minh châu Âu, tập trung vào việc hỗ trợ đào tạo các lĩnh vực kiểm toán mới như kiểm toán công nghệ thông tin, kiểm toán hoạt động, kiểm toán nợ công, kiểm toán tài nguyên khoáng sản, kiểm toán môi trường. Đồng thời, hỗ trợ sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước, hệ thống hồ sơ, mẫu biểu kiểm toán… phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và thực tiễn hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; hỗ trợ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm toán, trong đó có việc khai thác, ứng dụng phần mềm IDEA.
Đại sứ Giorgio Aliberti khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng cường hiệu quả mối quan hệ hợp tác giữa Kiểm toán Nhà nước và Liên minh châu Âu, nhằm đóng góp vào việc hiện thực hóa mối quan hệ đối tác, hợp tác toàn diện Việt Nam-EU.
Đại sứ cho biết, từ năm 2021, Liên minh châu Âu đã thống nhất hỗ trợ một chương trình hợp tác đa biên cho Việt Nam với 3 ưu tiên hàng đầu, bao gồm: Kinh tế tuần hoàn, kinh tế số có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu; kinh doanh có trách nhiệm, tăng cường năng lực cho đội ngũ lao động và tạo cơ hội việc làm; tăng cường năng lực quản trị pháp quyền và cải cách thể chế.
Theo chương trình hợp tác, giai đoạn 2021-2024, Liên minh châu Âu sẽ cung cấp một khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 210 triệu euro cho Việt Nam. Với khoản viện trợ lớn này, Liên minh châu Âu sẽ dựa vào hệ thống quản lý công và do đó, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam sẽ là một đối tác quan trọng của Liên minh châu Âu trong thời gian tới.
“Liên minh châu Âu cam kết sẽ có những hỗ trợ kỹ thuật để Kiểm toán Nhà nước tiệm cận và áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Theo đó, Việt Nam có thể tăng cường hệ thống quản trị và trở thành đất nước phát triển theo tầm nhìn của Chính phủ đến năm 2030″, Đại sứ chia sẻ.
Bao giờ dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vận hành?
Trong dự thảo báo cáo gửi Quốc hội về tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Chính phủ đã đề cập thời gian dự kiến đưa dự án vào khai thác, sử dụng.
Cụ thể theo dự thảo báo cáo của Chính phủ để gửi Quốc hội về dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, dự án đã hoàn thành toàn bộ phần xây dựng, lắp đặt thiết bị và vận hành thử toàn hệ thống theo tiêu chuẩn dự án vào tháng 12/2020. Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành công tác nghiệm thu dự án.
Trên cơ sở kết quả nghiệm thu các công trình thành phần, nghiệm thu tổng thể dự án, Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo hoàn thành gửi Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đề nghị tiến hành kiểm tra và có ý kiến chấp thuận về công tác nghiệm thu.
"Do dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp (bao gồm nhiều chuyên ngành), lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam nên quá trình hoàn thiện thủ tục nghiệm thu bàn giao kéo dài", dự thảo báo cáo đề cập.
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn còn một số vướng mắc, chủ yếu là công tác thanh toán và việc thực hiện ý kiến kết luận của Kiểm toán Nhà nước (Ảnh: Đ.Quân).
Ngoài ra dự thảo cũng cho biết, Cơ quan thường trực Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã thường xuyên tổ chức các buổi kiểm tra, rà soát hồ sơ tài liệu trong quá trình thực hiện dự án; đồng thời đã tiến hành kiểm tra tổng thể hiện trường dự án (ngày 23/7 vừa qua). Dự kiến Hội đồng sẽ tổ chức họp để ra thông báo kết quả kiểm tra cuối cùng trong dịp đầu tháng 10.
Sau khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng kiểm tra nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiến hành bàn giao dự án cho UBND Thành phố Hà Nội tiếp nhận, vận hành khai thác theo quy định.
Về kế hoạch bàn giao, tiếp nhận dự án, Bộ Giao thông Vận tải và UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất chủ trương về kế hoạch bàn giao, tiếp nhận dự án (bao gồm hồ sơ tài liệu; mặt bằng, các mốc chỉ giới; tài sản hình thành sau đầu tư; khoản nợ theo cơ chế tài chính của dự án...).
