Tăng cường các biện pháp tránh thai thực hiện kế hoạch hóa gia đình
Thực hiện các biện pháp tránh thai (BPTT) không chỉ giúp chị em phụ nữ bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mà còn góp phần thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), duy trì mức sinh thay thế, một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác dân số trong tình hình mới.
Phòng tránh thai mang lại lợi ích gì?
Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) là trên 24,2 triệu người. Trung bình mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm khoảng gần 1 triệu người. Tuy nhiên, hàng năm, theo báo cáo, vẫn còn 250.000-300.000 ca phá thai do mang thai ngoài ý muốn, trong đó có nhiều trường hợp là vị thành niên. Báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), năm 2017, trong tổng số 247.152 ca phá thai, có 72,79% số ca phá thai dưới 7 tuần; 24,25% số ca phá thai từ 7 đến 12 tuần, còn lại 2,97% phá thai trên 12 tuần. Nạo phá thai để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như sót nhau thai, chảy máu, nhiễm khuẩn, thủng tử cung, dính lòng tử cung, vô sinh…
Đối với tuổi vị thành niên mà nạo phá thai, mức độ mắc bệnh và biến chứng sau này còn nặng nề hơn rất nhiều. Chính vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng tránh thai hiệu quả như dùng dụng cụ tránh thai, thuốc tránh thai, xuất tinh ngoài, bao cao su nam hay đình sản… mang lại nhiều lợi ích, giúp phụ nữ chủ động thời gian, số lượng con sinh ra và khoảng cách sinh, tránh được những tai biến sản khoa cũng như không bị mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai, sùi mào gà…). Ngoài ra, thực hiện các BPTT còn giúp mỗi gia đình có đủ 2 con để chăm sóc, nuôi dạy cho tốt và cũng có nhiều thời gian làm kinh tế, nâng cao đời sống cho gia đình. Từ đó, cũng giúp chị em phụ nữ và các cặp vợ chồng có đủ điều kiện để thực hiện quyền hưởng thụ và bồi dưỡng sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản.
Áp dụng các biện pháp tránh thai để thực hiện tốt KHHGĐ và duy trì mức sinh thay thế.
Tích cực cung ứng các phương tiện tránh thai hiện đại
Ở nước ta, trước năm 1993, việc cung cấp các BPTT chỉ được triển khai qua các cơ sở y tế nhà nước nhưng hiện nay đã triển khai qua 3 kênh chủ yếu bao gồm kênh dịch vụ lâm sàng (thực hiện BPTT qua các cơ sở y tế công lập và các cơ sở y tế tư nhân), kênh phân phối dựa vào cộng đồng (thông qua mạng lưới cộng tác viên DS-KHHGĐ tại thôn bản cung cấp bao cao su và viên uống tránh thai), kênh tiếp thị xã hội, xã hội hóa và thị trường tự do. Tuy nhiên, trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta vẫn tiếp tục gia tăng và đạt cực đại vào năm 2027 – 2028. Do vậy, nhu cầu các BPTT, nhu cầu KHHGĐ vẫn gia tăng trong thời gian tới. Đặc biệt vị thành niên, thanh niên cần được quan tâm hơn bởi họ là những đối tượng phải chịu nhiều nguy cơ và thách thức liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục do thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết để chăm sóc bản thân. Chính vì vậy, trong thời gian tới, công tác dân số cần đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ và đa dạng các phương tiện tránh thai, xã hội hóa dịch vụ và phương tiện tránh thai, đảm bảo tiếp cận dịch vụ thuận tiện, dễ dàng, giá cả phù hợp đối với các nhóm dân cư khác nhau; dần dần xóa bỏ khác biệt trong tiếp cận dịch vụ KHHGĐ giữa các vùng địa lý khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho toàn bộ người dân, đặc biệt là cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.
Nghị quyết số 21- NQ/TW chỉ rõ, cần củng cố mạng lưới dịch vụ KHHGĐ, phát triển mạng lưới cung cấp các dịch vụ tầm soát, chẩn đoán sớm bệnh tật trước sinh, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, tư vấn kiểm tra sức khỏe sinh sản trước hôn nhân. Tăng cường kết nối, hợp tác với các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập. Đổi mới phương thức cung cấp, đưa dịch vụ tới tận người sử dụng; thúc đẩy cung cấp dịch vụ qua mạng. Ngoài ra, cũng cần tiếp tục củng cố mạng lưới, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội công lập theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa, tạo lập môi trường thân thiện, hòa nhập giữa các nhóm đối tượng và với xã hội. Mục tiêu đến năm 2030, mọi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại; giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn.
