Tăng cước 3G: Lợi bất cập hại

Theo dõi VGT trên

Các nhà mạng có thể tăng cước và giảm sự cạnh tranh của OTT nhưng có thể sẽ giảm khách hàng và doanh thu từ dịch vụ 3G

Tăng cước 3G: Lợi bất cập hại - Hình 1

1. Tăng cước chỉ là giải pháp tình thế

OTT* (ứng dụng dùng internet để cung cấp nội dung cho người dùng) là một xu hướng tất yếu bởi tính thực tế của nó khi áp dụng vào cuộc sống. Nhu cầu nghe, gọi , nhắn tin, chia sẻ cảm xúc, hình ảnh… với người thân bạn bè gần như bất biến, chỉ khác nhau ở cách thức và phương tiện truyền thông mà thôi.

Nắm bắt được xu hướng này các nước đã phát triển OTT từ nhiều năm trước. Các nước khu vực châu Á gần đây mới trở nên xôm tụ hơn khi ngày một xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như KaKao Talk, Line và gần đây là Zalo của Việt Nam. Dịch vụ nào đi trước tất sẽ đón đầu xu thế và thu hút cộng đồng lớn quan tâm nhưng đó cũng không phải lợi thế để dịch vụ đó tồn tại lâu dài. Tính thay thế của loại ứng dụng này rất cao, một khi có ứng dụng mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dùng họ sẽ chuyển sang ngay, hoặc dùng song song và dần chuyển sang hoàn toàn.

Các nhà mạng đưa ra lý do rằng cước 3G ở Việt Nam đã quá thấp so với các nước trong khu vực, nếu tạm coi điều này là đúng thì một điểm quan trọng mà các nhà mạng đã không để ý tới và nó có thể là tử huyệt cho họ chính là việc tăng giá cước thực chất không làm tăng doanh thu về dài hạn. Nếu như không muốn nói là sẽ làm giảm doanh thu nếu nhà mạng không đảm bảo được chất lượng đường truyền 3G như cam kết.

Thứ nhất, dịch vụ 3G không thay thế hoàn toàn cho các cách thức kết nối internet công cộng khác như wifi đã phổ biến gần như tất cả các văn phòng, khu vực công cộng. Giá cước 3G không quyết định việc dùng hay không dùng mà chỉ làm tăng hay giảm lượng người và lưu lượng truy cập cũng như thời gian sử dụng 3G.

Thứ 2, dịch vụ 3G không quyết định việc người dùng có thể dùng các ứng dụng OTT hay không. Nhu cầu sử dụng ứng dụng OTT là không thay đổi được nên người dùng sẽ dùng cách khác để truy cập mạng chứ không giảm đi, và ngoài dùng các ứng dụng OTT thì người dùng vẫn có nhu cầu dùng các dịch vụ khác như đọc báo, chơi game, do đó thay vì dùng 3G họ sẽ dùng wifi..

Thứ 3, việc tăng giá cước 3G sẽ làm tăng áp lực về chất lượng đường truyền, nếu không đáp ứng được điều này , các nhà mạng rất dễ phải đối mặt với làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng, số lượng thuê bao 3G sẽ giảm rõ rệt.

Thứ 4, nhà mạng đang dùng lý do giá cước rẻ để giải quyết bài toán làm giảm sự cạnh tranh từ các dịch vụ OTT chứ không phải là do giảm doanh số, bởi theo báo cáo gần đây thì doanh số từ 3G của các nhà mạng vẫn tăng trưởng đều, điều này sẽ không lý giải nổi tại sao nhà mạng lại tăng giá vào thời điểm này bởi thực tế ảnh hưởng của OTT lên doanh thu chưa lớn, nếu có thì về lâu dài, nhưng hậu quả của việc tăng giá cước sẽ khiến hậu quả khôn lường cho nhà mạng.

Lấy một ví dụ đơn giản: với 1000.000 thuê bao, người dùng trung bình sử dụng 50.000đ/tháng để truy cập 3G, nếu người dùng cắt giảm 10% chi phí thuê bao 3G hàng tháng thì thất thoát của nhà mạng là 5 tỷ/tháng (60 tỷ/năm). Con số thực của các nhà mạng cộng lại có thể lên tới hàng nghìn tỷ mỗi năm.

2. Sai một ly đi một dặm

Việc tăng giá về lâu dài không những làm giảm tính cạnh tranh của 3G mà còn giảm doanh thu của nhà mạng. Trước đây giá cước trung bình 1 tháng người dùng chỉ phải bỏ ra khoảng 50.000đ cho dịch vụ 3G thì nay phí thuê bao đã tăng lên 30-40% từ 10/2013. Nếu nhìn thoáng qua có thể bạn sẽ thấy là giá cước tăng đồng nghĩa với doanh thu tăng nhưng liệu có đúng phải vậy?

Nếu một người dùng điện thoại trung bình chi 100.000 đ cho nhắn tin , gọi điện thì thường chỉ dám chi 50.000đ nữa cho các dịch vụ phát sinh từ các ứng dụng đòi hỏi kết nối 3G thì khi tăng giá , thay vì họ dùng gói cao sẽ chuyển sang gói thấp, thay vì dùng gói không giới hạn sẽ chuyển qua gói có giới hạn . Và khi đã chuyển sang gói thuê bao thấp hơn thì cũng đồng thời giảm thời gian, lưu lượng dùng các dịch vụ khác ngoài nhắn tin, nghe gọi (như lướt web, chơi game, mail ) để đảm bảo vẫn có thể truy cập được các ứng dụng cần thiết . Về lâu dài , nhu cầu người dùng trọn gói có thể sẽ giảm 30% cùng với phí thuê bao gói cước 3G người dùng thuê bao trọn gói chấp nhận được có thể giảm tới 50%, dẫn tới doanh số thực của nhà mạng qua 3G chỉ còn 35% so với trước khi tăng giá. Hiện các gói cước thuê bao trọn gói không giới hạn chiếm 20% số thuê bao, do đó doanh thu của các nhà mạng có thể sụt giảm 14%.

Tăng cước 3G: Lợi bất cập hại - Hình 2

Nhà mạng có thể giảm sự cạnh tranh từ OTT, nhưng theo đó cũng sẽ giảm thuê bao 3G

Video đang HOT

3. Cạnh tranh khốc liệt – một mất 1 còn

Nếu như bạn có thể dùng sim Vinaphone gọi cho sim Viettel thì với dịch vụ OTT điều này gần như không thể tại thời điểm hiện tại do bạn không thể gửi tin nhắn từ Zalo sang Line hay Viber. Chính yếu tố này khiến cho OTT trở nên khó cạnh tranh nhất với các nhà mạng hiện tại.

Nếu vượt qua trở ngại này thì các dịch vụ OTT sẽ làm mưa làm gió trong làng viễn thông. Do đó thời điểm này các công ty có thể chạy đua trong cuộc cạnh tranh xem ai dành vị trí thứ nhất thì chỉ vài năm nữa , các tên tuổi nhỏ sẽ mất dần và nhường ngôi vương cho 1,2 tên tuổi lớn nhất, có tiềm lực nhất, cộng đồng đón nhận dịch vụ nhiều nhất.

Bạn có thể dùng nhiều sim trên 1 điện thoại để tận dụng các gói khuyến mại và giá cước khác nhau của nhà mạng nhưng bạn sẽ không sẵn sàng để cùng lúc cài nhiều ứng dụng OTT trên cùng một máy để liên lạc với bạn bè của mình thông qua các danh bạ khác nhau, như vậy là quá phiền phức. Chính vì vậy mà Zalo phải quyết tâm dẫn đầu bằng mọi giá nếu không toàn bộ công sức cũng như chi phí bỏ ra của họ thành công cốc, họ đang là top 2,3 sẽ biến mất ngay khi người dùng từ chối sử dụng dịch vụ Zalo để dùng một ứng dụng OTT khác thịnh hành hơn. Vậy kịch bản nào có thể xảy ra nếu các nhà mạng trở thành nhà cung cấp dịch vụ OTT.

