TAND TP.HCM tuyên án vụ Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2
Hôm nay, TAND TP.HCM sẽ tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) lừa đảo hơn 30.081 tỉ đồng, rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới khoảng 106.730 tỉ đồng.
Sau 15 ngày xét xử sơ thẩm và nghị án dài ngày, hôm nay (17.10), TAND TP.HCM tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 30.081 tỉ đồng của trái chủ, rửa tiền hơn 445.000 tỉ đồng, và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới khoảng 106.730 tỉ đồng.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. ẢNH: NHẬT THỊNH
Trước đó, trong 15 ngày xét xử, tại tòa, đa số các bị cáo đều thừa nhận hành vi theo cáo trạng truy tố, riêng bị cáo Trương Mỹ Lan trình bày nhiều lý do khách quan, cho rằng mục đích không phải là chiếm đoạt; hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới về bản chất là xuất phát từ các khoản tiền vay và thanh toán cho các đối tác nước ngoài thông qua tài khoản của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)…
Trương Mỹ Lan nói lời sau cùng: ‘Trái tim bị cáo rỉ máu’
Ngày 4.10, đại diện Viện KSND TP.HCM đề nghị HĐXX tuyên phạt Trương Mỹ Lan mức án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; 12 – 13 năm tù về tội rửa tiền; 8 – 9 năm tù về tội vận chuyển tiền tệ trái phép qua biên giới. Tổng hợp hình phạt là tù chung thân. Buộc bị cáo Lan bồi thường toàn bộ thiệt hại hơn 30.081 tỉ đồng.
Bị cáo Chu Lập Cơ (bìa trái, chồng Trương Mỹ Lan) bị Viện KSND TP.HCM đề nghị từ 2 năm – 2 năm 6 tháng tù vì giúp sức vợ rửa tiền 33 tỉ đồng. ẢNH: NHẬT THỊNH
33 bị cáo đồng phạm của bị cáo Trương Mỹ Lan bị Viện KSND TP.HCM đề nghị HĐXX tuyên từ 2 năm tù đến 27 năm tù. Trong đó, bị cáo Chu Lập Cơ (chồng bị cáo Trương Mỹ Lan) bị Viện KSND TP.HCM đề nghị từ 2 năm – 2 năm 6 tháng tù; bị cáo Trương Huệ Vân, cháu ruột bị cáo Trương Mỹ Lan) bị đề nghị từ 6 – 7 năm tù.
Về vấn đề khắc phục hậu quả của bị cáo Trương Mỹ Lan, Viện KSND TP.HCM cho rằng, bị cáo Lan đã hết sức phối hợp với luật sư, gia đình tìm giải pháp, có nguồn tiền khắc phục. Tuy nhiên, đến thời điểm này, những biện pháp đó chỉ là phương án, giải pháp, chưa thể hiện thực tế.
Xem nhanh 20h ngày 11.10: Bà Trương Mỹ Lan khóc nghẹn nói lời sau cùng | Thuyền trưởng sống sót thần kỳ qua bão Milton
Đây là giai đoạn 2 của vụ án sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Giai đoạn 1 của vụ án đã được TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm hồi tháng 4.2024, tuyên bị cáo Trương Mỹ Lan án tử hình vì chiếm đoạt của SCB hơn 677.000 tỉ đồng. Vụ án giai đoạn 1 đang chờ xét xử phúc thẩm.
Bị cáo Trương Mỹ Lan chủ mưu chiếm đoạt tài sản nên cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc
Ngày 10/10, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và 33 đồng phạm tiếp tục với phần đại diện VKSND TP Hồ Chí Minh đối đáp lại quan điểm bào chữa của các luật sư.
Đại diện VKS ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ trong đó có ý thức khắc phục thiệt hại, nhưng xét tính chất, hậu quả vụ án nên cần áp dụng mức án cao nhất của các tội danh bị truy tố.
