Tăng 6% là cao hay thấp?
Hồi tháng 6, tại Kỳ họp thứ 9, Chính phủ nhận về trách nhiệm cao nhất với GDP, không để con số này lao dốc.
Anh minh hoa
Theo đó, Chính phủ chưa trình Quốc hội điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng mà vẫn đang dốc sức cố đạt chỉ tiêu tăng trưởng 6,8%, hoặc phấn đấu ít nhất đạt mức tăng từ 4 – 4,5%. “Dẫu biết đó là mục tiêu rất cao trong hoàn cảnh cả thế giới đảo lộn vì đại dịch Covid-19, nhưng Chính phủ thấy cần phải đặt ra mục tiêu như vậy”. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu lý do: “đặt mục tiêu thấp thì không còn động lực phấn đấu”.
Nhưng đến giờ phút này, có thể chắc chắn được rằng, không thể duy ý chí. Chính phủ nhìn nhận, quy mô GDP tiếp tục tăng nhưng giá trị gia tăng thấp hơn nhiều so với năm 2019 và bình quân giai đoạn 2016-2020. Năm 2020, GDP theo giá hiện hành ước đạt khoảng 6,3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 263 nghìn tỷ đồng so với năm 2019, thấp hơn mức tăng của năm 2019 (tăng gần 500 nghìn tỷ đồng so với năm 2018); tốc độ tăng GDP năm 2020 thấp hơn nhiều so với mức tăng của năm 2019 (7,02%). Một con số cật lực cho tăng GDP năm nay, đẹp nhất cũng chỉ là 3%.
Video đang HOT
Đối với năm 2021, Chính phủ trình Quốc hội chỉ tiêu GDP cho năm này tăng khoảng 6% so với năm 2020. Con số này hiện chứa nhiều “kịch tính”. Trong khi nhiều ý kiến từ đại biểu Quốc hội cho rằng 6% cao quá thì trong giới chuyên gia lại thấy… thấp quá.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh, có ý kiến cho rằng để có cơ sở vững chắc, rủi ro ít hơn, không ảnh hưởng đến việc điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đề nghị Chính phủ chỉ đạo xây dựng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 (dự kiến 6%) thận trọng hơn; tiếp tục đặt trọng tâm phòng, chống dịch bùng phát trở lại. Trường hợp cần thiết có thể xây dựng các phương án tăng trưởng. Có ý kiến đề nghị chỉ nên đặt mục tiêu phấn đấu, không nên ấn định con số tăng trưởng cho năm 2021.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nhận định, con đường phía trước còn nhiều gập ghềnh, đại dịch còn diễn khó lường, trong khi thiên tai hoành hành cũng không kém phần bất ngờ, vì thế, chỉ tiêu GDP bao nhiêu đều cần được tính toán kỹ lưỡng. Năm 2021 vẫn rất khó khăn, chưa có khả năng xử lý dứt điểm đại dịch Covid-19 trước tháng 6/2021. Với tốc độ lây lan dịch bệnh, may ra đến năm 2023, tình hình mới có thể bình thường trở lại, các năm 2021 – 2022 vẫn phải trong tình trạng vừa chống dịch, vừa phục hồi kinh tế.
Quốc hội luôn rất thận trọng với mức tăng GDP và muốn giảm sức ép cho Chính phủ. Nhưng giới chuyên gia thì có vẻ rất sôi sục về GDP. TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) quả quyết: “dù còn hay không còn đại dịch, theo tôi, GDP năm sau vẫn có thể tăng cao hơn mức 6,5%, thậm chí có thể đến 9 – 10% nếu nguồn lực được phân bổ lại một cách hiệu quả”. Nhiều dự báo của các tổ chức quốc tế cũng cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ bật dậy mạnh mẽ ngay trong năm 2021, chứ không chỉ “làng nhàng” ở mức tăng 5% hay 6%.
24 thương nhân không xuất khẩu gạo trong suốt 18 tháng
Thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy, 24 thương nhân có trụ sở chính tại 12 tỉnh, thành phố không xuất khẩu gạo trong 18 tháng liên tục.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệp hội Lương thực Việt Nam; các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo về thúc đẩy xuất khẩu gạo trong bối cảnh dịch Covid-19.
Văn bản do Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh ký nêu rõ, thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy, 24 thương nhân có trụ sở chính tại 12 tỉnh, thành phố không xuất khẩu gạo trong 18 tháng liên tục, bao gồm: An Giang (5), Bạc Liêu (2), Cần Thơ (2), Đồng Tháp (3), Hà Nội (1), Hậu Giang (1), Kiên Giang (3), Sóc Trăng (1), Tây Ninh (1), Thái Bình (1), Trà Vinh (1), Vĩnh Long (3).
Theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 8 Nghị định 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo: "Bộ Công Thương xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau:...d) Thương nhân không xuất khẩu gạo trong thời gian 18 tháng liên tục, trừ trường hợp thương nhân đã thông báo tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật".
Tuy nhiên, trên cơ sở trao đổi với các địa phương liên quan và xem xét, đánh giá tình hình hoạt động của các thương nhân xuất khẩu gạo nêu trên, nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và kịp thời tận dụng cơ hội nhập khẩu từ thị trường thế giới, Bộ Công Thương quyết định không tính thời gian bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 (tương đương khoảng 6 tháng) vào thời hạn 18 tháng quy định.
Thời gian tới, Bộ Công Thương đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường công tác theo dõi hoạt động của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn và kịp thời báo cáo khi có biến động bất thường và đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu gạo trên địa bàn.
Với Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Bộ Công Thương đề nghị tăng cường nắm sát tình hình thị trường; tiếp tục báo cáo cập nhật tình hình giá thóc, gạo trong nước; giá thóc, gạo xuất khẩu; lượng gạo tồn kho của hội viên Hiệp hội và kịp thời đề xuất các giải pháp cần thiết trong công tác điều hành để thúc đẩy xuất khẩu, giữ và mở rộng thị trường xuất khẩu gạo.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đề nghị các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tích cực triển khai xây dựng vùng nguyên liệu theo chính sách của nhà nước để đảm bảo xây dựng nguồn nguyên liệu chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường; nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo, trách nhiệm và nghĩa vụ được quy định...
Những sự kiện, thông tin đáng chú ý trong tuần 5-11/10 Trong tuần từ 5/10-12/10/2020, có nhiều sự kiện, thông tin nhà đầu tư cần chú ý, có thể tác động tới thị trường chứng khoán. Hội nghị Ban chấp hàng Trung ương Đảng khóa XII lần thứ 13 diễn ra từ 5/10-10/10 Tại hội nghị này, Ban chấp hành Trung ương dành thời gian thảo luận, cho ý kiến, xem xét về tình...