4. Các kịch bản mang tính chiến lược cho nhà mạng

Kịch bản 1: OTT nước ngoài sẽ mua lại OTT trong nước và phát triển độc lập với nhà mạng và đưa ra các dịch vụ tiện ích cao đem lại lợi nhuận, hoặc họ sẽ bán lại giá rất cao cho các nhà mạng muốn hợp tác một khi do họ có thị trường đủ lớn. Lúc này sẽ không kiểm soát được nội dung cũng như mức phí phát sinh trên phần mềm OTT vì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ Truyền thông và thông tin. Hãng viễn thông nước ngoài sẽ mua lại dịch vụ OTT này và tạo thế áp đảo với nhà mạng nội hiện tại như Viettel, Vinaphone hay Mobifone. Đây sẽ là kịch bản tồi tệ nhất nếu nó xảy ra với 3 nhà mạng lớn của Việt Nam hiện nay.

Kịch bản 2: OTT trong nước được một nhà mạng mua lại hoặc hợp tác chiến lược và cùng phát triển dựa trên thuê bao sẵn có cùng lợi thế về công nghệ , truyền thông và dịch vụ gia tăng kèm theo. Đây là viễn cảnh tốt nhất cho cả nhà mạng và công ty phát triển dịch vụ OTT. Ở một số nước thì các nhà mạng hoặc tự phát triển phần mềm OTT hoặc mua lại công ty lớn để giữ thị phần mà không hao hụt doanh thu dịch vụ số.

Kịch bản 3: các nhà mạng quyết không mua hay hợp tác với các OTT trong và ngoài nước, họ sẽ tự phát triển riêng các phần mềm này và tạo ra lợi thế cạnh tranh bằng giá trị tăng thêm từ việc gộp 2 dịch vụ nhắn tin, đàm thoại truyền thống với dịch vụ trên phần mềm OTT. Lúc này thị trường sẽ bị phân mảnh khá rõ rệt và ai là người đi trước thì sẽ có cơ hội chiếm thị phần lớn hơn. Vấn đề lúc này là các nhà mạng đang băn khoăn không biết bắt đầu tư đâu nếu tự phát triển ứng dụng kiểu này, họ không đảm bảo sự chắc thắng về mặt sản phẩm so với các đơn vị chuyên phát triển phần mềm, cũng không đảm bảo sự độc tôn trên thị trường so với các sản phẩm tương tự nhưng lại quá do dự trong việc bỏ ra một ngân sách lớn để mua lại các công ty nhỏ hơn.

Chiến lược khôn ngoan nhất là các nhà mạng nên nhanh chóng mua lại ứng dụng hoặc tự phát triển ứng dụng riêng để đảm bảo thị trường không quá biến động, vừa đảm bảo giữ được thuê bao và tăng trưởng doanh thu mà không cần tăng giá sẽ đảm bảo quyền lợi của các thuê bao đồng thời tăng tính trung thành của họ. Nếu một nhà mạng bỏ ra 100 triệu USD thời điểm này để phát triển dịch vụ OTT thì họ có thể sẽ phải bỏ ra ít nhất 500 triệu USD nếu chỉ chậm chân sau vài năm so với đối thủ. Sự trả giá là quá đắt cho một bước đi thiếu tính toán.

*OTT là viết tắt của từ Over The Top – các ứng dụng hoạt động trên nền internet nhưng lại không liên quan tới các nhà cung cấp internet. OTT được dùng trong bài viết có thể được hiểu là phần mềm OTT, công ty phát triển dịch vụ OTT tùy theo hoàn cảnh tại vị trí sử dụng trong bài viết.

Theo VNE

Sản phẩm miễn phí và cuộc chiến OTT

Một trong những chủ điểm "hot" nhất của văn hóa trẻ hiện nay ở Việt Nam là sử dụng điện thoại thông minh với các dịch vụ OTT (over-the-top) (*) đi kèm.

Đây có thể nói là một thành quả lớn của công nghệ mà điểm hấp dẫn đặc biệt của nó là giúp người dùng được hưởng các dịch vụ kết nối miễn phí (chỉ cần có Internet). Trong bối cảnh các nhà mạng Việt Nam "đồng thanh tương ứng" tăng cước 3G, khía cạnh "miễn phí" của nó trở thành một điểm nhìn thú vị.

Sản phẩm miễn phí và cuộc chiến OTT - Hình 1

Đối với các nhà cung cấp dịch vụ đường truyền, đặc biệt là các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại, đây có thể nói là một cơn ác mộng. Lý do đơn giản là khi người ta có thể nhắn tin (chữ, âm thanh và hình ảnh) và gọi cho nhau miễn phí thì họ sẽ không cần đến dịch vụ gửi tin nhắn hay điện đàm truyền thống phải trả phí.

Vì thế, không chỉ ở Việt Nam mà ở khắp nơi trên thế giới đang diễn ra một cuộc chiến cam go giữa các nhà mạng truyền thống và các công ty cung cấp dịch vụ OTT.

Trên quy mô toàn cầu, theo ước tính của Hãng nghiên cứu thị trường Ovum, sự gia tăng của các ứng dụng nhắn tin miễn phí đã khiến các nhà mạng bị thiệt hại đến 23 tỉ USD doanh thu trong năm 2012, và dự đoán con số này sẽ tăng lên 54 tỉ USD trong năm 2016.

Còn ở Việt Nam, một thông tin gây sốc được ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó tổng giám đốc Viettel, tiết lộ, nếu 40 triệu thuê bao di động đều dùng 3G và Viber thì doanh thu của Viettel có thể bị giảm 40-50%.

Lịch sử đã thay đổi?

Liệu có thể kiếm tiền bằng cách tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt nhất nhì thế giới, khách hàng sử dụng hằng ngày, trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống và... hoàn toàn miễn phí cho mọi người? Vài chục năm trước, ai đặt ra một giả thuyết như vậy sẽ bị coi là người hoang tưởng.

Nhưng ngày nay khó mà thấy một cư dân trung lưu đô thị nào trên thế giới không sử dụng thư điện tử cá nhân miễn phí như của Google, Yahoo! hay Hotmail; không sử dụng mạng xã hội không thu phí như Facebook, Linkedin, Twitter; không lướt các trang tin và giải trí miễn phí trong nước và quốc tế hằng ngày; không sử dụng các phần mềm nhắn tin và hội thoại miễn phí như Viber, Skype; không coi YouTube "chùa"...

Các sản phẩm này là một phần cốt lõi của cuộc sống hiện đại. Và chúng mặc nhiên là các sản phẩm miễn phí, tức là khách hàng luôn kỳ vọng chúng miễn phí và không bao giờ nghĩ rằng mình phải trả tiền khi sử dụng. Không những thế, các nhà cung cấp còn phải cạnh tranh khốc liệt với nhau để đưa ra thị trường các sản phẩm miễn phí tốt nhất.

Ở Việt Nam, gần đây cũng có hàng loạt công ty công nghệ đi theo hướng này. Riêng trong lĩnh vực OTT - lĩnh vực đang được coi là "hot" nhất hiện nay và là ác mộng của các công ty điện thoại truyền thống, đã xuất hiện nhiều sản phẩm như Zalo (Việt Nam), Line (Nhật Bản), Kakao Talk (Hàn Quốc), bên cạnh Viber đã có từ khá lâu...

Phải chăng lịch sử đã thay đổi và con người đang bước vào kỷ nguyên xài "đồ chùa"? Đương nhiên không phải vậy. Bạn sẽ không thể mua thậm chí một cái bánh mì với giá bằng không, trừ khi doanh nghiệp (DN) tặng miễn phí để khuyến mãi. Trong tất cả mặt truyền thống của cuộc sống, quy luật muôn đời vẫn thế: muốn mua xài thì phải trả tiền.

Tại sao miễn phí?

Vậy tại sao các sản phẩm công nghệ nêu trên lại miễn phí? Bí quyết của điều tuyệt vời này nằm ở hai điểm.

Đầu tiên là một nguyên tắc xưa như trái đất của kinh tế học: DN định giá sản phẩm bằng với chi phí định biên (marginal cost) để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm đó. Trong trường hợp các sản phẩm kể trên, chi phí mà nhà sản xuất phải trả thêm khi có một người dùng mới là gần như bằng không.

Lấy ví dụ trường hợp của Viber: phần mềm cho phép người dùng gọi cho nhau miễn phí qua điện thoại khắp nơi trên thế giới. Theo tạp chí Fierce Mobile Content, Viber hiện có hơn 175 triệu người sử dụng trên toàn cầu, và chi phí hoạt động của công ty là khoảng 200.000 USD/tháng. Nói cách khác, chi phí bình quân (average cost) mà Viber phải bỏ ra là khoảng 1,14 xu cho một người dùng.

Tuy nhiên, theo kinh tế học, DN không định giá bán theo chi phí bình quân mà định giá theo chi phí định biên. Giả sử hiện nay Viber đang có đúng 175 triệu người dùng, nếu có thêm một người dùng thì Viber cũng không mất thêm một xu nào. Nói cách khác, chi phí định biên của Viber là bằng không.

Nếu thế, những công ty như Viber sẽ không thu được xu nào và sẽ rơi vào tình trạng phá sản? Không hề! Bởi các dịch vụ miễn phí này tồn tại, phát triển và làm giàu cho DN là nhờ mô hình tạo doanh thu theo một kênh khác. Đó là doanh thu từ quảng cáo và các sản phẩm giá trị gia tăng khác.

Google là DN lớn nhất thế giới xét về mặt cung cấp các dịch vụ miễn phí cho người dùng. Doanh thu từ quảng cáo theo báo cáo tài chính của hãng này năm 2012 là 43,686 tỉ USD, trong khi các doanh thu khác (như bán thiết bị) chỉ có 2,354 tỉ USD, chiếm chỉ 5,11% tổng doanh thu của họ. Lợi nhuận ròng (sau thuế) cùng năm của hãng này là 10,737 tỉ USD. Nhờ đó, Google đang được định giá trên sàn giao dịch Nasdaq với trị giá cả công ty là 300 tỉ USD.

Để kiếm tiền được từ quảng cáo, các DN như Google phải có số lượng người dùng đông đảo. Lượng người dùng vì thế trở thành tài sản có khả năng sinh lợi của DN. DN càng có lượng người dùng lớn thì tài sản có khả năng sinh lợi càng cao. Điều này khiến việc đầu tư sản xuất và cung cấp các sản phẩm miễn phí để thu hút người dùng cũng chính là đầu tư để hình thành tài sản có khả năng sinh lợi.

Tuy nhiên, có tài sản có khả năng sinh lợi không có nghĩa là DN sẽ tạo ra được doanh thu và lợi nhuận. Để tạo được doanh thu, các DN này cần có những mô hình tạo ra doanh thu thích hợp. Một mô hình thích hợp là vừa thu tiền được từ các khách hàng có nhu cầu quảng cáo hoặc dịch vụ giá trị gia tăng khác, vừa không làm giảm tiện ích của người dùng sản phẩm. Việc này không dễ.

Cuộc cách mạng khiến Google trở thành "đại gia" trong làng công nghệ thế giới hiện nay nằm ở chỗ họ đã tạo ra các sản phẩm quảng cáo cực kỳ thông minh như Adwords, Adsense và cơ chế đấu thầu. Theo đó, người quảng cáo phải cạnh tranh với nhau bằng cách trả giá cao hơn để được quảng cáo qua các hình thức này.

Việc kiếm tiền từ lượng người dùng được gọi chung với cái tên là tiền tệ hóa (monetarize) tài sản là lượng người dùng của DN. Bản thân một DN lão làng như Google nhưng khi mua lại một DN khác có lượng người dùng "khủng" là YouTube, họ cũng mất mấy năm trời trước khi tìm được cách thích hợp để tiền tệ hóa.

Ác mộng kiếm tiền của OTT

Thế nên dễ hiểu là một số công ty trẻ tuổi hơn như Viber hiện vẫn loay hoay chưa tìm được cách tiền tệ hóa lượng người dùng của mình. Theo tạp chí Mobile World, mới hồi tháng 4, theo CEO của Viber Talmon Marco, công ty này sẽ phải sớm tính đến việc cung cấp thêm các dịch vụ giá trị gia tăng có thu phí để tạo doanh thu.

Theo Marco, công ty này sẽ không tạo doanh thu qua việc quảng cáo mà "có những cách thông minh hơn để kiếm tiền", trong khi vẫn khẳng định "miễn phí là một thứ cam kết ngay từ ngày đầu với người dùng".

Ở Việt Nam, một số DN OTT hàng đầu hiện đã có lượng người dùng lên tới hơn 4 triệu. Tuy nhiên, mô hình để các sản phẩm OTT này sinh lợi vẫn chưa có mặc dù chúng tạo ra cơn ác mộng về doanh thu cho các công ty điện thoại truyền thống.

Gần đây, các công ty điện thoại truyền thống trong nước bắt đầu phải chấp nhận thực tế là không thể loại bỏ được các sản phẩm OTT bằng chính sách, vì thế phải tìm cách chung sống với nó. Tuy nhiên, cơ chế nào để hai bên cùng có lợi vẫn là một câu hỏi bỏ lửng. Đơn giản vì nếu các sản phẩm OTT trong nước thu phí, người dùng sẽ chuyển sang sử dụng các sản phẩm OTT miễn phí của nước ngoài.

Vì thế, Fierce Mobile Content trích lời của Josh Martin thuộc Strategy Analytics cho rằng "với quá nhiều lựa chọn thay thế, việc tính phí người dùng có vẻ như bất khả thi và vì thế buộc các DN phải tìm cách khác để tiền tệ hóa, nếu không làm được việc này sẽ dẫn tới việc nhiều DN đang "hoành tráng" hiện nay sẽ sập tiệm, trừ phi chúng được mua lại bởi các đại công ty muốn sử dụng các sản phẩm này làm sản phẩm bổ trợ miễn phí cho sản phẩm chính của họ".

Lối thoát "bán mình"

Ý sau của Josh Martin cũng chính là giấc mơ mà hàng triệu hãng công nghệ nhỏ trên khắp thế giới hướng tới. Sau khi có lượng người dùng lớn, các hãng nhỏ sẽ bán lại cho những đại gia công nghệ cỡ bự.

Các ví dụ đầy hấp dẫn như YouTube bán cho Google với giá 1,65 tỉ USD năm 2006, DoubleClick bán cho Google với giá 3,1 tỉ USD năm 2007, Waze bán cho Google với giá xấp xỉ 1 tỉ USD hồi tháng 6-2013, Instagram bán cho Facebook với giá 1 tỉ USD, hay Face.Com bán cho Facebook với giá 100 triệu USD... là các "giấc mơ Mỹ" điển hình của làng công nghệ thế giới.

Đây là một lối thoát danh giá và đặc biệt hấp dẫn cho các DN công nghệ nhỏ. Nhưng lối thoát này cũng chỉ là một khe cửa hẹp. Lý do vì các dịch vụ miễn phí kể trên nằm trong nhóm các ngành công nghiệp bị "nguyền rủa" bởi một nguyên tắc khắc nghiệt là "winner takes all" (được ăn cả ngã về không). Chúng đều là các sản phẩm mang tính cộng đồng, có nghĩa là càng có nhiều người dùng thì giá trị sử dụng đối với một cá nhân càng cao.

Kết quả là thị trường chỉ cho phép một sản phẩm tốt nhất, tiện dụng nhất tồn tại và sẽ thải loại tất cả sản phẩm khác. Các đại gia công nghệ lớn đương nhiên biết được đặc thù này, vì thế khi mua lại các sản phẩm công nghệ của những DN nhỏ hơn, họ cũng chỉ mua sản phẩm tốt nhất (nhiều người dùng nhất), vì không dại gì bỏ tiền mua sản phẩm hạng hai khi mà họ biết ngay từ đầu sẽ thảm bại.

Kết cục là cuộc chạy đua này tựa như cuộc chạy đua mà chỉ có một người về nhất, số còn lại đều tàn lụi trong bóng tối. Vì thế, đây là một cuộc chơi thú vị nhưng hết sức nghiệt ngã. Riêng đối với người dùng, dù DN nào thắng, DN nào thua thì luôn ở lại với nguyên tắc họ phải là người hưởng lợi.

