Tân Tổng thư ký NATO và những thách thức trong nhiệm kỳ mới
Cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã nhậm chức Tổng thư ký NATO, thay thế người tiền nhiệm Anders Fogh Rasmussen, trong bối cảnh liên minh quân sự này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, mối quan hệ xấu đi với Nga và mối đe dọa từ các nhóm khủng bố.
Tân Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Không có kinh nghiệm quốc phòng
Ông Stoltenberg, 55 tuổi, đã trở thành tổng thư ký thứ 13 của NATO kể từ ngày 1/10.
Cựu Thủ tướng Na Uy dường như không phải là một lựa chọn thích hợp cho chức tổng thư ký NATO vì lý do ông là một nhà kinh tế không có kinh nghiệm quốc phòng.
Ông Stoltenberg từng phục vụ trên cương vị thủ tướng tại đất nước của ông với 3 nhiệm kỳ. Ông từng trở thành thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Na Uy khi trở thành thủ tướng ở tuổi 40 vào năm 2000 và tại vị cho tới năm 2001. Sau đó, ông trở lại ghế thủ tướng và phục vụ 2 nhiệm kỳ liên tiếp từ 2005-2013.
Ngoài 3 nhiệm kỳ làm thủ tướng, ông Stoltenberg còn từng đứng đầu các bộ trong các nội các cầm quyền khác nhau nhưng chưa từng giữ bộ trưởng quốc phòng. Vào đầu những năm 1990, ông Stoltenberg là thành viên của Ủy ban quốc phòng Na Uy và đây có lẽ là vị trí duy nhất gắn kết ông với NATO.
Khi còn trẻ, ông Stoltenberg từng phản đối Na Uy gia nhập khối liên minh quân sự và các chính sách gây tranh cãi của Mỹ. Trong cuộc biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam, ông Stoltenberg từng đập vỡ cửa sổ tại tòa nhà đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Oslo. Ông cũng phản đối liên minh quân sự phương Tây.
Nhưng về sau này ông Stoltenberg đã thay đổi quan điểm đối với NATO.
Trên cương vị thủ tướng, ông Stoltenberg đã chịu trách nhiệm về các sứ mệnh quân sự quốc tế: NATO tham gia vào cuộc chiến tại Afghanistan, chiến dịch không kích tại Libya. Điều này đã giúp ông và Na Uy giành được sự ủng hộ của Mỹ.
Nhờ đó, Mỹ và các quốc gia thành viên khác của NATO đã quên đi những hành động thời trẻ của Stoltenberg và ông dần dần nổi lên thành ứng viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo NATO.
Những thách thức to lớn
Ông Stoltenberg nhậm chức trong bối cảnh NATO đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Trong cuộc họp báo đầu tiên trên cương vị mới, tân Tổng thư ký NATO đã nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine, mối quan hệ giữa NATO với Nga và cuộc chiến chống khủng bố là những vấn đề ưu tiên hàng đầu của ông.
Giới phân tích cho hay, NATO đã tìm thấy một mục đích mới do cuộc khủng hoảng tại Ukraine, nhưng ông Stoltenberg cũng ý thức rằng khối quân sự phương Tây còn phải đối mặt với nhiều thách thức khác và lâu dài.
Video đang HOT
Cuộc xung đột với Nga chắc chắn sẽ đòi hỏi ông Stoltenberg vận dụng tất cả các kỹ năng ngoại giao cả trong và bên ngoài khối NATO. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra khi ông nhậm chức là: Làm cách nào để NATO có thể bảo vệ các quốc gia thành viên ở phía đông nhằm chống lại sự ảnh hưởng của Nga mà không gây ra một cuộc đối đầu quân sự công khai với Mátxcơva?
NATO sẽ phải thúc đẩy một mối quan hệ hợp tác với Nga do các mối đe dọa lớn hơn – sự phổ biến vũ khí hạt nhân, khủng bố, tình trạng bất ổn tại Trung Đông – mà cả hai bên phải đối mặt.
