Tăng cường công tác an ninh trong ngày thứ 3 xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát
Tuy đã là ngày thứ 3 diễn ra phiên sơ thẩm xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát do bị cáo Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm thực hiện nhưng vào sáng 7/3, sức “ nóng” của phiên tòa vẫn đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận.
Do vậy, công tác bảo đảm an ninh cho phiên tòa vẫn được hết sức chú trọng, tình hình ANTT xung quanh khu vực được đảm bảo.
CBCS tuần tra, trực gác hai bên dẫn vào cổng Tòa án.
Các chiến sĩ CSCĐ thường trực đảm bảo ANTT trước cổng Tòa án.
Người có liên quan được kiểm tra kỹ giấy tờ trước khi vào phiên tòa.
Chốt kiểm tra thứ 2 đối với người ra vào phiên tòa.
Các luật sư, đại diện ủy quyền được kiểm tra kỹ giấy tờ, soi chiếu túi xách trước khi vào phiên tòa.
Chị Nguyễn Thị Thảo Nhân (SN 1973, ngụ quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh), cho biết: “Phiên tòa đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận vì con số thiệt hại lên đến hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng. Tôi đã đến phiên tòa từ sáng sớm để được chứng kiến quá trình dẫn giải các bị cáo. Chúng tôi được hướng dẫn tận tình của cán bộ, chiến sĩ Công an đứng phía ngoài cổng, không gây ảnh hưởng đến ANTT phía trước Tòa án”
Nội dung xét xử vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát ngày đầu tiên
Nhìn lại sau ngày đầu xét xử sơ thẩm vụ án Trương Mỹ Lan - Vạn Thịnh Phát, không ít bất ngờ trong phiên xét xử, đặc biệt là những hình ảnh đầu tiên của vợ chồng Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ.
Bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị xét xử 3 tội danh: tham ô tài sản; đưa hối lộ; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa ngày 5.3. Ảnh TTBC
Xem nhanh 20h: Mâu thuẫn lời khai về 5,2 triệu USD hối lộ
Ngoài ra, 85 bị cáo bị truy tố về các tội: tham ô tài sản; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng... Trong số 85 bị cáo này có 45 cựu lãnh đạo, cán bộ SCB; 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước; 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ; một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước, 7 bị cáo thuộc công ty thẩm định giá...
Trong ngày đầu tiên, nội dung phiên tòa chủ yếu với phần thẩm tra lý lịch 86 bị cáo. Khoảng 200 luật sư làm thủ tục tham gia bào chữa tại phiên tòa.
Các bị cáo được đưa từ trại tạm giam đến tòa trên hàng chục xe thùng đặc chủng, có xe CSGT đi chung đoàn xe. An ninh phiên tòa tại TP.HCM được siết chặt.
Bị cáo trong vụ án tại tòa . Ảnh NGỌC DƯƠNG
Trương Mỹ Lan vừa là bị cáo, vừa là bị hại
Bị cáo Trương Mỹ Lan là bị cáo duy nhất trong vụ án này bị đưa ra xét xử với 2 tư cách vừa là bị cáo, vừa là bị hại. Bị cáo có 5 luật sư tham gia bào chữa.
Ở ngày xét xử đầu tiên, HĐXX cho biết có 79/86 bị cáo có mặt tại phiên tòa. Có 5 bị cáo đang bị truy nã sẽ bị xét xử vắng mặt; 2 bị cáo còn lại xin xét xử vắng mặt do sức khỏe không đảm bảo, mang thai.
Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trong ngày xét xử đầu tiên có 68/1.494 tổ chức, cá nhân được triệu tập có mặt...
Theo HĐXX, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã có lời khai tại cơ quan điều tra, vì vậy sự vắng mặt này không ảnh hưởng đến nội dung vụ án. Vì vậy HĐXX tiếp tục xét xử vụ án.
Bị cáo Trương Mỹ Lan: "Bị cáo học đến hết lớp 12"
Cáo trạng thể hiện, đây là vụ án được xác định gây thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay với tổng thiệt hại của Ngân hàng SCB khoảng 498.000 tỉ đồng.
Tại tòa hôm nay, chủ tọa hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan học tới lớp mấy, bị cáo Lan trả lời học hết lớp 12. Chủ tọa hỏi tiếp: "Trước khi thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo làm nghề gì", bị cáo Trương Mỹ Lan trả lời: "Bị cáo là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát".