(*): OTT được hiểu nôm na là các dịch vụ cho phép con người kết nối với nhau qua tin nhắn chữ, hội thoại trực tiếp và tin nhắn âm thanh.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hồng Vân ngỡ ngàng trước chuyện tình của cặp vợ chồng từng ly hônHồng Vân ngỡ ngàng trước chuyện tình của cặp vợ chồng từng ly hôn
06:13:10 23/11/2024
Bố muốn chia đất cho con riêng của mẹ kế, anh cả liền phản đối, sau khi nghe chuyện bố kể, anh ấy không dám ngồi cùng bàn với mẹ nữaBố muốn chia đất cho con riêng của mẹ kế, anh cả liền phản đối, sau khi nghe chuyện bố kể, anh ấy không dám ngồi cùng bàn với mẹ nữa
06:04:54 23/11/2024
Skinship chấn động MAMA: Cái chạm của Bruno Mars khiến Rosé "xịt keo"Skinship chấn động MAMA: Cái chạm của Bruno Mars khiến Rosé "xịt keo"
07:07:46 23/11/2024
Xin chồng 10 triệu để trả nợ, anh đập bàn quát tôi "ăn hoang phá hoại" rồi bảo tôi tự kiếm tiền mà trảXin chồng 10 triệu để trả nợ, anh đập bàn quát tôi "ăn hoang phá hoại" rồi bảo tôi tự kiếm tiền mà trả
06:02:06 23/11/2024
Bán đất mua xe bạc tỷ, cả nhà chỉ trích bảo tôi "khùng", riêng tôi lại hối hận: "Sao mình không mua xe sớm hơn?"Bán đất mua xe bạc tỷ, cả nhà chỉ trích bảo tôi "khùng", riêng tôi lại hối hận: "Sao mình không mua xe sớm hơn?"
05:55:55 23/11/2024
Mẹ vợ vừa khóc vừa xách va ly hành lý rời đi, tôi hổ thẹn nhìn theo chứ không dám ngăn cảnMẹ vợ vừa khóc vừa xách va ly hành lý rời đi, tôi hổ thẹn nhìn theo chứ không dám ngăn cản
05:53:09 23/11/2024
Sao nam bị HIV đột ngột báo ngưng livestream kiếm tiền, lý do là gì?Sao nam bị HIV đột ngột báo ngưng livestream kiếm tiền, lý do là gì?
07:12:03 23/11/2024
NSND Minh Vương: "Tôi né mũi kiếm đó không kịp, đứt ngang mặt"NSND Minh Vương: "Tôi né mũi kiếm đó không kịp, đứt ngang mặt"
06:46:33 23/11/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn
Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết
Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung
Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiền điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...
Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia
Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới ...
Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter
Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm
Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR
'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

09:37:54 21/12/2022
Tính năng phát hiện tai nạn ôtô mới ra mắt trên Apple iPhone và Apple Watch sẽ tự động tìm kiếm sự trợ giúp từ bộ phận cấp cứu khi có nguy cơ xảy ra tai nạn
Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn
Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Có thể bạn quan tâm

Mr.Nawat bị một ông lớn ra mặt tố là thiếu trung thành, tân Miss Grand lao đao

Mr.Nawat bị một ông lớn ra mặt tố là thiếu trung thành, tân Miss Grand lao đao

Sao châu á

11:30:44 23/11/2024
Sáng 21/11, ban tổ chức Hoa hậu Hòa bình đã đăng thông cáo báo chí để nói về lý do chấm dứt làm việc với tổ chức Miss Grand India. Theo đó, phía Hoa hậu Hòa bình cho biết tổ chức Miss Grand India liên tục chậm trễ trong việc thanh toán ...
Sự thật về nghệ danh mới của Hoài Lâm

Sự thật về nghệ danh mới của Hoài Lâm

Nhạc việt

11:27:11 23/11/2024
Việc Hoài Lâm đổi nghệ danh khiến công chúng không khỏi bất ngờ bởi cái tên Hoài Lâm đã quá quen thuộc với khán giả suốt hơn 10 năm qua
Màn trình diễn tại MAMA 2024 của Bruno Mars và Rosé (BLACKPINK) bị chỉ trích vì được ghi hình trước

Màn trình diễn tại MAMA 2024 của Bruno Mars và Rosé (BLACKPINK) bị chỉ trích vì được ghi hình trước

