Tăng cường giám sát báo cáo tài chính kiểm toán 2019
Đến nay, khoảng 90% doanh nghiệp niêm yết đã công bố báo cáo tài chính (BCTC) kiểm toán năm 2019 đúng hạn. Bên cạnh ghi nhận nỗ lực của doanh nghiệp, còn là mối lo về tính chuẩn xác của thông tin trên báo cáo này khi dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực lên cả doanh nghiệp và đơn vị kiểm toán.
90% công ty niêm yết công bố báo cáo kiểm toán đúng hạn
Trao đổi với Báo ầu tư Chứng khoán, ông Lê Công iền, Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) cho biết, do chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh, cơ quan quản lý lo ngại doanh nghiệp niêm yết sẽ khó đáp ứng yêu cầu về thời hạn công bố BCTC năm 2019 có kiểm toán như quy định tại Thông tư 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, khoảng 90% doanh nghiệp kịp công bố báo cáo này. ây là nỗ lực của cả doanh nghiệp niêm yết lẫn công ty kiểm toán trong bối cảnh các đối tượng này đều chịu tác động bởi dịch Covid-19.
Ngoài nỗ lực của doanh nghiệp, kết quả này có được cũng nhờ sự đôn đốc, khẩn trương vào cuộc của Bộ Tài chính, UBCK…
Theo đó, trước mùa kiểm toán và công bố BCTC năm 2019, UBCK đã đôn đốc các doanh nghiệp cố gắng vượt qua khó khăn, hoàn thành việc kiểm toán và công bố BCTC năm 2019 đúng thời hạn để vừa tuân thủ quy định của pháp lý về công bố thông tin, vừa đảm bảo thông tin trên thị trường chứng khoán thông suốt, đáp ứng yêu cầu minh bạch của nhà đầu tư.
“Bên cạnh đốc thúc các doanh nghiệp đủ nguồn lực, đáp ứng các điều kiện về lập và công bố BCTC năm 2019 có kiểm toán, cơ quan quản lý cũng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp được gia hạn công bố BCTC có kiểm toán nếu đưa ra được bằng chứng do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 dẫn đến không thể hoàn thành báo cáo này đúng hạn. ến nay, UBCK đã gia hạn công bố BCTC năm 2019 có kiểm toán cho 30 doanh nghiệp…”, ông iền thông tin thêm.
Việc doanh nghiệp tuân thủ đúng hạn công bố BCTC năm 2019 có kiểm toán là đáng hoan nghênh, nhưng quan trọng hơn là thông tin phải chuẩn xác, tin cậy, nếu không sẽ ảnh hưởng xấu đến người sử dụng báo cáo. ây cũng là băn khoăn của nhiều nhà đầu tư trong bối cảnh hiện nay.
Ở góc nhìn của chuyên gia kế toán – kiểm toán, ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc AFA Research & Education nhìn nhận, thực tế, dịch bệnh tác động lên cả doanh nghiệp niêm yết lẫn công ty kiểm toán trên nhiều mặt, nên chất lượng BCTC năm 2019 được kiểm toán có thể bị ảnh hưởng.
ại diện UBCK cũng cho rằng, tác động của dịch Covid-19 đến doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh, chứ không riêng việc hoàn thành và công bố BCTC năm 2019 có kiểm toán. Do đó, đi đôi với đảm bảo thời hạn, cơ quan quản lý lưu ý doanh nghiệp cần đảm bảo chất lượng thông tin trên BCTC, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm…
Tăng cường giám sát từ xa
Thực tiễn đòi hỏi thị trường chứng khoán càng trong hoàn cảnh khó khăn, thì càng phải đảm bảo các thông tin doanh nghiệp công bố được kịp thời, chuẩn xác, đáng tin cậy để duy trì niềm tin trên thị trường.
Trước đòi hỏi trên, đại diện UBCK cho biết, các giải pháp tăng cường giám sát chất lượng BCTC năm 2019 có kiểm toán của các doanh nghiệp niêm yết nói riêng, các công ty có lợi ích công chúng nói chung, đang được chú trọng.
Bên cạnh tăng cường các biện pháp rà soát, cơ quan quản lý còn đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý doanh nghiệp có hành vi công bố sai lệch thông tin trên BCTC kiểm toán.
