Tăng cường hệ miễn dịch
Sự khỏe mạnh của hệ miễn dịch sẽ làm cho cơ thể chúng ta ngày càng khoẻ mạnh hơn, sức chống chọi bệnh tật gia tăng. Đây là vấn đề thời sự trong đợt dịch virus corona hiện nay.
Ảnh minh họa
Nhưng làm thế nào để có được hệ miễn dịch khỏe mạnh? Đây là câu hỏi vừa đơn giản nhưng cũng rất phức tạp.
Điều đầu tiên là phải có một chế độ ăn uống đủ chất, nhất là ở trẻ em. Thức ăn phải đầy đủ các thành phần protid, glucid, Lipid, các chất vi lượng, vitamin… Những chất này sẽ giúp cơ thể chống lại được với bệnh tật.
Một số công trình nghiên cứu cho thấy, ngoài việc có yếu tố di truyền tốt, việc thêm vào thực phẩm một số chất kích thích hệ miễn dịch cũng có tác dụng tốt. Những chất này phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho con người, dễ sử dụng và không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, việc làm này không phải lúc nào cũng có người đồng ý.
Cuộc sống lành mạnh, quân bình không quá nhiều stress ở người lớn và quân bình giữa học tập và vui chơi ở trẻ em sẽ là một liều thuốc bổ vô cùng quan trọng nhằm xây dựng hệ thống miễn dịch. Tập thể dục, năng động trong cuộc sống, những cố gắng cải thiện môi trường để có một môi trường sống tốt hài hòa hợp với thiên nhiên… cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Video đang HOT
Tránh xa và loại bỏ trong đời sống những thói quen xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và hệ miễn dịch nói riêng như ngủ không đủ giấc, thức quá khuya hay thức đêm và ngủ ban ngày làm đảo lộn đồng hồ sinh học. Những thói quen khác gây nguy hại không những cho bản thân mà còn cho những người xung quanh như hút thuốc lá, hút thuốc lào, uống rượu quá mức, nghiện game…
Ở trẻ em, có một vấn đề mà nhiều người hiện nay chưa chú ý đến là sự quân bình của hệ thống các vi khuẩn trong hệ tiêu hoá, sự phát triển bình thường và cân bằng của hệ sinh thái trong đường ruột của trẻ em đóng một vai trò hết sức quan trọng. Vì, có đến 70 – 80% khả năng đáp ứng tốt của hệ miễn dịch ở trẻ em bắt nguồn từ hệ tiêu hoá và các hạch bạch huyết liên quan đến hệ tiêu hoá. Việc mất quân bình về sinh thái giữa các vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại sẽ làm đảo lộn môi trường trong lòng ruột và gây lên những rối loạn về miễn dịch làm cho đứa trẻ dễ bị mắc bệnh về đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa.
Bú sữa mẹ cũng là một trong những biện pháp rất có giá trị trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Tốt nhất là bú hết 6 tháng đầu sau đó có thể bú dặm các loại sữa khác. Chúng tôi đã chứng kiến có những em bé trong 6 tháng đầu chỉ bú sữa mẹ rất khỏe mạnh không hề bị các bệnh về hô hấp hay tiêu hóa.
Tiêm phòng các loại vacine cũng là một cách kích hoạt chủ động hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nên tiêm phòng ngay từ nhỏ các bệnh hay lây nhiễm và nguy hiểm cho cơ thể trẻ em như viêm gan siêu vi, sởi, tả, viêm não…
Theo kinhtedothi
Các bác sĩ lo ngại về những chiếc khẩu trang vứt bừa bãi
Dù trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ từ khẩu trang đến nước rửa tay để phòng dịch corona, nhưng nếu sử dụng sai cách sẽ gây phản tác dụng.
Dịch corona diễn biến phức tạp thời gian qua đã làm bùng theo cuộc "khủng hoảng" về nguồn cung khẩu trang, khi người người đổ xô đi mua khẩu trang phòng dịch bệnh. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế đã khẳng định việc sử dụng khẩu trang, rửa tay không đúng cách sẽ gây phản tác dụng, thậm chí khiến dịch bệnh dễ lây lan và phát tán hơn.
Khẩu trang y tế không bỏ trong thùng rác kín tại một chung cư ở Hà Nội.