Nhạc quốc tế

11:15:14 23/11/2024
Tiết mục được mong đợi giữa Bruno Mars và Rosé (BLACKPINK) ở Lễ trao giải MAMA 2024 tại Nhật Bản đã kết thúc bằng sự chỉ trích từ người hâm mộ âm nhạc toàn cầu.
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách

Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách

Thế giới

11:10:55 23/11/2024
Hội nghị có sự tham gia của Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, Giám đốc Văn phòng điều phối chính sách chính phủ, và người đứng đầu cơ quan đàm phán thương mại Hàn Quốc.
Harry Kane lập hat-trick, phá kỷ lục ghi bàn của Erling Haaland

Harry Kane lập hat-trick, phá kỷ lục ghi bàn của Erling Haaland

Sao thể thao

11:07:18 23/11/2024
Harry Kane tiếp tục khẳng định phong độ chói sáng trong màu áo Bayern Munich khi lập hat-trick giúp đội nhà thắng Augsburg 3-0 ở vòng 11 Bundesliga 2024/25.
Thiếu gia nghìn tỷ bị mắng "phông bạt nhất showbiz" chỉ vì món quà 50 nghìn đồng

Thiếu gia nghìn tỷ bị mắng "phông bạt nhất showbiz" chỉ vì món quà 50 nghìn đồng

Hậu trường phim

11:04:45 23/11/2024
Dù thường phông bạt là thiếu gia giàu có, Ngụy Đại Huân vẫn đi mượn đồ của người khác hoặc thương hiệu sau đó chụp hình sống ảo và trả lại.
Cặp đôi Hoa ngữ bị chê hết nước hết cái giờ khiến dân tình quay xe cả loạt: Tình đầu quốc dân đẹp ngẩn ngơ

Cặp đôi Hoa ngữ bị chê hết nước hết cái giờ khiến dân tình quay xe cả loạt: Tình đầu quốc dân đẹp ngẩn ngơ

Phim châu á

11:01:05 23/11/2024
Từng bị chê không hợp vai, thế nhưng sau đó cả Bạch Kính Đình lẫn Chương Nhược Nam đều khiến cho netizen phải thay đổi suy nghĩ.
Cô gái Việt 24 tuổi từ chối làm việc ở Uỷ ban Năng lượng Nguyên tử Pháp, có chuyện tình li kì với bạn trai Tây cao 1m95

Cô gái Việt 24 tuổi từ chối làm việc ở Uỷ ban Năng lượng Nguyên tử Pháp, có chuyện tình li kì với bạn trai Tây cao 1m95

Netizen

10:54:12 23/11/2024
Đi du học Pháp - 3 năm cử nhân Sinh học tại ĐH Toulouse III - 2 năm thạc sĩ Công nghệ Sinh kiêm Luật Sở hữu trí tuệ tại ĐH Toulouse I&III - 1 năm học hậu Thạc sĩ
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 25: Tiểu thư hẹn hò công tử bột chỉ vì bản hợp đồng cho công ty của bố

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 25: Tiểu thư hẹn hò công tử bột chỉ vì bản hợp đồng cho công ty của bố

Phim việt

10:45:42 23/11/2024
Dù không có tình cảm với Hùng nhưng Kiều chấp nhận hẹn hò, tỏ ra yêu quý Hùng vì muốn công ty mẹ Hùng ký hợp đồng với công ty ba Kiều.
Áo tweed và các bản phối sành điệu giúp nàng trẻ trung hết cỡ

Áo tweed và các bản phối sành điệu giúp nàng trẻ trung hết cỡ

Thời trang

10:40:18 23/11/2024
Một gợi ý khác để mặc trang phục tweed là mix chiếc áo này với quần âu hoặc quần jeans, khoác ngoài các bản phối công sở hoặc đầm midi, đầm dự tiệc.
Tìm thấy cô gái trẻ xinh đẹp ở Phú Quốc sau 10 ngày mất tích

Tìm thấy cô gái trẻ xinh đẹp ở Phú Quốc sau 10 ngày mất tích

Tin nổi bật

10:32:22 23/11/2024
Quá trình xác minh qua nhóm bạn trên Facebook, ông Lê Đình Tuân (Kon Tum) biết được con gái đang có mặt tại Phú Quốc (Kiên Giang) nên tức tốc đến đón về.