Tăng cường đảm bảo an ninh trật tự tại các khu di tích lịch sử, văn hóa và du lịch
Trên địa bàn tỉnh An Giang hiện có 86 di tích được xếp hạng gồm: 2 di tích quốc gia đặc biệt, 28 di tích cấp quốc gia, 56 di tích cấp tỉnh.
Rừng tràm Trà Sư. Ảnh: THANH HÙNG
Hầu hết các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh đều được quản lý chặt chẽ, đảm bảo tình hình an ninh trật tự (ANTT) khi du khách đến tham quan, nhất là tại miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (TP. Châu Đốc), đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành (Châu Phú), miếu Bà Chúa Xứ Bàu Mướp (Tịnh Biên)…
Để đảm bảo ANTT, tại các khu di tích đều được trang bị camera giám sát an ninh, đặc biệt có bố trí lực lượng ANTT hỗ trợ vào các mùa lễ hội. Riêng miếu Bà Chúa Xứ núi Sam do lượng du khách hành hương đông nên vấn đề ANTT nơi đây khá phức tạp.
Vì vậy, ngoài đội bảo vệ tại di tích, còn có sự phối hợp, hỗ trợ của các lực lượng cảnh sát cơ động, hình sự tỉnh; Công an TP. Châu Đốc, phường Núi sam…
Video đang HOT
Qua đó nhằm đảm bảo thực hiện tốt việc giữ gìn ANTT tại khu vực này.
Hội thảo khao học ' Bảo tồn và Phát huy giá trị lịch sử văn hóa di tích Đền Quy Lĩnh gắn với phát triển du lịch'
UBND huyện Quỳnh Lưu phối hợp với Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long tổ chức hội thảo khoa học 'Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa di tích Đền Quy Lĩnh gắn với phát triển du lịch'.
Đền Quy Lĩnh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Ngày 29/02/2020, tại xã Quỳnh Lương - huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tham dự hội thảo gồm có: Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức - Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long; nhà nghiên cứu sử học Lê Văn Lan cùng các giáo sư tiến sĩ sử học Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An, lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu cùng các sở ban, ngành của tỉnh. Các cơ quan truyền thông của trung ương và địa phương cùng tham dự đưa tin hội thảo.
Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức - Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long tổng kết hội thảo
Đánh giá tiềm năng, lợi thế và định hướng thu hút đầu tư, phát triển du lịch trong thời gian tới ông Hoàng Văn Bộ phó Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện nêu rõ ảnh hưởng giá trị văn hóa lịch sử của Đền Quy Lĩnh gắn liền với việc phát triển du lịch huyện Quỳnh Lưu, đưa du lịch huyện Quỳnh Lưu trở thành ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Ông Hoàng Văn Bộ - Chủ tịch huyện Quỳnh Lưu giới thiệu về việc phát triển kinh tế huyện Quỳnh Lưu
Đền Quy Lĩnh, tọa lạc giữa rừng phi lao bên bờ biển thuộc xã Quỳnh Lương huyện Quỳnh Lưu, Đền dựa lưng vào Hòn Ói một hòn núi trông như con rùa chạy ra biển, nửa đang trên bờ, nửa dưới nước, bao quanh nó là Hòn Úp, Hòn Nhắc nhô cao trên mặt sóng và trước mặt ngôi đền là hình dáng cong cong của Hòn Cộc, đứng một mình lẫn trong sóng bạc và mây trời, như ngọn hải đăng cách bờ ngoài tầm sóng đổ không xa. Ngày xưa Hòn Ói cây cối rậm rạp bốn mùa xanh tốt. Mùa chim di cư tràn về tránh rét, đậu trắng cả vách núi tiếng chim át cả tiếng sóng vỗ bờ, phần mũi của Hòn Ói nhô ra biển giống như đầu rùa. Thiên nhiên sắp đặt thật kỳ diệu, tên chữ của Hòn Ói là Kim Quy Sơn hay Quy Lĩnh.
Đền Quy Lĩnh được xây dựng cùng thời với Đền Cờn hoặc sớm hơn. Căn cứ vào thần tích và thần phả còn lại rất ít của hai ngôi đền, tục Chạy Ói diễn ra hàng năm vào dịp lễ hội và tồn tại hàng mấy trăm năm trước cho đến thời kháng chiến chống Pháp vì chiến tranh nên lễ hội cũng như việc thờ phụng đền chùa trong vùng hoàn toàn bãi bỏ hoặc đơn giản hóa, Đền Quy Lĩnh cũng vì thế mà thành phế tích.
Nhà sử học Lê Văn Lan, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, PCT huyện Hồ Ngọc Dũng chủ trì hội thảo
Cách đây vài ba chục năm, nhân dân vùng Kẻ Mơ với sự ngưỡng vọng một di sản tâm linh độc đáo đang bị mai một nên đã cùng chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm góp công góp của trùng tu tôn tạo trên cơ sở nền móng hình hài cũ còn lại, dựng nên một ngôi Đền mới với hậu cung, tam tòa, tam quan, cho đến hoành phi câu đối, bài vị, linh khí thờ cúng đều được phụng dựng theo phong cách kiến trúc như cũ, kể cả cái giếng nước ngọt cổ bị lấp được khai mở trở lại. Một cái giếng cổ xây bằng đá, hình vuông, nước ngọt mát lịm dù cách bờ biển chưa đầy trăm mét, bốn mùa trong xanh không bao giờ cạn. Hậu cung nằm lọt thỏm trong vòm đá, giống như mai rùa xòe ra che chở cho ngôi Đền. Trong hậu cung có vật thiêng là một khúc gỗ, hình thù tự nhiên, thời gian đã phủ lên màu cổ kính, đó là vật linh của ngôi Đền, là sự hiện hữu của sự tích, dấu tích của lịch sử... Tại hội thảo, tham luận của Phó giáo sư tiến sĩ Vũ Duy Mền, tiến sĩ sử học Nguyễn Hữu Tâm thuộc Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam, ông Hồ Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện, Nhà báo Hồ Ngọc Quang - Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện, Thạc sĩ Nguyễn Trọng Cường - Sở Văn hóa và Thể thao, Thạc sĩ Hồ Mạnh Hà - Phó Trưởng phòng quản lý di sản Sở Văn hóa và Thể thao... đã được tiến sĩ Nguyễn Viết Chức - Viện trưởng Viện nghiên cứu văn hóa Thăng Long, Nhà nghiên cứu sử học Lê Văn Lan cùng các nhà khoa học tổng hợp phân tích đánh giá giá trị văn hóa, tính lịch sử của đền Quy Lĩnh. Từ đó đặt ra và có kiến nghị thiết thực giúp lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu và các cơ quan hữu quan của tỉnh Nghệ An có cơ sở khoa học để đưa ra các quyết sách đúng đắn nhằm bảo tồn và phát huy tốt nhất giá trị di tích đền Quy Lĩnh trong việc phát triển Du lịch bền vững ở Quỳnh Lưu và kinh tế xã hội của Tỉnh. Để Quỳnh Lưu xứng danh là mảnh đất "Địa Linh Nhân Kiệt" của tỉnh Nghệ An.
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chụp ảnh cùng các nhà nghiên cứu
Hà Nội: Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, các di tích lịch sử mở cửa trở lại Sau hơn 3 tháng dừng hoạt động để phòng, chống dịch Covid-19, không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm đã hoạt động trở lại. Các khu di tích quốc gia đặc biệt như Văn Miếu-Quốc Tử giám, đền Ngọc Sơn, di tích nhà tù Hỏa Lò cũng đồng loạt mở cửa đón khách. Báo QĐND Online gửi tới bạn đọc một...