Video đang HOT
“Tất nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, cơ quan quản lý cũng tính toán sao cho giải pháp kiểm tra, giám sát hiệu quả, phù hợp với yêu cầu giãn cách xã hội, để vừa phòng chống dịch, vừa hạn chế các hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tiến hành trong năm theo chỉ đạo của Chính phủ, tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, chú trọng các biện pháp giám sát từ xa, yêu cầu doanh nghiệp giải trình khi phát sinh các thông tin không rõ ràng, không minh bạch…
Bộ Tài chính và UBCK tăng cường phối hợp trong kiểm tra, giám sát chất lượng BCTC
Ông Trịnh ức Vinh, Phó cục trưởng Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán, Bộ Tài chính
Do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 nên có thể phát sinh rủi ro thiếu chuẩn xác đối với thông tin trên BCTC kiểm toán năm 2019 của các doanh nghiệp niêm yết.
Do đó, bên cạnh chủ trương hàng năm là Bộ Tài chính và UBCK tăng cường phối hợp trong kiểm tra, giám sát cả công ty kiểm toán lẫn các doanh nghiệp có lợi ích công chúng, năm nay, cơ quan quản lý sẽ đẩy mạnh hơn việc kiểm tra, giám sát chất lượng BCTC.
Tuy nhiên, do lượng doanh nghiệp có lợi ích công chúng lớn, đồng thời thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về giãn cách xã hội, cũng như giảm thiểu các hoạt động thanh, kiểm tra để hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, việc kiểm tra, giám sát sẽ tập trung vào các trường hợp phát sinh các thông tin bất thường.
Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý sẽ xử lý nhanh các tình huống phát sinh để đảm bảo chất lượng thông tin trên BCTC có kiểm toán.
Công ty kiểm toán cần tăng tính cẩn trọng trong kiểm toán BCTC
Ông Phạm Sỹ Danh, Chủ tịch Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA).
Dịch Covid-19 bùng phát đã gây ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Sự không chắc chắn về triển vọng trong tương lai cho nhiều đơn vị đang gia tăng.
iều này có ảnh hưởng tới việc lập các báo cáo kết quả hoạt động của các đơn vị, cũng như công việc của kiểm toán viên.
Các kiểm toán viên đang phải đối mặt với những thách thức lớn do sự bùng phát của dịch Covid-19, đặc biệt là khi thực hiện kiểm toán BCTC cho năm tài chính 2019 và các cuộc kiểm toán, soát xét tiếp theo.
Trong đó, kiểm toán viên luôn chịu trách nhiệm hành động vì lợi ích công chúng, nên việc cung cấp thông tin kiểm toán có chất lượng cao là rất quan trọng để đảm bảo người sử dụng BCTC được thông báo chính xác về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán.
Kiểm toán viên cần thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp, đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán và các quy định pháp lý có liên quan.
Việc kiểm toán viên trao đổi liên tục và kịp thời với ban giám đốc và ban quản trị doanh nghiệp là vô cùng quan trọng để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp.
Nhận thấy khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với công việc kiểm toán, VACPA đã nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề liên quan đến chuyên môn kiểm toán để cung cấp tài liệu “Một số vấn đề kiểm toán cần lưu ý do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến công việc kiểm toán” hướng dẫn cho các hội viên, kiểm toán viên hành nghề.
Trong đó, nhấn mạnh một số vấn đề cụ thể được dự đoán sẽ gây ảnh hưởng đến rủi ro kiểm toán và rủi ro của khách hàng. Kiểm toán viên được khuyến khích xem xét các lĩnh vực được đặc biệt quan tâm khi thực hiện đánh giá rủi ro, xây dựng chiến lược và kế hoạch kiểm toán phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể.
Hiện nay, các kiểm toán viên, công ty kiểm toán đang nỗ lực vượt qua khó khăn để góp phần đảm bảo cả về thời hạn lẫn chất lượng BCTC có kiểm toán của các doanh nghiệp có lợi ích công chúng.
Về phần mình, để góp phần đảm bảo chất lượng BCTC kiểm toán năm 2019 có kiểm toán, VACPA sẽ tích cực phối hợp với Bộ Tài chính khi đơn vị này chủ trì tiến hành các cuộc kiểm tra, giám sát chất lượng BCTC có kiểm toán.
Khoản c, Điểm 1, Điều 8 và Điểm 1, Điều 9 – Thông tư 155/2015/TT-BTC quy định: Công ty đại chúng, tổ chức niêm yết và công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố BCTC năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán và công bố các nội dung khác trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo kiểm toán, nhưng không vượt quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
Trường hợp công ty không thể hoàn thành việc công bố BCTC năm trong thời hạn nêu trên do phải lập báo cáo tài chính năm hợp nhất hoặc báo cáo tài chính năm tổng hợp; hoặc do các công ty con, công ty liên kết của công ty đại chúng cũng phải lập báo cáo tài chính năm có kiểm toán, báo cáo tài chính năm hợp nhất hoặc báo cáo tài chính năm tổng hợp, thì UBCK xem xét gia hạn thời gian công bố BCTC năm khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty, nhưng tối đa không quá 100 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật liên quan.