Video đang HOT
7 lầm tưởng phổ biến về bao cao su
Được coi là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả và được sử dụng phổ biến nhất nhưng nhiều người còn ngần ngại khi dùng vì tin vào những lời đồn thổi khó tin về bao cao su.
Bao cao su là "không đáng tin cậy" trong phòng tránh thai
Bác sĩ tiết niệu, phẫu thuật vùng chậu, Tiến sĩ Rena Malik (Mỹ) cho biết: "Khi được sử dụng đúng cách, bao cao su có hiệu quả tới 98% trong việc ngừa thai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng đúng cách, bao cao su bị rách sẽ làm giảm các hiệu quả này xuống 92%".
Bác sĩ lưu ý bạn cần kiểm tra ngày hết hạn trên bao cao su trước mỗi lần sử dụng. Ngoài ra, cần làm rõ rằng bao cao su chỉ có tác dụng chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục bởi dịch cơ thể, chứ không phòng tránh được các bệnh lây qua việc đụng chạm, tiếp xúc cơ thể.
Ảnh minh họa.
Tất cả bao cao su đều không thoải mái
Malik cho biết, nếu bạn hoặc đối tác cảm thấy khó chịu khi đeo bao cao su, có thể bạn đang sử dụng kích cỡ không chính xác. Khi kích cỡ bao cao su không vừa vặn, điều này làm giảm khoái cảm, các vấn đề về cương dương và gây rách bao cao su
Dùng bao cao su rồi thì không cần bôi trơn
Malik khuyên dùng chất bôi trơn lên dương vật cả trước và sau khi đeo bao cao su có thể giúp giảm bớt khó chịu và tăng khoái cảm cho cả hai bên. Bạn có thể sử dụng chất bôi trơn gốc nước hoặc gốc silicone. Không sử dụng chất bôi trơn gốc dầu vì chúng có thể gây thủng bao cao su.
Ảnh minh họa.
Kích thước không quan trọng
Malik nói: "Trong trường hợp này, kích thước là vấn đề quan trọng. Nếu bao cao su quá nhỏ, nó có nhiều khả năng bị đứt. Nếu quá lớn, nó có thể bị rơi ra".
Bao cao su có kích thước trung bình (5,08 cm chu vi và 17,78 chiều dài) sẽ phù hợp với đa số người sử dụng nhưng tốt hơn bạn nên tìm hiểu các kích cỡ của bao cao su để chọn mua sản phẩm phù hợp.
Đeo hai bao cao su sẽ an toàn hơn
Đây là một lầm tưởng phổ biến nhưng không đúng, trên thực tế, việc sử dụng hai bao cao su cùng một lúc sẽ thực sự cản trở khả năng một trong hai hoạt động bình thường.
Ảnh minh họa.
Không cần bao cao su nếu sử dụng biện pháp tránh thai khác
Điều này chỉ đúng nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ một vợ một chồng và không lo lắng về việc bị lây nhiễm các bệnh truyền qua đường tình dục. Tuy vậy, bạn vẫn nên sử dụng bao cao su nếu nửa kia quên uống thuốc tránh thai.
Bao cao su không hết hạn
Bao cao su có tuổi thọ từ 3 đến 5 năm, nhưng có thể hư hỏng theo thời gian, đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải kiểm tra cả hạn sử dụng trên bao bì cũng như kiểm tra bao cao su xem có bị đứt hay không trước khi sử dụng.
Ưu và nhược điểm của 10 biện pháp tránh thai hiện nay bạn nên biết Hiện nay, có rất nhiều các biện pháp tránh thai cho cả nam và nữ. Vậy làm thế nào để lựa chọn được biện pháp phù hợp với bạn? Dưới đây là những phân tích cụ thể về ưu và nhược điểm của từng biện pháp tránh thai của ThS.BS. Trần Thu Nguyệt - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam. 1. Tránh...