Sau những ngày ráo riết, tranh giành mua khẩu trang y tế - những chiếc khẩu trang dùng một lần này lại được thay ra và vứt đi mỗi ngày. Không khó để bắt gặp khẩu trang y tế sau khi sử dụng bị vứt bỏ đầy đường phố, trong công viên hay tại các địa điểm công cộng.
Trong cuộc tọa đàm trực tuyến với Báo Sức khỏe và Đời sống, ThS.BS Võ Ngọc Anh Thơ - Phó Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, BV Chợ Rẫy cho biết, sau cơn sốt khẩu trang đã nổi lên một vấn đề là người dân không có thói quen vứt khẩu trang vào thùng rác kín: "Nhận thức của người dân là vô cùng quan trọng, tạo thói quen đeo khẩu trang đúng cách, thường xuyên vệ sinh sạch tay là rất tốt, song việc vứt bỏ khẩu trang bừa bãi lại tạo thành nguồn lây nhiễm bệnh".
Giữa mùa dịch corona, việc dùng khẩu trang đúng cách để bảo vệ bản thân mình và tránh lây nhiễm bệnh cho người khác dù nhắc lại bao nhiêu lần thì cũng vẫn không thừa.
Khuyến cáo được rất nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế lặp đi lặp lại là việc lựa chọn khẩu trang nào, vào thời điểm và trong thời điểm nào để thích hợp nhất, để phòng bệnh hiệu quả nhất. Trong trường hợp không có khẩu trang y tế chuyên dụng, thì liệu dùng khẩu trang vải ngăn bụi thông thường có được hay không?
Bác sĩ Thơ cho biết, khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hay Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CD) sẽ áp dụng khác nhau cho mỗi quốc gia. Với Việt Nam, những người mắc bệnh về hô hấp, có triệu chứng viêm long đường hô hấp trên như sốt, ho, đau họng, ho khạc đờm... thì chắc chắn phải sử dụng khẩu trang để hạn chế lây bệnh cho người khác. Tuy nhiên, với nhóm người bình thường, khuyến cáo đầu tiên là tránh tiếp xúc ở khoảng cách gần - giữ khoảng cách 1,5m-2m, để phòng ngừa nguy cơ bị lây bệnh qua giọt bắn hoặc chất tiết của đường hô hấp.
BS Võ Ngọc Anh Thơ - Phó Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, BV Chợ Rẫy. Ảnh: KT
Trong trường hợp ở nơi đông người, những địa điểm công cộng như trong bệnh viện hay bến xe (không kiểm soát được nguy cơ tiếp xúc với đối tượng mang mầm bệnh), bác sĩ khuyến cáo nên mang khẩu trang và khẩu trang vải cũng có thể sử dụng được.
Bác sĩ Thơ nhấn mạnh, có khẩu trang chỉ là một phần, phần quan trọng khác là sử dụng đúng cách là đeo vào thời điểm nào và tháo bỏ khẩu trang ra sao.
"Đừng nghĩ rằng, đã đeo khẩu trang thì có thể quên đi các biện pháp khác như rửa tay và tránh tiếp xúc bề mặt. Bởi người dân sẽ có tâm lý mang khẩu trang là an toàn rồi. Mọi người cũng sẽ không để ý đến thói quen đưa tay lên chỉnh khẩu trang. Nhân viên y tế được huấn luyện, nên sẽ không vi phạm điều này, nhưng người dân sẽ có thói quen chỉnh và chạm vào mặt ngoài khẩu trang. Lúc đó nguy cơ lây bệnh càng cao hơn".
PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cũng khuyến cáo, việc đeo khẩu trang không đúng cách sẽ gây phản tác dụng và khiến dịch bệnh lây lan mạnh mẽ hơn./.
Theo VOV
Bình tĩnh để chiến thắng Virus nguy hiểm 2019 -nCoV từ Vũ Hán có thể bay đến bất kỳ TP nào trên hành tinh, bởi đường hàng không đã kết nối tất cả các quốc gia thành một mạng lưới, nên chỉ mất chưa đầy 24 giờ. Nhưng một khi 2019 - nCoV đã xâm nhập vào internet, tốc độ lan truyền đến một TP cách xa Vũ...