Hữu Hòe
Ai sở hữu 48% cổ phần Bamboo Airways, bên cạnh 52% cổ phần đứng tên FLC?
Việc giảm tỷ lệ sở hữu tại CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) từ 100% xuống chỉ còn 52,11% được nhiều nhà đầu tư cho là nguyên nhân góp phần "đẩy" khoản doanh thu hoạt động tài chính lũy kế cả năm 2019 của FLC lên mức 3.792,3 tỷ đồng, qua đó giúp tập đoàn này "thoát lỗ". Vậy nhưng...
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo tìm hiểu của VietTimes, nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính của Tập đoàn FLC (Mã CK: FLC) bắt đầu gia tăng mạnh từ giữa năm 2019.
Tính đến cuối Quý 3/2019, báo cáo tài chính hợp nhất do FLC tự lập cho thấy, doanh thu hoạt động tài chính lũy kế đã đạt mức 1.593,9 tỷ đồng. Trong đó, khoản lãi cho vay là 466,6 tỷ đồng và khoản lãi từ bán các khoản đầu tư là hơn 1.088 tỷ đồng.
Còn trên báo cáo tài chính, FLC thể hiện đã triệt thoái toàn bộ vốn tại CTCP Rosland, trong khi vẫn giữ nguyên tỷ lệ sở hữu 100% tại Bamboo Airways.
Hé lộ bức tranh tài chính của Bamboo Airways: Lỗ ròng 330 tỷ đồng, đem hơn 1.000 tỷ đồng cho vay
Nửa cuối năm 2019, chứng kiến nhiều biến động tại hãng hàng không của tập đoàn FLC.
Trước tiên phải kể tới việc Bamboo Airways tăng quy mô vốn từ mức 1.300 tỷ đồng lên 2.200 tỷ đồng, chuyển đổi mô hình sang công ty cổ phần từ ngày 23/9/2019.
Song, FLC dù cập nhật tên mới cho Bamboo Airways nhưng vẫn ghi nhận tỷ lệ sở hữu và cũng là tỷ lệ biểu quyết tại doanh nghiệp này là 100%.
FLC đã góp 2.200 tỷ đồng vào Bamboo Airways (Nguồn: PV Tổng hợp)
Tiếp đó, tới tháng 10/2019, thay đổi đăng ký kinh doanh của Bamboo Airways cho thấy doanh nghiệp này đăng ký tăng mạnh vốn từ 2.200 tỷ đồng lên 4.050 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/12/2019, trên báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, FLC bất ngờ ghi nhận giảm tỷ lệ sở hữu tại Bamboo Airways xuống mức 52,11%. Còn theo dữ liệu của VietTimes, tính đến cuối năm 2019, FLC mới chỉ góp được 2.070 tỷ đồng (trên tổng số 2.110,45 tỷ đồng) vào Bamboo Airways.
Vậy Bamboo Airways đã phát hành thêm cổ phần (tương đương gần 1.940 tỷ đồng) cho nhà đầu tư nào, với giá bao nhiêu?
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, tại thời điểm đăng ký thay đổi vốn điều lệ, Bamboo Airways không ghi nhận có nguồn vốn góp từ cổ đông nước ngoài.
Mặt khác, sau khi Bamboo Airways tăng vốn lên 4.050 tỷ đồng, ông Trịnh Văn Quyết cùng phu nhân là bà Lê Thị Ngọc Diệp đã thế chấp lượng lớn cổ phần của doanh nghiệp này (Mã CK: BAV) tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) và Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB).
Tổng số cổ phần BAV từng đem thế chấp, theo các hợp đồng cầm cố/thế chấp, lên tới 180,28 triệu cổ phần.
Lũy kế cả năm 2019, FLC ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính đạt 3.792,3 tỷ đồng, trong đó, khoản lãi từ bán các khoản đầu tư là 3.022,9 tỷ đồng.
Trừ đi khoản lãi đã tích lũy 9 tháng đầu năm 2019, tạm tính, FLC đã lãi 1.934,9 tỷ đồng từ hoạt động này trong 3 tháng cuối năm ngoái./.
Nguyễn Ánh
Lại chuyện chênh lệch con số sau kiểm toán Câu chuyện con số lợi nhuận chênh lệch lớn giữa báo cáo tài chính được kiểm toán và báo cáo tự lập không còn quá mới mẻ trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, vì là chuyện "thường niên" nên có nhiều ý kiến cho rằng cần có một chế tài tương tự như khi vi phạm các nghĩa vụ công bố thông...