Hiện nay đã tiến hành bàn giao một phần các văn bản pháp lý, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật... của dự án theo tiến độ chuyển giao. Do khối lượng bàn giao lớn, bao gồm nhiều hạng mục nên công tác kiểm đếm đã được các bên bắt đầu triển khai từ cuối năm 2020.
Đánh giá về quá trình thực hiện, dự thảo báo cáo của Chính phủ cho biết, dự án từ khi khởi công đến nay gặp nhiều khó khăn, vướng mắc làm chậm tiến độ và tăng tổng mức đầu tư. Cụ thể, công tác giải phóng mặt bằng chậm ảnh hưởng đến khảo sát, thiết kế, thi công, tiến độ và chi phí dự án. Ngoài ra quy định của Việt Nam về hình thức hợp đồng EPC chưa rõ ràng, có nhiều khác biệt với thông lệ quốc tế nên hợp đồng EPC ký kết ban đầu chưa hoàn chỉnh, thiếu chặt chẽ, chưa đúng với bản chất hợp đồng EP.
Dự án được sử dụng nguồn vốn ODA của nhà tài trợ nước ngoài, có tính chất đặc thù, kỹ thuật cao, công nghệ hoàn toàn mới và lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam nên phía Việt Nam chưa lường hết các yêu cầu về kỹ thuật công nghệ.
Thủ tục bổ sung Hiệp định và hiệu lực Hiệp định kéo dài; các cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về đơn giá, định mức có nhiều thay đổi và chưa ban hành kịp thời.
Dự án trải qua hai đợt nền kinh tế Việt Nam bị lạm phát cao đã ảnh hưởng lớn đến giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng trong tổng mức đầu tư điều chỉnh; ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 từ cuối năm 2019 đến nay...
Quá trình thực hiện dự án của tổng thầu còn bộc lộ nhiều hạn chế trong chỉ đạo, điều hành và quản lý, phụ thuộc nhiều vào các đơn vị liên kết; chưa thực hiện các yêu cầu của chủ đầu tư nên thường xuyên chậm trễ hoàn thành các hạng mục theo mốc tiến độ đã cam kết.
Trước đó, góp ý về dự thảo báo cáo (do Bộ Giao thông Vận tải thay mặt Chính phủ soạn thảo), lãnh đạo Bộ Xây dựng đã đề nghị sửa một số nội dung trong dự thảo báo cáo cho phù hợp với tiến độ hoàn thành nghiệm thu đường sắt Cát Linh - Hà Đông trên thực tế.
Cụ thể, thứ nhất, Bộ Xây dựng đã đề nghị sửa nội dung báo cáo trên thành "Bộ Giao thông Vận tải đã hoàn thành nghiệm thu tổng thể công trình. Trên cơ sở kết quả nghiệm thu các công trình thành phần, nghiệm thu tổng thể công trình, Bộ Giao thông Vận tải đã có báo cáo hoàn thành gửi Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng...".
Thứ hai, về nội dung "Dự kiến Hội đồng sẽ tổ chức họp để ra thông báo kết quả kiểm tra cuối cùng trong dịp đầu tháng 10...", Bộ Xây dựng đề nghị sửa lại là: "... Hội đồng sẽ tổ chức họp kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư sau khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình, dự kiến trong tháng 10/2021...".
Như vậy, về tiến độ nghiệm thu dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, trước đó Bộ Giao thông Vận tải cho biết dự kiến Hội đồng kiểm tra Nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng sẽ tổ chức họp để ra thông báo kết quả kiểm tra cuối cùng vào đầu tháng 10.
Tuy nhiên Bộ Xây dựng khẳng định hội đồng chỉ tổ chức họp, kiểm tra công tác nghiệm thu dự án sau khi chủ đầu tư hoàn thành nghiệm thu công trình. Dự kiến thời gian nghiệm thu là trong tháng 10 này.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị kiểm toán việc sử dụng nguồn lực cho chống COVID-19 Chủ tịch Quốc hội đề nghị chú trọng thêm kiểm toán việc huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Ngày 14/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo công tác năm 2021 và kế hoạch kiểm toán năm 2022 của...