Tăng cân nhanh là biểu hiện của những bệnh gì?
Việc tăng cân đột ngột, không rõ nguyên nhân không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn gây ra nhiều hậu quả khác cho sức khỏe như các bệnh về đường hô hấp, xương khớp, huyết áp…
Nguyên nhân của việc tăng cân đột ngột do đâu, cách hạn chế như nào, mời bạn đọc tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Sự nguy hiểm của việc tăng cân đột ngột
Việc tăng cân đột ngột, không rõ nguyên nhân không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn gây ra nhiều hậu quả khác cho sức khỏe như:
Tâm lý bất ổn: Tăng cân đột ngột có thể ảnh hưởng khiến tâm lý không ổn định và tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Ảnh hưởng đến hệ hô hấp: Tăng cân khiến bạn dễ bị khó thở hơn, gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Đau nhức xương khớp và cơ bắp: Tăng cân tạo áp lực lớn lên xương khớp và cơ bắp, gây đau nhức và ảnh hưởng đến sức khỏe cơ – xương – khớp.
Tăng huyết áp và đường huyết: Tăng cân đột ngột dễ dẫn đến tăng huyết áp, tăng đường huyết và nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khác.
Việc tăng cân mất kiểm soát khiến nhiều người cảm thấy lo lắng và tự ti về ngoại hình ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ảnh minh họa
Tăng cân mất kiểm soát là biểu hiện của những bệnh nào
Rối loạn nội tiết tố
Mắc bệnh suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, kháng insulin,… có thể là nguyên nhân khiến bạn tăng cân và gây khó khăn trong việc giảm cân. Bên cạnh đó, sự mất cân bằng nội tiết tố tạo ra những thay đổi trong tâm trạng cũng khiến bạn luôn có cảm giác thèm ăn.
Nếu hormone estrogen suy giảm cũng khiến cơ thể phụ nữ có xu hướng tăng cân. Ngoài ra, tuyến giáp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất nên nếu chúng bị suy yếu sẽ khiến hormone cortisol và insulin tăng lên, gây tăng cân đột ngột.
Video đang HOT
Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa bao gồm giảm nhu động ruột có thể gây tăng cân. Thông thường, sau khi ăn khoảng 1 tiếng, nhu động ruột sẽ thúc đẩy tiêu hóa thức ăn. Nếu nhu động ruột giảm sẽ khiến không kiểm soát được quá trình tiêu hóa. Nguyên nhân có thể do nhu động ruột thiếu nước, do thuốc, ăn thiếu chất xơ hoặc thiếu hệ vi sinh men đường ruột.
Bệnh cơ xương khớp
Bệnh viêm xương khớp có ảnh hưởng đến cột sống, các khớp và cơ bắp trong cơ thể, đồng thời cũng có thể khiến bệnh nhân tăng cân đột ngột. Nguyên nhân là do các cơn đau nhức xương khớp sẽ làm giảm khả năng vận động của người bệnh, từ đó việc đốt cháy chất béo và calo dư thừa cũng bị hạn chế.
Nhiều bệnh lý như trầm cảm, bệnh tuyến giáp hay một số loại ung thư có thể gây tăng cân không chủ ý. Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm giảm cân khiến người bệnh có khuynh hướng ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo và năng lượng. Ngoài ra, những bệnh làm giảm vận động như viêm khớp có thể gây tăng cân gián tiếp
Các thói quen sinh hoạt
Ăn vặt: Hay ăn các món đồ chế biến chứa nhiều đường, chất béo ảnh hưởng đến cân nặng cũng như tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Bỏ bữa sáng, tối: Nhiều người lầm tưởng việc bỏ bữa sẽ giảm lượng năng lượng nạp vào cơ thể. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cơ thể có xu hướng lưu trữ bữa ăn tiếp theo nhiều hơn và khiến bạn tăng cân.
Mỗi ngày đều phải tiêu hao calo, đảm bảo lượng calo nạp vào luôn phải ít hơn lượng calo tiêu thụ.
Cách tầm soát cân nặng
Để tầm soát cân nặng, bạn cần thực hiện:
Thay đổi cơ cấu trong bữa ăn, tăng rau, giảm thịt. Bổ sung chất xơ, rau củ, quả tươi giúp bạn dễ tiêu hóa, giảm trọng lượng và giảm sự thèm ăn.
Protein rất cần thiết cho sự phát triển và hồi phục các mô cơ nên bất kể mục tiêu của bạn là giảm cân, lên cơ hay cả hai thì chế độ ăn uống của bạn vẫn luôn cần một lượng lớn protein.
Mỗi ngày đều phải tiêu hao calo, đảm bảo lượng calo nạp vào luôn phải ít hơn lượng calo tiêu thụ. Bạn chỉ nên thiếu khoảng 150 – 200 calo mỗi ngày. Dù vậy, cũng vẫn phải đảm bảo đủ lượng chất béo để duy trì hoạt động cho cơ thể mà không phải tiêu tốn đến các cơ.
Duy trì tập thể dục với các bài tập phù hợp với sức khỏe và dễ dàng tập luyện bất cứ nơi đâu như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp.
Đảm bảo ngủ đủ 6-8 tiếng một ngày, dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
Uống đủ nước.
