Tân Tổng thống Biden: Sắc lệnh mới nhất sẽ xây dựng lại ‘xương sống của nước Mỹ’
Ngày 25/1, tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm tăng cường mua sắm liên bang đối với hàng hóa do Mỹ sản xuất, đồng thời tuyên bố đây là một bước đi hướng tới việc xây dựng lại “xương sống của nước Mỹ” và củng cố tầng lớp trung lưu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 22/1. Ảnh: AFP/ TTXVN
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Biden khẳng định: “Hôm nay, chúng ta đang làm việc để xây dựng lại xương sống của nước Mỹ – sản xuất, công đoàn và tầng lớp trung lưu”, đồng thời cho rằng lý do cần làm việc này là để người dân Mỹ không đứng ngoài cuộc trong cuộc đua trong tương lai.
Theo Tổng thống Biden, để đảm bảo tương lai, Mỹ không chỉ cần giành được việc làm đã mất mà còn cả việc làm cũng như các ngành công nghiệp trong thời gian sắp tới. Đây là một phần quan trọng để xây dựng nền kinh tế của Mỹ tốt đẹp hơn với sự tham gia của tất cả thành phần, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ đang bị tổn hại nặng nề hiện nay.
Tổng thống Biden cũng cho biết tầng lớp trung lưu đã xây dựng đất nước này và công đoàn xây dựng từng lớp trung lưu, vì vậy cần đầu tư vào nhóm này một lần nữa.
Video đang HOT
Lệnh hành pháp này là một bước đi trong kế hoạch kinh tế rộng lớn hơn mà Tổng thống Biden đã đưa ra trong chiến dịch thúc đẩy các ngành công nghiệp của Mỹ và giúp chấm dứt sự phụ thuộc của quốc gia này vào hàng hóa sản xuất ở nước ngoài vào thời điểm các công ty Mỹ đang bị tác động nặng nề của đại dịch COVID-19.
Đại dịch COVID-19 đã làm bộc lộ những điểm yếu trong chuỗi cung ứng của Mỹ, vì vậy nhiệm vụ cấp bách đặt ra là Mỹ tự sản xuất thiết bị bảo hộ và các nguồn cung cấp thiết yếu.
Kế hoạch dài hạn của chính quyền mới sẽ liên quan đến việc chính phủ liên bang đầu tư vào hàng hóa do Mỹ sản xuất để xây dựng lại cơ sở hạ tầng của Mỹ và mua xe điện để thúc đẩy tạo việc làm.
Theo các quan chức chính quyền, sắc lệnh này nhằm củng cố các quy định của Đạo luật Mua hàng hóa Mỹ, theo đó yêu cầu các cơ quan liên bang mua sản phẩm do Mỹ sản xuất.
Sắc lệnh này sẽ giúp Văn phòng Quản lý và ngân sách của Nhà Trắng có vai trò cấp cao mới để giám sát việc thực hiện sáng kiến “Sản xuất tại Mỹ” của chính quyền mới nhằm cắt giảm sự miễn trừ không cần thiết cấp cho các cơ quan mua sản phẩm sản xuất ở nước ngoài.
Sắc lệnh này cũng nhằm mục đích tăng các yêu cầu về hàm lượng nội địa và cải thiện cách thức đo lường hàm lượng nội địa để chặn các khe hở bị các công ty lợi dụng.
Ba cựu tổng thống Mỹ quay video cùng chúc mừng Biden
Các cựu tổng thống Bill Clinton, George W. Bush và Barack Obama cùng xuất hiện trong một video chung hiếm hoi để chúc mừng tân tổng thống Biden tối 20/1.
Video thông điệp của ba cựu tổng thống được quay tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở bang Virginia, chiều 20/1 trong lúc họ chờ Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris. Đó là "cuộc trò chuyện thoải mái", tập trung vào "sự tôn nghiêm của việc chuyển giao quyền lực, tầm quan trọng của việc duy trì dân chủ và gắn bó với công dân", trợ lý của hai trong số các cựu tổng thống cho hay.
"Tôi nghĩ thực tế ba chúng tôi đang đứng đây để nói về sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, nói lên sự toàn vẹn về thể chế của đất nước chúng ta", cựu tổng thống đảng Cộng hòa Bush nói trong video. "Nước Mỹ là đất nước hào phóng, với những con người có tấm lòng cao cả. Cả ba chúng tôi đều may mắn trở thành tổng thống của đất nước này".
Ba cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton (trái), George Bush (giữa) và Barack Obama trong video chúc mừng Biden hôm 20/1. Ảnh: Ủy ban Nhậm chức Tổng thống .
Cựu tổng thống Dân chủ Clinton cũng chia sẻ những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho Tổng thống Joe Biden và nói về tầm quan trọng của chuyển giao quyền lực một cách hòa bình.
"Tôi rất vui vì anh đã trở thành tổng thống. Và tôi cầu chúc anh những điều tốt đẹp nhất", Clinton nói. "Hôm nay, anh đã nói thay chúng ta và bây giờ sẽ dẫn đầu chúng ta. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng anh. Chúc anh may mắn".
Cựu tổng thống Mỹ nêu lý do việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình lại quan trọng và dù sự chuyển đổi có thể bất thường, đó là cách để "trở lại bình thường".
"Cả hai chúng ta đang cố gắng trở lại bình thường, đối phó với những thách thức hoàn toàn bất thường và làm những gì chúng ta làm tốt nhất, đó là cố gắng tạo ra liên minh hoàn hảo hơn. Đó là khoảng thời gian thú vị", ông nói.
Cựu tổng thống Obama, người Biden từng là phó tổng thống dưới chính quyền của ông, là người cuối cùng nêu thông điệp, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết. "Chúng ta không chỉ lắng nghe những người mà chúng ta đồng thuận, mà hãy lắng nghe những người chúng ta không đồng thuận", tổng thống thứ 44 cho hay.
"Một trong những kỷ niệm đẹp nhất của tôi về lễ nhậm chức là sự ân cần và hào phóng mà tổng thống Bush đã thể hiện với tôi, và Laura Bush đã cho Michelle thấy", Obama nói. "Thực tế chúng ta đang tìm kiếm điều gắn kết chúng ta. Người dân Mỹ mạnh mẽ, kiên cường, có thể vượt qua khó khăn và không có vấn đề nào không thể giải quyết khi chúng ta phối hợp cùng nhau".
Quan chức được trả lương cao nhất nước Mỹ là ai? Tiến sĩ Anthony Fauci là nhân viên công quyền được trả lương cao nhất nước Mỹ, với mức lương 417.000 USD vào năm 2019, theo dữ liệu lương liên bang mới nhất hiện có. Tiến sĩ Anthony Fauci là nhân viên chính phủ được trả lương cao nhất nước Mỹ, với 417.608 USD vào năm 2019. Ảnh: AP Theo trang Daily Mail (Anh),...