NATO nên duy trì các biện pháp hợp tác với Nga về lâu dài, điều đó có thể đồng nghĩa với việc phải có cách thức tiếp cận thận trọng và thực tế về Ukraine.
Tiền cũng là một vấn đề đối với 28 quốc gia thành viên của NATO.
Trước khi cuộc khủng hoảng tại Ukraien bùng phát, Mỹ đã nhiều lần hối thúc các đồng minh NATO tại châu Âu chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng. Những yêu cầu này ngày càng trở nên khẩn thiết hơn.
Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng đã khiến các lực lượng của NATO bị “đuối sức” nghiêm trọng nhằm thực thi sự răn đe với Nga ở phía đông châu Âu, trong khi đối mặt với mối đe dọa ngày càng gia tăng ở Bắc Phi và Trung Đông.
Khi Mỹ chuyển sự tập trung sang châu Á-Thái Bình Dương, Washington sẽ mong muốn nhiều hơn từ các đồng minh, vốn sẽ phải định hình xem họ phải làm thế nào để thiết lập an ninh và sự ổn định từ Đông Âu tới Trung Á, và từ Trung Đông tới Bắc Phi.
Tình trạng bất ổn tại Trung Đông và châu Phi đang gây ra những mối nguy hiểm phức tạp, vốn cũng cần một câu trả lời.
Tại Afghanistan, NATO đang kết thúc sứ mệnh chiến đấu dài nhất trong lịch sử trong khi vẫn thực hiện sứ mệnh huấn luyện và cố vấn sau năm 2014.
Tại hội nghị thượng đỉnh của NATO ở xứ Wales hồi đầu tháng 9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi các đồng minh ủng hộ một liên minh quốc tế rộng lớn nhằm đánh bại nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria.
Hội nghị sau đó nhất trí tăng cường sự sẵn sàng của NATO, thiết lập một lực lượng phản ứng nhanh để đối mặt với các cuộc khủng hoảng trong tương lai, và quan trọng là tăng chi tiêu quốc phòng sau nhiều năm giảm.
“Chúng tôi đã tái khẳng định nhiệm vụ trung tâm của liên minh. Một cuộc tấn công có vũ trang nhằm chống lại một quốc gia sẽ được xem là một cuộc tấn công nhằm vào tất cả các thành viên của liên minh. Đây là một quy định hiệp ước bắt buộc. Đó là điều không phải bàn cãi”, ông Obam nói.
Stoltenberg “sẽ phải tập trung vào việc thực thi điều mà liên minh đã quyết định tại hội nghị”, Jan Techau, giám đốc tổ chức nghiên cứu chính sách Carnegie Europe tại Brussels, nhận định.
Cam kết nhằm dành 2% GDP cho quân sự trong vòng 10 năm – một mục tiêu mà hầu hết các quốc gia thành viên NATO không đạt được hiện nay – sẽ là rất khó khăn: một số quốc gia có thể không tuân thủ điều đó, những người khác sau đó sẽ làm theo. Đây là một trò chơi chính trị đòi hỏi cần phải rất khéo léo.
Tại cuộc họp báo trong ngày đầu nhậm chức, ông Stoltenberg cho biết Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ là những quốc gia đầu tiên mà ông sẽ tới thăm trên cương vị tổng thư ký NATO. Điều này phản ánh các mối quan tâm của ông trong nhiệm kỳ này.
Ba Lan ngày càng có ảnh hưởng tại châu Âu và có vị trí chiến lược trong mối quan hệ phức tạp hiện thời giữa NATO và Nga. NATO đã tăng cường sự hiện diện và nỗ lực tại cả Ba Lan và khu vực Baltic như một biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Chuyến thăm của ông Stoltenberg tới Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy các ưu tiên của tân Tổng thư ký NATO. Do Syria và Iraq nằm ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, các mối đe dọa từ nhóm khủng bố IS có thể trở thành thách thức lớn đối với liên minh quân sự và nhà lãnh đạo mới của khối.
NATO đang chờ đợi xem ông Stoltenberg sẽ chọn phong cách lãnh đạo nào để giải quyết tất cả vấn đề phức tạp mà khối phải đối mặt.
Người tiền nhiệm của ông Stoltenberg vốn nổi tiếng là cứng rắn và đơn độc về quan điểm. Thách thức cho ông Stoltenberg sẽ là làm thế nào để đạt được sự đồng thuận trong liên minh, nơi tất cả các quyết định phải được thông qua bằng sự nhất trí của 28 quốc gia thành viên.
An Bình
Tổng hợp
Theo dantri
Quân đội Trung Quốc tiêu tiền khủng khiếp như thế nào?
Mặc dù ngân sách QP của TQ ở mức cao nhưng một phần trong đó phải dùng để nuôi lực lượng quân đội thường trực khổng lồ, ngân sách phát triển vũ khí vẫn hạn chế.
Trung Quốc hiện là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới, với con số chính thức năm nay vào khoảng 131 tỷ USD, tăng 12% so với năm ngoái. Trong 2 thập niên qua, hầu như năm nào ngân sách quốc phòng của Trung Quốc cũng có mức tăng 2 con số. Điều này trái ngược với việc ngân sách quốc phòng của nhiều cường quốc khác, trong đó có cả Mỹ, bị cắt giảm trong những năm gần đây vì khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không phải chỉ toàn màu hồng.
Biểu đồ tăng theo từng năm của ngân sách quốc phòng chính thức do chính phủ Trung Quốc công bố
Một số chuyên gia dự đoán Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về chi phí cho quốc phòng từ sau năm 2035
Ngân sách quốc phòng của một quốc gia có thể được chia thành 3 hạng mục chính. Thứ nhất là chi phí nghiên cứu, phát triển và mua sắm vũ khí, trang thiết bị mới. Thứ hai là chi phí nhân lực; bao gồm tiền lương, trợ cấp, các chính sách phúc lợi cho thành viên của quân đội. Và cuối cùng chi phí hoạt động, huấn luyện, vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị hiện có.
Ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm 2010 là khoảng 683 tỷ USD, trong đó, số tiền chi cho những hạng mục trên lần lượt là 220, 180 và 283 tỷ USD, chiếm các tỷ lệ 32%, 27% và 41%. Đáng chú ý là ngân sách này bao gồm chi phí cho các hoạt động chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, nghĩa là phần ngân sách cho hạng mục thứ 3 sẽ cao hơn mức thông thường trong thời bình. Nếu không phải chi cho hoạt động chiến tranh, một phần kinh phí có thể được chuyển sang cho mục đích phát triển và mua vũ khí. Nhìn chung, phần ngân sách dùng cho hạng mục này thường chiếm 1/3 tổng ngân sách quốc phòng.
Theo thông tin chính thức của Trung Quốc, trong cơ cấu ngân sách quốc phòng của nước này, tỷ lệ dành cho 3 hạng mục cũng ở mức gần bằng nhau. Tuy nhiên, đó là tính theo nhân dân tệ. Để so sánh chính xác hơn cần chuyển về giá trị đồng USD Mỹ. Và theo một số nhà phân tích phương Tây, với cách tính này thì phần ngân sách cho nhân lực chiếm đến hơn 50% tổng ngân sách, còn ngân sách cho phát triển, mua sắm vũ khí mới chỉ còn hơn 20%. Có một số nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch trên.
Các chi phí cho nhân lực hầu hết được trả bằng nhân dân tệ, do đó được chuyển đổi sang giá trị đồng USD sử dụng nguyên tắc sức mua tương đương (PPP). Trong khi đó, một phần các chi phí cho 2 mục đích còn lại phải được trả trực tiếp bằng đồng USD, do đó được chuyển đổi thông qua tỷ giá ngoại tệ.
Như đối với chi phí hoạt động, huấn luyện...thì một phần lớn là chi phí nhiên liệu, trong khi đó Trung Quốc hiện phải nhập khẩu phần lớn dầu mỏ và trả bằng USD Mỹ. Đối với phần ngân sách cho hạng mục nghiên cứu, trang bị vũ khí mới, Trung Quốc vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung bên ngoài cho các loại vũ khí công nghệ cao. Và tất nhiên khi mua những vũ khí này, Trung Quốc phải trả bằng ngoại tệ. Ngay cả đối với những vũ khí được cho là do Trung Quốc tự sản xuất được thì những linh kiện, bộ phận quan trọng cũng phải nhập từ nước ngoài, cho dù là hợp pháp hay phi pháp.
Quan chức Mỹ trưng bày những bộ vi xử lý có thể chịu đựng xung điện từ mà tình báo Trung Quốc tìm cách đưa lậu ra ngoài nước Mỹ
Nói cách khác, tuy Trung Quốc có ngân sách quân sự lớn thứ 2 trên thế giới, nhưng nước này lại khác biệt so với những cường quốc khác ở 2 điểm. Thứ nhất, nước này vẫn là một nước đang phát triển, mức sống thấp so với những nước công nghiệp khác. Thứ hai là dù trực tiếp hay gián tiếp, quân đội Trung Quốc về cơ bản vẫn phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí, trang thiết bị từ bên ngoài.
Đa số động cơ diesel trang bị cho tàu chiến nổi và tàu ngầm Trung Quốc được thiết kế hoặc chế tạo tại Châu Âu
Việc Trung Quốc phải chi một khoản ngân sách lớn để "nuôi quân" không phải là một điều bất ngờ, vì nước này hiện vẫn đang duy trì một lực lượng quân đội thường trực đông nhất thế giới, với gần 2,3 triệu người. Mặc dù trong thời gian qua, Trung Quốc đã cắt giảm bớt quy mô quân đội nhưng chi phí dùng để nuôi quân vẫn tăng lên. Đó là vì các khoản lương bổng, phúc lợi cũng phải được tăng lên đáng kể so với mặt bằng mức sống chung của xã hội để thu hút và giữ chân những quân nhân có trình độ cao.
Những người vừa tốt nghiệp đại học có thể được nhận khoản trợ cấp 3.500 USD nếu tự nguyện gia nhập quân đội. Ngoài ra, lương của quân nhân, đặc biệt là hạ sĩ quan chuyên nghiệp, cũng thường xuyên được tăng. Như trong năm 2011, mức tăng lương và phụ cấp của hạ sĩ quan trong một số trường hợp có thể lên đến 40%.
Việc nghiên cứu và phát triển vũ khí thường kéo dài, có thể lên đến 20 năm, do đó để đánh giá chính xác tiềm năng trang bị vũ khí trong tương lai, cần xem xét tổng ngân sách chi cho hoạt động này trong một thời gian dài. Theo dự báo của viện nghiên cứu RAND của Mỹ, trong vòng 22 năm, từ 2003 đến 2025, tổng ngân sách dành cho nghiên cứu, phát triển và mua vũ khí mới của Trung Quốc sẽ là 598 tỷ USD, đã có điều chỉnh cho mức lạm phát. Trong khi đó, cũng trong 22 năm từ 1981 đến 2003, Mỹ chi tổng cộng 2.700 tỷ USD cho hạng mục này, gấp 4,5 lần của Trung Quốc.
Như vậy, mặc dù ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đang ở mức rất cao, và được dự đoán sẽ tiếp tăng tăng nhanh trong tương lai nhưng một phần lớn ngân sách đó phải được dùng để nuôi một đội quân thường trực khổng lồ. Bên cạnh đó, hiệu quả của ngân sách dùng cho phát triển, trang bị vũ khí mới vẫn bị hạn chế vì Trung Quốc vẫn chưa thể tự cung cấp nhiều loại công nghệ cao cấp và phức tạp.
Theo Đại Lộ
Nhật đề nghị nâng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục Hiện ngân sách quốc phòng Trung Quốc đã gấp 3 lần của Nhật Bản nên giới quân sự Nhật Bản đang nóng lòng thực hiện nhiều điều chỉnh. Giới hoạch định chính sách quốc phòng Nhật Bản đang nỗ lực tìm kiếm khoản ngân sách lớn nhất cho đến nay cho lĩnh vực này trong năm tài khóa sắp tới. Binh sĩ Nhật...