Lời khai đầu tiên của bà Trương Mỹ Lan trong phiên tòa Vạn Thịnh Phát
Trong vụ án này, chồng của bị cáo Trương Mỹ Lan là Chu Lập Cơ (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Công ty CP đầu tư Quảng trường thời đại Times Square), bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.
Cáo trạng thể hiện, bị cáo Chu Lập Cơ là người sáng lập và sở hữu 99,26% cổ phần của Công ty CP Times Square Việt Nam. Vợ chồng bị cáo cùng điều hành dự án tòa nhà Times Square, với các chức năng như khu liên hợp văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại tại khu đất 22 - 36 Nguyễn Huệ và 57 - 69F Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM.
Phiên dịch dịch về quyền, lợi ích của bị cáo Chu Lập Cơ thì bị cáo nói mình không hiểu rõ về tội danh, tòa đề nghị phiên dịch dịch lại thì bị cáo nói mình đã hiểu . Ảnh TTBC
Còn bị cáo Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang và Công ty cổ phần Tập đoàn Capella) bị truy tố tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" khi tìm cách chiếm đoạt của bị cáo Trương Mỹ Lan 1.000 tỉ đồng. Trong phần thẩm vấn lý lịch, lực lượng công an phải dìu bị cáo lên vành móng ngựa để trả lời câu hỏi của HĐXX.
Bị cáo Nguyễn Cao Trí cho biết, mình bị chấn thương cột sống, vì vậy xin HĐXX cho xét xử vắng mặt.
Tại tòa, chủ tọa thông báo các luật sư tham gia phiên tòa xét xử vụ án này phải có mặt trong suốt quá trình xét xử, nếu tự ý vắng mặt xem như từ bỏ các quyền lợi. Chủ tọa cho biết thêm phiên tòa có thể kéo dài hơn (dự kiến xét xử đến ngày 29.4). Trong trường hợp cần thiết, HĐXX sẽ làm việc cả thứ bảy và chủ nhật.
Ngày 6.3, phiên tòa tiếp tục với phần công bố cáo trạng truy tố, phần xét hỏi.
Trương Mỹ Lan thâu tóm, rút ruột SCB
Trương Mỹ Lan bị cáo buộc dù không nắm chức vụ gì tại SCB, nhưng với việc nắm giữ 91,5% cổ phần đã chi phối, lũng đoạn chỉ đạo toàn bộ hoạt động Ngân hàng SCB.
Theo cáo trạng, từ năm 2012 - 2022, Trương Mỹ Lan sử dụng hệ sinh thái của mình với hơn 1.000 công ty trong và ngoài nước, lấy Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm trung tâm, sau đó chia thành 4 nhóm chính, quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nhóm tài chính gồm: SCB, Công ty chứng khoán Tân Việt, Công ty CP tài chính Việt Vĩnh Phú; nhóm công ty có hoạt động kinh doanh về khách sạn, nhà hàng, bất động sản; nhóm công ty "ma" tại VN; nhóm mạng lưới công ty nước ngoài tại nhiều vùng lãnh thổ, quốc gia "thiên đường thuế".
Sau đó, bị cáo Trương Mỹ Lan chỉ đạo các đồng phạm trong vụ án lập khống hồ sơ vay, SCB giải ngân 2.257 khoản/hơn 1 triệu tỉ đồng - chiếm 93% số tiền cho vay của ngân hàng.
Đến năm 2022, nhóm bị cáo còn 1.284 hồ sơ vay, tương đương dư nợ 677.286 tỉ đồng (nợ gốc 483.971 tỉ đồng, lãi/phí 193.315 tỉ đồng), nằm trong nhóm không có khả năng thu hồi.
Cáo trạng thể hiện, sau khi trừ giá trị tài sản đảm bảo, cáo trạng xác định bị cáo Lan gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỉ đồng.
Để che giấu thực trạng đặc biệt yếu kém và các sai phạm tại SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan còn 'vung' 5,2 triệu USD cho cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) thuộc Ngân hàng Nhà nước Đỗ Thị Nhàn; chi từ 100 triệu đồng đến gần 10 tỉ đồng cho 16 cán bộ khác tại Ngân hàng Nhà nước.
Gần 200 luật sư xếp hàng làm thủ tục vào phiên tòa xét xử vụ Vạn Thịnh Phát Sáng 5/3, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát. Trong vụ án này, vợ chồng bà Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ cùng 84 bị cáo khác bị đưa ra xét xử về các tội danh: "Tham ô tài sản", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Vi phạm quy định về cho vay...