Các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa mưa
Mưa lớn, kéo dài gây ra tình trạng ngập nước, ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe của con người, gây các bệnh như cảm cúm, sốt xuất huyết, bệnh da liễu, các bệnh đường tiêu hóa, bệnh đau mắt đỏ.
Rửa tay thường xuyên với xà phòng, hạn chế dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng, tìm nơi trú khi trời mưa... là những biện pháp giúp đảm bảo an toàn, phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão.
Nước sông Hồng gây ngập đường Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm, sáng 11/9. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Rửa tay thường xuyên với xà phòng
Mưa nhiều gây ra độ ẩm cao, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi-rút phát triển và gây bệnh. Khi vô tình tiếp xúc với những đồ vật có chứa vi khuẩn, vi-rút gây bệnh, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ gặp nguy hiểm. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh để hạn chế sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể
Hạn chế dùng tay chạm vào mắt, mũi, miệng
Vi khuẩn, vi-rút gây bệnh có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua mắt, mũi, miệng. Vì vậy, bạn nên hạn chế dùng tay dụi mắt, mũi, miệng hoặc lau mồ hôi, thay vào đó có thể dùng khăn sạch hoặc khăn tay.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên rửa mặt thường xuyên để loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn trên mặt và nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9%.
Ăn chín uống chín
Thực phẩm bán vỉa hè hoặc những nơi không đảm bảo vệ sinh có thể tiếp xúc với các mầm bệnh trong không khí và nước. Để đảm bảo an toàn, bạn nên lựa chọn những thực phẩm tươi, sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Bạn cũng có thể tự chế biến để đảm bảo bữa ăn an toàn với nguyên tắc ăn chín uống chín.
Tăng cường vitamin cho cơ thể
Bạn có thể tăng sức đề kháng của cơ thể bằng cách bổ sung vitamin C và E ở dạng tự nhiên (Cam, quýt, ổi, sơ ri...) hoặc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung. Các vitamin này giúp kích hoạt kháng thể giúp loại bỏ vi-rút cúm nhanh hơn và làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bạn nên đưa các loại trái cây tươi và rau củ quả giàu vitamin A, E, C, và B, chất chống oxy hóa và khoáng chất vào khẩu phần ăn hàng ngày, cũng như ăn một bát canh nóng trong mỗi bữa ăn để giúp cân bằng thân nhiệt và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Uống đủ nước
Uống đủ nước cho cơ thể giúp bạn chống lại và ngăn ngừa nhiều bệnh tật, cả trực tiếp lẫn gián tiếp. Nước làm sạch cơ thể và hỗ trợ thải bỏ vi trùng, vi khuẩn ra ngoài cơ thể, giúp ngăn ngừa nguy cơ cảm lạnh, cảm cúm.
Phòng chống muỗi, côn trùng chích
Thời tiết ẩm ướt cũng là môi trường để muỗi và côn trùng sinh sôi và phát triển. Do đó, bạn hãy giữ nhà cửa khô ráo, sạch sẽ, để ý đến các chậu hoa, vòi phun nước, cống rãnh, ... khắp mọi ngóc ngách trong nhà và dọn dẹp, lau chủi để nước không đọng lại. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc xịt, nhang chống muỗi và côn trùng hoặc bôi kem chống muỗi trên cơ thể và ngủ mùng để tránh bị muỗi và côn trùng chích.
Tăng cường rèn luyện thể chất
Rèn luyện thể chất là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ cơ thể trong mùa mưa bão. Khi cơ thể hoạt động, sẽ phóng thích ra năng lượng và được chuyển hóa thành nhiệt năng, giúp cơ thể chống lại thời tiết lạnh ngoài trời. Trong mùa mưa bão, bạn nên chọn những môn thể thao phù hợp trong nhà để duy trì luyện tập.
Tránh vùng ngập nước
Nước bẩn đọng lại sau mưa bão là nguyên nhân gây ra các bệnh do tiếp xúc với nước bẩn như bệnh tiêu chảy, bệnh cúm, bệnh tả và nhiễm trùng da, nấm. Trong mùa mưa bão, bạn nên chuẩn bị sẵn một chiếc áo khoác (có trùm đầu), áo mưa, ô dù và nhất là một đôi ủng không thấm nước hoặc giày cao su để sử dụng khi trời mưa, giúp giữ khô chân, không bịnhiễm nước bẩn.
Tìm nơi trú khi trời mưa
Khi mưa lớn và nặng hạt, bạn nên tìm nơi trú ẩn và cố gắng không để cơ thể bị ướt. Bên cạnh đó, bạn không nên đứng gần cột điện hay dưới gốc cây để tránh những tình huống xấu có thể xảy ra.
Điểm chăm sóc sức khỏe mới của người dân Lào tại Đà Nẵng Bệnh viện 199 Bộ Công an (đóng tại Đà Nẵng) đang tiếp nhận và điều trị một số bệnh nhân mang quốc tịch Lào. Bệnh nhân tên Phongsavanh Vorsing (42 tuổi) đến từ tỉnh Sê Kông - Lào nhập viện ngày 3.9 trong tình trạng 'tiền sử bệnh không rõ ràng'. Căn cứ vào các bệnh lý biểu hiện, bệnh nhân đã được...