TAND TP Hồ Chí Minh sẵn sàng cho phiên xử “đại án” Vạn Thịnh Phát
Theo ông Phạm Ngọc Duy, Chánh Văn phòng TAND TP Hồ Chí Minh, công tác chuẩn bị cho phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thinh Phát đã hoàn tất.
Các luật sư, nhà báo, phóng viên tham gia phiên xử sẽ được tòa án bố trí máy tính để sử dụng…
Ngày mai, 5/3, TAND TP Hồ Chí Minh sẽ mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát. Vợ chồng bà Trương Mỹ Lan, Chu Lập Cơ cùng 84 bị cáo khác bị đưa ra xét xử về các tội danh: “ Tham ô tài sản”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Cá nhân bà Trương Mỹ Lan bị xét xử 3 tội: “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng” và “Tham ô tài sản”. Vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).
Ông Phạm Ngọc Duy chia sẻ với phóng viên các báo đài về công tác chuẩn bị cho phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát.
Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh Tòa Hình sự, TAND TP Hồ Chí Minh). Giữ quyền công tố tại phiên tòa là các kiểm sát viên thuộc VKSND tối cao và VKSND TP Hồ Chí Minh là các ông: Cao Anh Đức, Đặng Như Vĩnh, Vũ Mạnh Long, Vũ Tất Ba, Nguyễn Thị Hồng Vân, Đặng Thị Hồng Thủy, Lưu Hoàng Tuấn, Nguyễn Đức Long, Ngô Phạm Việt, Nguyễn Hồng Hiệp.
Bảo vệ quyền lợi cho bà Trương Mỹ Lan là các Luật sư Phan Trung Hoài, Phan Minh Hoàng, Nguyễn Huy Thiệp, Giang Hồng Thanh và Trương Thanh Đức.
Video đang HOT
Hơn 2.400 người liên quan gồm: các cá nhân thuộc nhóm cán bộ Ngân hàng SCB, nhóm người liên quan là các cá nhân đứng tên công ty, tên vay, đứng tên các tài sản thế chấp tại SCB thực hiện việc nộp, rút tiền, nhóm người liên quan là các pháp nhân thuộc nhóm đứng tên vay tiền, nhận tiền tại SCB, nhóm người liên quan là các cá nhân tại Ngân hàng Nhà nước và nhóm người liên quan khác.
Ngoài ra tòa cũng triệu tập một số người phiên dịch cho bị cáo Chu Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ – chồng bà Trương Mỹ Lan) quốc tịch nước ngoài.
Bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Để phiên tòa kéo dài từ ngày 5/3 đến ngày 29/4 diễn ra thuận lợi, an toàn, theo ông Phạm Ngọc Duy, Chánh Văn phòng TAND TP Hồ Chí Minh, công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất đã hoàn tất.
Về việc tác nghiệp đưa tin phiên xử, ông Duy cho biết các phóng viên sẽ được tòa bố trí phòng tác nghiệp riêng. Phóng viên một số báo đài được phép vào tác nghiệp đầu giờ. “Sau đó tòa đề nghị phóng viên, nhà báo tập trung về phòng báo chí để tác nghiệp tiếp tục. Các luật sư, nhà báo, phóng viên tham gia phiên xử sẽ được tòa án bố trí máy tính để sử dụng”, ông Duy thông tin.
Ông Duy cho biết phiên tòa này là giai đoạn 1 của vụ án. Giai đoạn này tập trung điều tra, truy tố, xét xử các bị cáo liên quan đến các hành vi tội tham ô tài sản; vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; đưa hối lộ; nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ… để tập trung thu hồi tài sản…
Đại diện TAND TP Hồ Chí Minh bổ sung, do trụ sở tòa án đang trùng tu nên cơ sở vật chất hiện tại chỉ đủ bố trí cho các bị cáo, luật sư, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, các cơ quan báo chí và lực lượng bảo vệ phiên tòa. Do đó, không thể bố trí chỗ ngồi cho người thân của các bị cáo tham dự phiên tòa.
Chánh Văn phòng TAND TP Hồ Chí Minh cũng lưu ý do vụ án có số lượng bị cáo lớn nên người tham dự phiên tòa hạn chế thấp nhất việc sử dụng ôtô. Người dân tránh tập trung trước trụ sở tòa án để tránh ảnh hưởng đến giao thông.
