TAND huyện Đức Hòa, Long An sẽ xét xử sơ thẩm vụ Tịnh thất Bồng Lai
Theo cơ quan tố tụng tỉnh Long An, 6 bị can vụ Tịnh thất Bồng Lai bị truy tố ở khoản 2 Điều 331, Bộ luật Hình sự khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù.
Liên quan đến vụ án tại “Tịnh thất Bồng Lai”, sáng nay (13/6), ông Trần Quốc Dũng, Chánh án TAND tỉnh Long An cho biết, TAND huyện Đức Hòa đã tiếp nhận cáo trạng cùng toàn bộ hồ sơ vụ án “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân” để xét xử bản án sơ thẩm.
6 bị can trong vụ “Tịnh thất Bồng Lai” đối diện mứa án ít nhất từ 3 đến 7 năm
Theo ông Dũng, cáo trạng được VKSND tỉnh Long An chuyển về TAND huyện Đức Hòa vào ngày 10/6. TAND huyện đang phân công thẩm phán nghiên cứu, nếu đủ cơ sở sẽ xét xử trong thời gian sớm nhất.
6 bị can bị đề nghị truy tố, gồm: Lê Tùng Vân (90 tuổi), Lê Thanh Hoàn Nguyên (32 tuổi), Lê Thanh Nhất Nguyên (31 tuổi), Lê Thanh Trùng Dương (27 tuổi) và Lê Thanh Nhị Nguyên (24 tuổi) và Cao Thị Cúc (62 tuổi, chủ căn hộ tại ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa).
Các bị can bị đề nghị tuy tố tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Cũng theo cơ quan tố tụng tỉnh Long An, 6 bị can truy tố ở khoản 2 Điều 331, Bộ luật Hình sự khung hình phạt từ 2 đến 7 năm tù. Trong khi đó, mức án hình sự đối với TAND cấp huyện xét xử khung hình phạt đối với bị cáo đến 10 năm tù giam, vì vậy việc chuyển về TAND huyện Đức Hòa xét xử sơ thẩm là phù hợp.
Theo cáo trạng, trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2021, các bị can đã sử dụng các phương tiện, gồm: máy tính, điện thoại di động để đăng tải trên mạng xã hội Facebook và YouTube cá nhân những nội dung có chứa đựng thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc nhằm tuyên truyền, kích động, xúc phạm uy tín của Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; xúc phạm Phật giáo… ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở địa phương.
Công an Long An thông báo tin nóng về vụ Tịnh Thất Bồng Lai, tiết lộ sự thật vụ Diễm My bị bắt cóc
6 bị can ở Tịnh Thất Bồng Lai hiện đã được Viện KSND tỉnh Long An chuyển cáo trạng sang TAND huyện Đức Hòa để đề nghị xét xử. Một số thông tin liên quan đến vụ án này vừa qua được phía Công an Long An tiết lộ.
Mới đây, báo Thanh Niên cho biết đã có buổi phỏng vấn với đại diện Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An. Theo đó, cơ quan này cho biết vẫn đang trong quá trình xác minh, điều tra các đơn thư tố giác của tổ chức, cá nhân về những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự ở Tịnh Thất Bồng Lai.
Ngoài 6 bị can ở Tịnh Thất Bồng Lai, Công an tỉnh Long An hiện còn tiếp tục điều tra bị can thứ 7 là bà Lê Thu Vân, cũng vì tội danh "Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân".
Đáng chú ý, hiện Viện KSND tỉnh Long An đã chuyển cáo trạng truy tố ông Lê Tùng Vân cùng các "đệ tử" tại Tịnh Thất Bồng Lai đến TAND huyện Đức Hòa để đề nghị xét xử. Trả lời thắc mắc của dư luận về việc vì sao cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An không để Cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Hòa điều tra theo thẩm quyền, người đại diện Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An đã có chia sẻ thẳng thắn. Người đại diện khảng định các hoạt động tố tụng được thực hiện theo đúng quy định ở luật Tố tụng hình sự 2015.
Sau khi Cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Hòa xác minh, làm rõ đơn tố giác tội phạm hôm 24/11/2021 của Thượng tọa Thích Nhật Từ, đơn ngày 25/12/2021 của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An do Hòa thượng Thích Minh Thiện ký thay mặt thì chính Công an huyện Đức Hòa cũng là bị hại trong vụ án.
Thời điểm đó, nhóm bị can ở Tịnh Thất Bồng Lai đã có mặt ở trụ sở Công an huyện Đức Hòa để gây rối. Họ tung 2 clip vi phạm pháp luật hình sự gồm: "Thông báo khẩn cấp kết quả vụ án 50 người" và clip "Cứu khẩn cấp Tịnh thất Bồng Lai sắp đổ máu, Diễm My bị bắt cóc, mất tích tại đồn công an".
Trên thực tế cô gái tên Diễm My không hề bị bắt cóc hay mất tích ở đồn công an huyện Đức Hòa như lời vu khống, bịa đặt của Tịnh Thất Bồng Lai.
Vì lý do trên mà Cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Hòa đã có đơn chuyển hồ sơ vụ án lên Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An để tiếp tục điều tra theo quy định. BGĐ Công an tỉnh Long An còn nhận thấy các đơn tố giác tội phạm xảy ra tại Tịnh Thất Bồng Lai có tính chất phức tạp, liên quan đến hoạt động tôn giáo, có dấu hiệu phạm nhiều tội danh khác nhau nên đã giao cho Cơ quan ANĐT Công an tỉnh trực tiếp thụ lý.
Theo quy định của pháp luật, Viện KSND có vai trò từ giai đoạn khởi tố vụ án, kiểm sát điều tra và thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử. Viện KSND tỉnh Long An vốn đã thực hiện quyền kiểm sát điều tra khi vụ án tại Tịnh Thất Bồng Lai được chuyển lên cấp tỉnh. Vì vậy theo Điều 239 bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về thẩm quyền truy tố thì Viện KSND tỉnh Long An quyết định việc truy tố. Thế nhưng, thẩm quyền truy tố của VKS được xác định theo thẩm quyền xét xử của cấp tòa án với vụ án (TAND đang có 4 cấp).
Với vụ án ở Tịnh Thất Bồng Lai, các bị can bị truy tố ở khoản 2 Điều 331, bộ luật Hình sự với khung hình phạt từ 2 - 7 năm tù giam là thuộc thẩm quyền xét xử của TAND cấp huyện. Vì lý do này mà Viện KSND tỉnh Long An truy tố các bị can ra TAND huyện Đức Hòa là đúng quy định pháp luật.
Ngày 9/6, sau khi quyết định truy tố, Viện KSND tỉnh Long An đã quyết định phân công cho Viện KSND huyện Đức Hòa thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử với vụ án của 6 bị can tại Tịnh Thất Bồng Lai.
Những chiêu trò của các bị can trong vụ 'Tịnh thất Bồng Lai - Thiền am bên bờ vũ trụ' Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển sang Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp đề nghị truy tố 6 bị can ở nơi gọi là "Tịnh thất Bồng Lai - Thiền am bên bờ vũ trụ" về tội: "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích...