Tăng cường giám sát suất ăn học đường
Trước diễn biến phức tạp về ngộ độc thực phẩm tại một số trường học trong cả nước, UBND tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu ngành Giáo dục và UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.
Quy trình chế biến suất ăn học đường theo quy chuẩn bếp ăn 1 chiều tại Công ty Cổ phần Thương mại Vinacomin, Chi nhánh Vân Long, thành phố Cẩm Phả. Ảnh: Thanh Vân/TTXVN
Trong đó, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu tập trung kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm, chế biến, bảo quản; quy trình việc giao và lưu mẫu thức ăn… UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu, người đứng đầu cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm toàn điện về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trong đơn vị của mình.
Tại thành phố Cẩm Phả, sau sự việc 6 học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Cẩm Sơn 2 (phường Cẩm Sơn, thành phố Cẩm Phả) nhập viện sau bữa ăn trưa 30/11, mặc dù kết quả kiểm tra sức khỏe của bác sỹ Bệnh viện Đa khoa khu vực Cẩm Phả cho thấy không có kết luận liên quan đến vấn đề thực phẩm, các em học sinh đã ổn định sức khỏe, tham gia học tập, ăn bán trú tại trường bình thường trở lại, nhưng công tác giám sát suất ăn học đường trên toàn thành phố đã được tăng cường, siết chặt.
Bà Lê Thị Lan, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Cẩm Phả cho biết, qua sự việc học sinh nhập viện, nhiều thông tin chưa được kiểm chứng lan truyền trên mạng xã hội, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố yêu cầu nhà trường tăng cường, huy động sự giám sát của cha mẹ học sinh trong việc tổ chức bữa ăn cho học sinh; yêu cầu với đơn vị cung ứng suất ăn cho nhà trường thực hiện nghiêm túc công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo các suất ăn đủ dinh dưỡng, ấm nóng… Nhà trường tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để có biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh, đảm bảo dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho học sinh phòng, chống dịch bệnh…
Trước sự việc trên, ngày 2/12, UBND thành phố Cẩm Phả đã ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục có tổ chức bữa ăn bán trú trên địa bàn, bắt đầu thực hiện từ ngày 5/12/2022, nếu phát hiện trường hợp vi phạm sẽ áp dụng các biện pháp xử lý đúng quy định của pháp luật.
Đơn vị cung ứng giao thức ăn đến các cơ sở trường học của thành phố Cẩm Phả.
Video đang HOT
Hiện Quảng Ninh có 645 trường học từ cấp học mầm non đến Trung học Phổ thông, trong đó 341 trường có bếp ăn tập thể. Ngoài bếp ăn do các trường tự tổ chức, một số trường thực hiện bữa ăn bán trú cho học sinh theo hình thức đặt suất nấu tại những cơ sở có chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ông Trần Trung Hiếu, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Vinacomin, Chi nhánh Vân Long, đơn vị cung cấp suất ăn cho 7 trường tiểu học tại thành phố Cẩm Phả cho biết: Trong quá trình cung cấp suất ăn, đơn vị đáp ứng đầy đủ các quy định, hàng tuần đều xây dựng thực đơn gửi đến các đơn vị trước 1 tuần để nếu có ý kiến sẽ kịp thời điều chỉnh.
Theo ông Hiếu, bên cạnh trách nhiệm của đơn vị cung cấp suất ăn và nhà trường, các hội phụ huynh cần trực tiếp giám sát ở cơ sở sản xuất chế biến thức ăn, từ khâu thực phẩm đầu vào, khâu chế biến và chia suất cơm cho các con. Phụ huynh có thể ghi nhận bằng hình ảnh, biên bản; có thể nếm thử đồ ăn để đảm bảo an toàn trước khi đưa suất ăn tới trường cho học sinh.
Cùng với việc tăng cường vai trò giám sát, nhiều phụ huynh tại thành phố Cẩm Phả cho rằng cần cải thiện dinh dưỡng và bữa ăn đảm bảo an toàn cho trẻ bằng cách nâng mức đóng tiền ăn/suất của học sinh. Hiện nay, theo Quyết định 5336, ngày 29/11/2022 của UBND thành phố Cẩm Phả, mỗi suất ăn của học sinh bán trú đang thu ở mức từ 23 đến hơn 25 ngàn đồng.
Ông Phạm Minh Quân, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Cẩm Sơn góp ý, hiện nay mỗi suất ăn ở trường con anh đang có mức 22.000 đồng/suất. Tuy nhiên, mức 22.000 đồng này không phải dùng hết vào mua thực phẩm. Khi thuê đơn vị nấu ăn, phía nhà cung cấp phải đóng phí, thuế và các chi phí phục vụ, vận chuyển… sau khi trừ các chi phí còn lại hơn 16.000 đồng. Anh Quân lo ngại, số tiền này liệu có đủ mua thức ăn đủ dinh dưỡng khi tất cả các chi phí khác đều tăng, trượt giá.
Anh Quân kiến nghị nên xem xét tăng mức đóng suất ăn và thực đơn dinh dưỡng. Bên cạnh kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật theo Luật An toàn vệ sinh thực phẩm của các ngành chức năng, nhiều cơ sở giáo dục cho rằng, cần tăng cường vai trò giám sát và nghiệm thu bữa ăn học sinh từ chính các phụ huynh.
Bà Đinh Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu, thành phố Cẩm Phả chia sẻ, khi học sinh ăn bán trú thì trách nhiệm nhà trường rất lớn. Việc phụ huynh tham gia giám sát chất lượng bữa ăn học sinh sẽ chia sẻ trách nhiệm với nhà trường trong việc đảm bảo bữa ăn cho học sinh. Do đó, bà Thủy đề xuất nhà trường và phụ huynh tăng cường khâu giám sát nhập thực phẩm, chế biến suất ăn của nhà trường hoặc đơn vị được thuê chế biến suất ăn.
“Riêng nhà trường, chúng tôi đề nghị các bậc phụ huynh ở các lớp tới giám sát và thực đơn hàng ngày được công khai rõ ràng, chuyển tới các bậc phụ huynh qua zalo. Ngoài việc chấp hành các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, việc kiểm tra thường xuyên và tăng cường giám sát, nhất là vai trò của các phụ huynh ở các bếp ăn bán trú là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn và tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra”, bà Đinh Thị Thủy nhận định.
Quảng Ninh: Khởi công dự án nhà ở xã hội quy mô gần 1.000 căn hộ
Sáng 30/10, UBND thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) tổ chức Lễ khởi công dự án nhà ở xã hội với quy mô gần 1.000 căn hộ chung cư, với diện tích khoảng 67.802 m2 tại đồi Ngân hàng, thuộc địa phận các phường Hồng Hải, Cao Thắng (thành phố Hạ Long).
Các đại biểu thực hiện nghi lễ khởi công nhà ở xã hội đồi Ngân Hàng, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).
Dự án được xây dựng trên diện tích là 25.900 m2, trong đó: diện tích đất xây dựng công trình trên 7.400 m2; đất cây xanh 5.185 m2; đất hạ tầng kỹ thuật trên 13.300 m2. Chủ đầu tư là Liên danh Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Tài chính Toàn Cầu - Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội.
Dự án có các hạng mục công trình: hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án và đấu nối hạ tầng kỹ thuật chung của dự án Khu dân cư đồi Ngân hàng. Chủ đầu tư xây dựng 3 tòa nhà chung cư; trong đó 2 tòa cao 19 tầng nổi, 1 tầng lửng, 1 tầng kỹ thuật; 1 tòa cao 17 tầng, 1 tầng lửng, 1 tầng kỹ thuật, 1 tầng bán hầm, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 125.220,3 m2. Vốn đầu tư khoảng 1.361,0 tỷ đồng, dự kiến hoàn thiện bàn giao đưa vào sử dụng trong Quý I/2026.
Ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại Lễ khởi công.
Phát biểu tại Lễ khởi công, ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nhấn mạnh: Dự án nhà ở xã hội Khu dân cư đồi Ngân hàng tại thành phố Hạ Long được xác định là một trong những dự án nhà ở xã hội trọng điểm của tỉnh được triển khai ở vị trí đẹp nhất, đắc địa nhất, tại địa bàn trung tâm phát triển nhất của tỉnh Quảng Ninh với cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; Dự án hoàn thành sẽ đáp ứng chỗ ở ổn định cho trên 3.880 công nhân, người lao động có thu nhập thấp góp phần thu hút nguồn lao động, chuyên gia về làm việc, tạo đà phát triển cho thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.
Theo ông Nguyễn Tường Văn, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Xây dựng trong việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân, người lao động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công nhân ngành than về các vấn đề như: Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển nhà ở xã hội; việc bố trí nguồn lực của Trung ương cho phát triển nhà ở xã hội; hướng dẫn, tháo gỡ các thủ tục pháp lý về nhà ở xã hội; giới thiệu các nhà đầu tư có năng lực, kinh nghiệm xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân...
Xác định mục tiêu phát triển nhà ở xã hội từng năm và từng giai đoạn cho từng địa phương tại Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030" của Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh đã đề xuất đóng góp tổng số 24.000 căn; trong đó, giai đoạn 2022 - 2025 là 11.000 căn, giai đoạn 2025 - 2030 là 13.000 căn.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhận định, Lễ khởi công Dự án Khu nhà ở xã hội Khu dân cư đồi Ngân hàng tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là sự kiện quan trọng, góp phần vào việc giải quyết nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng, đồng thời là sự kiện ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 59 năm Ngày thành lâp tỉnh Quảng Ninh.
Bên cạnh đó theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh thời gian qua, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng dành nhiều sự quan tâm đến công tác phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân thể hiện qua việc đã quy hoạch trên 600 ha quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội, 55 ha đất nhà ở cho công nhân gắn liền với khu công nghiệp. Từ năm 2020 đến nay, Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội; trong đó đã khởi công xây dựng 3 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với quy mô 2.327 căn hộ (tương ứng 187.000 m2 sàn); trong đó đã hoàn thành 612 căn hộ, tương ứng với 46.000 m2 sàn, dự kiến trong năm 2023 sẽ khởi công thêm một số dự án nhà ở xã hội khác.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tặng hoa cho Nhà đầu tư tại Lễ khởi công nhà ở xã hội đồi Ngân Hàng, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh).
Tại lễ khởi công, Thứ trưởng Bộ Xây dựng và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đề nghị Liên danh Nhà đầu tư Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Tài chính Toàn cầu và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà số 6 Hà Nội tiếp tục ưu tiên nguồn lực, chỉ đạo các đơn vị thiết kế, thi công, đơn vị tư vấn giám sát tuân thủ các quy định về trình tự thủ tục đầu tư xây dựng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, triển khai thi công công trình đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng đã cam kết. Đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công.
UBND thành phố Hạ Long tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án; kịp thời giải quyết vướng mắc cho các nhà đầu tư, báo cáo UBND tỉnh đối với các nội dung vượt thẩm quyền; bảo đảm thực hiện dự án đúng tiến độ, mục tiêu, đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế - xã hội - môi trường. Các sở, ban, ngành của tỉnh phối hợp chặt chẽ và đồng hành cùng với UBND thành phố Hạ Long, nhà đầu tư trong việc giải quyết các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đảm bảo an ninh, an toàn cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án để đảm bảo tiến độ đã đề ra.
Quảng Ninh chủ động ứng phó bão số 3 Bão số 3 đã tiến vào biển Đông và đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Quảng Ninh nhất là khu vực biển từ Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái và mưa lũ vùng biên giới phía Bắc. Bản đồ đường đi của Bão số 3 (sáng 25/8). Ảnh: TTXVN phát Trước tình...