Theo đại diện VKS, các bị cáo trong vụ án được sắp xếp làm việc tại những công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, đảm nhiệm công việc nhất định và phối hợp, làm việc với nhau trong thời gian dài theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan hoặc cấp trên.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại phiên tòa.
Hành vi của các bị cáo là tiền đề để cho bị cáo khác thực hiện chuỗi hành vi phạm tội khép kín, sử dụng tiền do phạm tội mà có và giúp sức cho bị cáo Trương Mỹ Lan phạm tội. Xâu chuỗi tình tiết vụ án, các bị cáo đều phạm tội với vai trò đồng phạm với Trương Mỹ Lan là có căn cứ.
Tại phiên tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX xem xét về việc bị cáo không sử dụng tiền của Ngân hàng SCB, không có ý thức chiếm đoạt. Tuy nhiên, theo VKS, tài liệu, chứng cứ vụ án và kết quả xét hỏi, tranh luận cùng lời khai của bị cáo Bùi Văn Dũng (lái xe của Trương Mỹ Lan) đã chứng minh, tất cả tiền rút ra từ Ngân hàng SCB được chở về nhà bà Lan hoặc để trả nợ. Số tiền mà bị cáo Bùi Văn Dũng chở từ Ngân hàng SCB thông qua Trần Thị Thúy Ái có nguồn gốc từ trái phiếu An Đông và Setra. Bị cáo Dũng cũng đã khai tại tòa, việc chở tiền đi trả nợ cho các cá nhân đều thực hiện theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan.
Bị cáo Trương Mỹ Lan là người đưa ra chủ trương, chỉ đạo phát hành trái phiếu, những người còn lại đều làm việc theo từng giai đoạn theo sự chỉ đạo của bị cáo Lan. Bên cạnh đó, bị cáo Lan chỉ đạo các bị cáo khác nộp rút chứng từ "khống", sử dụng tiền phát hành trái phiếu trái mục đích, sử dụng nguồn tiền gói trái phiếu sau trả lãi số tiền phát hành trái phiếu trước, như việc phát hành trái phiếu Setra để trả lãi cho trái phiếu An Đông. Qua đó, thể hiện khả năng mất thanh toán của các công ty phát hành trái phiếu và ý thức chiếm đoạt của bà Lan.
Từ các quan điểm trên, đại diện VKS nhận định, bị cáo Lan có vai trò cao nhất, chịu trách nhiệm toàn bộ. Các bị cáo khác chỉ làm theo chỉ đạo của cấp trên, làm công hưởng lương và làm theo từng công việc cụ thể được giao.
Tuy nhiên, đại diện VKS cũng ghi nhận nhiều tình tiết giảm nhẹ, thái độ chuyển biến của bị cáo Trương Mỹ Lan, ý thức khắc phục hậu quả, nhưng xét tính chất, mức độ của vụ án vẫn cần thiết áp dụng mức hình phạt cao nhất của tội danh bị truy tố (trong 3 tội danh bị truy tố, tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có khung hình phạt cao nhất là chung thân).
Tại tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan đồng ý dùng toàn bộ tài sản để khắc phục hậu quả. Dù vậy, theo đại diện VKS, đây mới chỉ là phương án, chủ trương bằng lời nói, cần thêm thời gian để có kết quả.
Bên cạnh đó, đại diện VKS cũng ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ, thành thật khai báo, ăn năn hối cải... của nhiều bị cáo nên đã giảm mức án như đã đề nghị cho một số bị cáo so với đề nghị ban đầu, trong đó có bị cáo Ngô Thanh Nhã, em dâu bị cáo Trương Mỹ Lan.
Vụ Vạn Thịnh Phát: Nhà đầu tư trái phiếu Bông Sen có được nhận lại tiền? Bà Trương Mỹ Lan bày tỏ mong muốn bán tài sản, cổ phần ở các doanh nghiệp để khắc phục hậu quả, trong đó có lô trái phiếu trị giá 4.800 tỷ đồng của Công ty cổ phần Bông Sen. Tại phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm diễn ra hôm nay (10/10), phần tranh luận của đại...