Tăng cường công tác quản lý báo cáo trường hợp mắc COVID-19
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý báo cáo trường hợp mắc COVID-19 theo Công văn số 4750/BYT-DP, ngày 15-6-2021 của Bộ Y tế.
Để kịp thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch, phòng chống lây lan ngay sau khi ghi nhận khẳng định ca bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã có Công văn số 1850/BYT-DP, ngày 3-4-2020 về hướng dẫn thông báo ca bệnh COVID-19. Theo đó, báo cáo từng ca bệnh của tỉnh, thành phố ngay sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định sẽ do địa phương chủ động và có trách nhiệm thực hiện thông qua hệ thống cấp mã số ca bệnh tự động đã được Bộ Y tế hướng dẫn tại văn bản nêu trên.
Trong thời gian qua, các địa phương đã nghiêm túc triển khai thực hiện, tuy vậy còn một số trường hợp chưa được báo cáo kịp thời gây chậm trễ triển khai các biện pháp can thiệp xử lý ổ dịch. Căn cứ số liệu cấp mã số tự động trên hệ thống được nhập bởi các địa phương, hàng ngày Bộ Y tế tổng hợp để báo cáo Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và thông tin rộng rãi, kịp thời để người dân biết tại các thời điểm trong ngày (lúc 6 giờ sáng và 18 giờ chiều; thời gian gần đây tăng số lần thông báo lúc 12 giờ trưa).
Để tiếp tục chủ động phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả trong thời gian tới, Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia) đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung sau:
Video đang HOT
Tiếp tục thực hiện nghiêm Công văn số 1850/BYT-DP, ngày 3-4-2020 của Bộ Y tế về việc thông báo ca bệnh COVID-19. Các đơn vị được Bộ Y tế cho phép xét nghiệm khẳng định mắc COVID-19 chủ động thực hiện khai báo lấy mã số bệnh nhân trên hệ thống cấp mã số tự động của Bộ Y tế tại địa chỉ website https://ncov.moh.gov.vn/tbkqxn ngay sau khi có kết quả xét nghiệm phát hiện trường hợp mắc COVID-19 và thông báo ngay cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố, đồng thời thực hiện quy trình báo cáo theo quy định.
Sau khi được cấp mã số, Sở Y tế báo cáo ngay Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh, thành phố và chỉ đạo triển khai các hoạt động khoanh vùng, giám sát, điều tra, truy vết và xử lý triệt để ổ dịch. Việc thông báo ca bệnh COVID-19 cần được thực hiện kịp thời, công khai, minh bạch về thông tin để phục vụ cho công tác xử lý ổ dịch và triển khai hiệu quả các hoạt động phòng chống. Tuân thủ chế độ thông tin báo cáo và khai báo đầy đủ thông tin về các trường hợp mắc COVID-19 (bệnh truyền nhiễm nhóm A) ngay sau khi có chẩn đoán đảm bảo không muộn quá 24 giờ theo quy định về Bộ Y tế ( Cục Y tế dự phòng) HỎA TỐC 2 để kịp thời để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và các Cơ quan liên quan.
Kiên Giang chuẩn bị dựng bệnh viện dã chiến tại TP Hà Tiên
Ngày 18-4, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long dẫn đầu đã đến kiểm tra công tác quản lý xuất, nhập cảnh, cách ly, giám sát y tế và triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 tại tỉnh Kiên Giang.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thăm các lực lượng đóng chốt trên tuyến biên giới Hà Tiên.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long ủng hộ tỉnh Kiên Giang xây dựng bệnh viện dã chiến tại TP Hà Tiên.
Buổi sáng, đoàn công tác đã đến kiểm tra và thăm hỏi các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch bệnh tại Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên và một số điểm, chốt phòng, chống dịch Covid-19 trên tuyến biên giới này. Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đánh giá cao công tác phòng, chống xuất, nhập cảnh trái phép của tỉnh Kiên Giang. Bộ trưởng cũng bày tỏ sự cảm thông và sẻ chia trước những khó khăn mà lực lượng phòng, chống dịch đang vấp phải trong tình hình điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn.
Trước nguy cơ cao của dịch bệnh, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đã đồng ý với đề nghị thành lập bệnh viện dã chiến của tỉnh Kiên Giang. Theo đó, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 sẽ cùng tỉnh Kiên Giang thành lập bệnh viện dã chiến tại TP Hà Tiên, điều trị những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 vì hiện tại, Trung tâm Y tế TP Hà Tiên chỉ đủ sức điều trị khoảng 30 ca bệnh Covid-19, nếu có nâng hết cỡ cũng chỉ điều trị được 50 ca bệnh.
Buổi chiều, đoàn công tác Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng, với đường biên giới dài, bờ biển rộng và khoảng cách gần, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh tại Kiên Giang là rất cao trong thời gian tới đây, khi nước bạn nới lỏng giãn cách xã hội và người Việt trở về từ Campuchia tăng cao.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long phát biểu tại buổi làm việc.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị, Kiên Giang cần chủ động đưa ra tình trạng báo động cao hơn và chuẩn bị cho tất cả tình huống xấu nhất có thể xảy ra, như vấn đề dịch trong cộng đồng, số ca mắc tăng cao. Chuẩn bị các kịch bản cho trường hợp cách ly trên diện rộng, nhanh và phòng chống lây nhiễm chéo trong khu cách ly.
Thực hiện nghiêm các nguyên tắc, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Ban Chỉ đạo quốc gia về các biện pháp phòng, chống dịch. Xem việc ngăn chặn, kiểm soát biên giới trên bộ và trên biển là giải pháp tiên quyết trong công tác phòng, chống dịch. Đồng thời, tăng cường vận động, tuyên truyền để mỗi người dân trở thành cộng tác viên trong phòng, chống dịch.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị, Viện Pasteur TP Hồ Chính Minh, các cơ quan trực thuộc Bộ Y tế phối hợp hỗ trợ tỉnh Kiên Giang nâng cao công tác xét nghiệm và xét nghiệm kháng nguyên nhanh cho TP Hà Tiên, Rạch Giá, nhằm tầm soát người nhiễm bệnh ngay từ ban đầu khi nhập cảnh vào Việt Nam. Thiết lập đơn vị cấp cứu, điều trị cho các bệnh nhân nặng.
Ngồi gần ca Covid-19 trên máy bay từ TP HCM về Hà Nội, người phụ nữ dương tính SARS-CoV-2 Ngồi gần ca Covid-19 trên máy bay từ TP HCM về Hà Nội, người phụ nữ dương tính SARS-CoV-2 . Ngồi gần, nói chuyện với ca bệnh Covid-19 trên chuyến bay từ TP HCM ra Hà Nội, cô gái ở Thái Nguyên vừa phát hiện dương tính SARS-CoV-2, có gần 200 người liên quan. Tỉnh Thái Nguyên vừa ghi nhận trường hợp dương...