Ngoài ra ông Duy còn cho biết, người dân liên hệ công tác ở tòa án vẫn hoạt động bình thường vì phiên xử có khu riêng. Tuy nhiên khi đến liên hệ công tác phải đúng nơi, đúng chỗ, theo sự hướng dẫn của cán bộ Tòa án, không gây khó khăn cho công tác an ninh phiên tòa.
Trụ sở TAND TP Hồ Chí Minh, nơi diễn ra phiên tòa xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát.
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, bà Trương Mỹ Lan không giữ chức vụ tại SCB, là cổ đông chính đã sử dụng SCB như một kênh huy động vốn cá nhân, lợi dụng tình hình để rút tiền từ tài khoản gửi của người dân và khách hàng.
Hậu quả từ các hành vi sai phạm và nhận tiền của các cá nhân tại Cục II, NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh và Tổ Giám sát đã để cho nhóm Trương Mỹ Lan và SCB thực hiện hoạt động cho vay lũy tiến từng năm. Hành động này nhằm mục đích để bà Trương Mỹ Lan rút tiền sử dụng cá nhân, trả nợ cho các khoản vay trước đó nhằm che giấu thực trạng hoạt động tín dụng xấu của Ngân hàng SCB. Thiệt hại tính đến ngày 17/10/2022 với số tiền đặc biệt lớn, dư nợ của các tổ chức, cá nhân thuộc nhóm Trương Mỹ Lan là 677.286 tỷ đồng.
Cáo trạng cũng cho biết, bà Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt hơn 304.000 tỷ đồng, SCB mất không chỉ số tiền gốc mà phải trả thêm hơn 129.372 tỷ đồng tiền lãi.
Theo cơ quan tố tụng, bà Trương Mỹ Lan là người điều hành Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 doanh nghiệp lớn và nhỏ, trong và ngoài nước. Để có nguồn vốn duy trì họat động “hệ sinh thái” doanh nghiệp khổng lồ này, bà Lan tìm cách thâu tóm SCB, nhằm biến ngân hàng này thành “công cụ” tài chính của mình.
Lãnh đạo thanh tra ngân hàng "nhúng chàm" trong vụ án Vạn Thịnh Phát như thế nào?
Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, bị can Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát có hành vi chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng bằng các thủ đoạn lập công ty "ma", sử dụng hồ sơ vay vốn khống tại ngân hàng, nâng giá trị tài sản và hoán đổi tài sản có giá trị.
Đáng lưu ý, tài sản tòa nhà Sherwood (tọa lạc 127 Pateur, quận 3, TP Hồ Chí Minh) được nhắc tới rất nhiều. Đây còn là nơi gặp gỡ giữa bà Trương Mỹ Lan và Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước), mở đầu chuỗi các sai phạm nối tiếp của đoàn thanh tra.
Cụ thể, quá trình thanh tra tại Ngân hàng SCB, để che giấu thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém và các sai phạm của SCB; để không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và tiếp tục được tái cơ cấu, bà Lan đã trực tiếp gặp gỡ bàn bạc, trao đổi với Đỗ Thị Nhàn, lúc đó là Cục trưởng Thanh tra, giám sát ngân hàng II, thuộc Ngân hàng Nhà nước Trưởng đoàn thanh tra Ngân hàng SCB, và chỉ đạo Võ Tần Hoàng Văn, Tổng giám đốc SCB tiếp xúc, đặt vấn đề, trực tiếp đưa cho Đỗ Thị Nhàn 5,2 triệu USD và đưa tiền, quà bồi dưỡng các thành viên trong đoàn thanh tra. Từ đó, Nhàn chỉ đạo thành viên trong đoàn báo cáo không trung thực, không đầy đủ các sai phạm của Ngân hàng SCB, cố tình che giấu, bưng bít, làm nhẹ để có lợi cho Ngân hàng SCB và tiếp tục kiến nghị, đề xuất tạo điều kiện cho ngân hàng này được tái cơ cấu.
Hai bị can Trương Mỹ Lan và Đỗ Thị Nhàn.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đánh giá, hành vi của bị can Lan đã phạm vào tội "Đưa hối lộ". Còn bị can Đỗ Thị Nhàn, vai trò Trưởng đoàn thanh tra, người chịu trách nhiệm chính về kết quả thanh tra theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (TTGSNH). Quá trình thanh tra, Nhàn đã nhận 5,2 triệu USD từ Ngân hàng SCB để chỉ đạo cấp dưới báo cáo và ban hành dự thảo kết luận thanh tra không khách quan, không trung thực, không đúng thực trạng tài chính của SCB, bao che, bưng bít sai phạm của Ngân hàng SCB. Do vậy, hành vi của bị can Nhàn đã phạm vào tội "Nhận hối lộ".
Quá trình thanh tra tại Ngân hàng SCB năm 2017-2018 của Đoàn thanh tra do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chủ trì và ban hành kết luận, liên quan đến nội dung, kết quả thanh tra, các cá nhân là lãnh đạo Cơ quan TTGSNH, người ra quyết định thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra; Phó trưởng đoàn và các thành viên Tổ tổng hợp; thành viên tại các tổ thanh tra là những người biết rõ thực trạng vi phạm, sai phạm nghiêm trọng của Ngân hàng SCB tại các dự án, phương án tái cơ cấu; sai phạm, vi phạm tại các khoản vay của nhóm khách hàng có địa chỉ tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, biết rõ thực trạng tài chính rất xấu của Ngân hàng SCB thông qua kết quả thanh tra. Tuy nhiên, do lợi ích vật chất từ Ngân hàng SCB, Hưng chỉ đạo Nhàn "bật đèn xanh" tổ tổng hợp và các thành viên trong đoàn, cố tình che giấu, bưng bít, dự thảo kết luận thanh tra và báo cáo không trung thực, không đầy đủ lên lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ, nhằm mục đích không chuyển các sai phạm sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB tiếp tục được thực hiện đề án tái cơ cấu. Hành vi nhận tiền để làm trái công vụ của Đoàn thanh tra đã tạo điều kiện cho Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện rút tiền và sử dụng tiền trái quy định của pháp luật tại Ngân hàng SCB, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với số tiền hơn 514.102 tỷ đồng.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, hành vi của các bị can Hưng, Nguyễn Thị Phụng, Vũ Khánh Linh, Nguyễn Tuấn Anh, Bùi Tuấn Khoa, Vương Đỗ Anh Tuấn, Trần Văn Tuấn, Lê Thanh Hà, Nguyễn Văn Thùy, Trương Việt Hưng và Nguyễn Duy Phương đã vi phạm các Điều 7, 13, 53 và 54 Luật Thanh tra; Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ và Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, phạm vào tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", quy định tại khoản 3, Điều 356, Bô luật Hình sự năm 2015. Trong đó, Hưng với với vai trò chủ mưu, các bị can khác vai trò giúp sức cho hành vi làm trái công vụ của Hưng.
Đối với bị can Nguyễn Văn Du, cựu quyền Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước), do Hưng nghỉ hưu theo chế độ, Du tiếp nhận nhiệm vụ Chánh thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung Kết luận thanh tra 3959. Nội dung kết luận thanh tra đã được Hưng, Nhàn và các thành viên trong đoàn báo cáo các cấp lãnh đạo về kết quả thanh tra, đã kết thúc trước khi Du tiếp nhận nhiệm vụ. Song, trước khi ký Kết luận thanh tra, Du đã không tổ chức họp đoàn thanh tra và không so sánh, đối chiếu, kiểm tra, rà soát với kết quả thanh tra trước đó tại báo cáo của đoàn, của tổ và thành viên đoàn thanh tra, dẫn đến việc ban hành Kết luận thanh tra không trung thực, không khách quan, làm lợi cho Ngân hàng SCB, gây hậu quả thiệt hại hơn 514.102 tỷ đồng
Xét xử vợ chồng bị cáo Trương Mỹ Lan gây thiệt hại cho SCB 498.000 tỉ đồng Theo hồ sơ vụ án, Trương Mỹ Lan bị cáo buộc dù không nắm chức vụ gì tại SCB, song với việc nắm giữ 91,5% cổ phần đã chi phối, lũng đoạn chỉ đạo toàn bộ hoạt động ngân hàng này. Từ ngày 5.3 - 29.4, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm bị cáo Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh...