Tảng băng trôi khổng lồ chưa từng có tách khỏi Nam Cực
Một tảng băng trôi khổng lồ, có kích thước gấp 20 lần khu vực Manhattan, New York, Mỹ, vừa tách ra khỏi thềm băng Brunt của Nam Cực.
Sự chia tách đầy kịch tính xảy ra sau khi hình thành một khe nứt lớn ở thềm băng vào tháng 11/2020 và tiếp tục phát triển cho đển khi tách hẳn.
Khe nứt lớn mang tên North Rift là khe sâu thứ ba hình thành trên thềm băng Brunt trong thập kỷ qua. Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh ( BAS) đã theo dõi, dự đoán về sự phân tách.
Tảng băng trôi khổng lồ chưa từng có tách khỏi Nam Cực
Dame Jane Francis, giám đốc BAS cho biết: “Các nhóm nghiên cứu của chúng tôi tại BAS đã chuẩn bị cho việc một tảng băng trôi tách khỏi thềm băng Brunt trong nhiều năm. Trong những tuần hoặc vài tháng tới, tảng băng có thể di chuyển ra xa, hoặc có thể mắc cạn và ở gần thềm băng Brunt”.
Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia, tảng băng trôi là những mảnh băng đã vỡ ra từ các sông băng hoặc thềm băng và hiện đang trôi nổi trong vùng nước mở.
Video đang HOT
North Rift mở rộng về phía đông bắc với tốc độ khoảng 1 km mỗi ngày hồi tháng1 nhưng vào sáng ngày 26/2, vết nứt đã mở rộng vài trăm mét chỉ trong vài giờ.
Quá trình chia tách băng xảy ra là một quá trình tự nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sự việc trên.
Tuy nhiên, tảng băng trôi lần này có kích thước rất lớn, ước tính khoảng 1.270 km vuông.
Adrian Luckman, giáo sư tại Đại học Swansea ở Wales, người theo dõi tảng băng qua các hình ảnh vệ tinh trong vài tuần qua chia sẻ rằng: “Dù những tảng băng lớn tách ra từ thềm băng Nam Cực hoàn toàn là quá trình tự nhiên, tảng băng với kích thước khổng lồ như ở thềm băng Brunt hôm 26/2 vẫn hiếm và đáng chú ý”.
Thềm băng Brunt có sự xuất hiện của trạm nghiên cứu BAS Halley VI, nơi các nhà khoa học quan sát thời tiết khí quyển và không gian nhưng may mắn tảng băng trôi có thể sẽ không ảnh hưởng đến trạm.
Trong năm 2016, các nhà nghiên cứu đã phải chuyển trạm khoảng 32 km vào trong đất liền để tránh hai vết nứt lớn trong thềm băng là “Chasm 1″ và “Halloween Crack”, cả hai đều không phát triển mở rộng thêm trong 18 tháng qua.
Trạm nghiên cứu hiện đã đóng cửa vào mùa đông và nhóm nghiên cứu gồm 12 người đã rời Nam Cực. Do không thể đoán trước sự hình thành của các tảng băng trôi và việc sơ tán trong mùa đông lạnh giá, tăm tối là vô cùng khó khăn nên nhóm nghiên cứu chỉ làm việc tại trạm vào mùa hè trong bốn năm qua.
Mỗi ngày, có hơn 10 thiết bị theo dõi GPS đo đạc và truyền thông tin về sự biến đổi của băng ở thềm băng cho các chuyên gia Anh.
Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng hình ảnh vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, NASA và vệ tinh TerraSAR-X của Đức để theo dõi băng.
Simon Garrod, giám đốc hoạt động của BAS, cho biết: “Công việc của chúng tôi bây giờ là theo dõi chặt chẽ tình hình và đánh giá bất kỳ tác động tiềm tàng giữa tảng băng trôi hiện nay và phần còn lại của thềm băng”.
Ví tiền rơi ở Nam Cực bất ngờ trở lại với chủ sau nửa thế kỷ
53 năm sau khi đánh mất ở Nam Cực, người đàn ông California cuối cùng đã tìm lại được chiếc ví của mình .
Paul Grisham, 91 tuổi, ở San Diego, California, Mỹ đến Nam Cực vào tháng 10/1967 với tư cách là một nhà khí tượng học của hải quân.
Trong nhiệm vụ kéo dài 13 tháng của mình, ông Paul Grisham đã đánh mất chiếc ví ở Nam Cực, khu vực lạnh giá xa xôi không phải ai cũng có cơ hội đặt chân đến.
Chiếc ví của Paul Grisham mất tích quá lâu ở 'đáy thế giới' đến độ chính bản thân ông đã không còn nhớ nữa. Nhưng mới đây, 53 năm sau khi ông rời lục địa này, chiếc ví của Grisham bất ngờ quay trở lại với chính chủ.
Paul Grisham chia sẻ: "Tôi như bị thổi bay vậy, có một số người liên lạc và gửi cho tôi. Thật bất ngờ".
Bên trong chiếc ví của Grisham chứa rất nhiều kỷ vật về thời gian ông ấy đến Nam Cực, bên cạnh thẻ hải quân và bằng lái xe.
Paul Grisham, người lớn lên ở Douglas, Arizona, nhập ngũ vào hải quân năm 1948. Ông trở thành một kỹ thuật viên thời tiết và sau đó là một nhà dự báo thời tiết. Năm 1967, ông được cử đến Nam Cực trong khuôn khổ Chiến dịch Deep Freeze, hỗ trợ các nhà khoa học dân sự. Vào thời điểm đó, Paul mới ngoài 30 tuổi, đã kết hôn với hai đứa con chập chững biết đi.
Năm 1977, ông nghỉ hưu và chuyển đến Monterey, California, Mỹ. Người đàn ông này gọi Nam Cực là 'The Ice' (tạm dịch: Băng giá) và chia sẻ rằng bản thân đã có một trải nghiệm đáng nhớ trong suốt 13 tháng ở đó.
Ví tiền rơi ở Nam Cực bất ngờ trở lại với chủ sau nửa thế kỷ
Paul Grisham nhớ lại rằng: "Hãy để tôi kể lại, khi đó nếu tôi lấy một lon nước ngọt ra và đặt bên ngoài bậc thầm, khoảng 14 phút sau, lon nước ngọt đã bị đông cứng".
Được biết, ví của Paul Grisham và một tờ tiền thất lạc khác đã được tìm thấy vào năm 2014 khi phá dỡ toà nhà ở ga McMurdo trên Đảo Ross của Nam Cực.
Stephen Decato và con gái Sarah Lindbergh, đến từ New Hampshire, đã làm việc với nhân viên Bruce McKee từ quỹ phi lợi nhuận Indiana Spirit of '45 tìm kiếm và cố gắng trả lại các món đồ cho các thành viên quân đội, để truy tìm Grisham, chủ nhân của chiếc ví. Stephen Decato trước đây đã làm việc cho một cơ quan nghiên cứu về Nam Cực.
Sarah Lindbergh, người có ông nội cũng phục vụ trong hải quân cho biết: "Nếu đó là tài sản của tôi, tôi sẽ trân trọng. Cả tôi, bố đều nghĩ rằng những gia đình khác sẽ hạnh phúc khi nhận được đồ. Bố tôi rấ tự hào khi những đồ vật về đúng chủ nhân của chúng".
Phát hiện sinh vật kỳ lạ nằm sâu dưới lớp băng Nam Cực khiến giới khoa học "hoang mang" Khoan sâu xuồng lớp băng ở Nam Cực, một loài sinh vật sống chưa từng được biết đến đột nhiên xuất hiện khiến các nhà khoa học bối rối. Lỗ khoan sâu dưới lớp băng Nam Cực giúp các nhà khoa học phát hiện sinh vật đặc biệt (ảnh: CNN) Huw Griffiths - nhà nghiên cứu sinh vật biển - cho biết, khi...