Tàn tích bí ẩn đâm vào ‘thị trấn vàng’ Goldfields
Liệu kịch bản người ngoài hành tinh ‘ ghé thăm’ cánh đồng vàng có xảy ra?
Giữa “cánh đồng vàng” Goldfields có một tàn tích khiến người ta không thể không chú ý.
Một cuộc khoan sâu vào lòng đất để khai thác vàng tại Goldfieids, thuộc địa phận Ora Banda, bang Western Australia diễn ra như bình thường cho đến khi một chiếc hố kỳ quái xuất hiện.
Dưới kính hiển vi, những mẫu đá trong lòng hố sâu trông giống như thủy tinh vỡ. Bản thân quặng vàng khoan được cũng như bị đập vỡ bởi 1 công cụ mạnh khủng khiếp không giống bình thường.
Vùng đất lạ thuộc sở hữu của công ty khai thác vàng Evolution Mining lập tức được các nhà địa chất học tiếp quản.
Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi Tiến sĩ Jayson Meyers từ đại học Curtin nhanh chóng xác nhận đó chính là một miệng hố va chạm cổ xưa, nghi là tàn tích của một cuộc tấn công ngoài hành tinh cực kỳ mạnh mẽ.
“Dựa trên vị trí, mức độ xói mòi và loại đất ở thành hố, chúng tôi ước tính nó có niên đại khoảng 100 triệu năm – tức vào kỷ Phấn Trắng, thời đại hưng thịnh của loài khủng long. Đây là loại mảnh vỡ chỉ xuất hiện trong vụ nổ hạt nhân hoặc va chạm thiên thạch. Chúng tôi có thể chắc chắn thiên thạch từng rơi xuống chỗ này”, Tiến sĩ Meyers nhận định.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Quá trình khai quật, lập bản đồ đem đến kết quả choáng váng: Miệng hố này rộng tới 5km, cộng với các thông số khác, để tạo thành hố khổng lồ như vậy, vật va chạm với nó phải là 1 tiểu hành tinh có đường kính lên tới 100m.
Miệng hố va chạm vừa được tìm thấy sẽ tiếp tục được khảo sát. Với niên đại và độ lớn đáng kinh ngạc, đây là một phát hiện có giá trị cực kỳ lớn.
Theo tiến sĩ Meyers, phát hiện này cung cấp một bằng chứng cho thấy nước Australia ngày nay từng là một “bãi chiến trường” hứng chịu vô số cú “dội bom” ngoài hành tinh.
Không quá ngạc nhiên khi miệng hố vô danh này lớn gấp 5 lần Wolfe Creek ở Kimberley – hố thiên thạch được xem là lớn thứ 2 trên thế giới xếp sau hố thiên thạch Barringer nổi tiếng ở Arizona.
Hố Wolfe Creek nổi tiếng thế giới.
Wolfe Creek nổi tiếng, một trong những hố va chạm lớn nhất thế giới đủ tạo nên một kỳ quan như ở hành tinh khác.
Hố thiên thạch được hình thành từ 300.000 năm trước, khi một thiên thạch có trọng lượng hơn 50.000 rơi xuống trái đất ở vận tốc khoảng 15km/giây.
Sự tác động cực mạnh này đã làm thủng một lỗ trên bề mặt và làm đá tan vỡ dưới mặt đất, và sức nóng dữ dội từ vụ va chạm đã làm tan chảy cả thiên thạch và các tảng đá gần đó.
Những tác phẩm nghệ thuật bí ẩn trên đá ở sa mạc Mexico
Ở giữa sa mạc nằm gần Mina, một thị trấn ở Nuevo Leon (Mexico), tồn tại một 'rừng' đá nghệ thuật với khoảng 4.000 bức tranh khắc đá tại địa điểm mang tên Boca de Potrerillos, một điểm khảo cổ quan trọng của đất nước này.
Ở giữa sa mạc nằm gần Mina, một thị trấn ở Nuevo Leon (Mexico), tồn tại một "rừng" đá nghệ thuật với khoảng 4.000 bức tranh khắc đá tại địa điểm mang tên Boca de Potrerillos, một điểm khảo cổ quan trọng của đất nước này.
Địa điểm khảo cổ này lần đầu tiên được các nhà khoa học phát hiện ra vào những năm 1960, và được nghiên cứu nhiều năm sau đó, nhưng vẫn là nơi mang nhiều điều bí ẩn đối với các nhà khảo cổ. Một trong những bí ẩn mà các nhà nghiên cứu chưa tìm ra được là mục đích của những hình vẽ trên đá này. Ngoài ra, ai là những người vẽ (khắc) lên đá cũng đang là câu hỏi vẫn chưa tìm được đáp án.
Boca de Potrerillos có nghĩa là "miệng của Potrerillos", bởi vì khu vực này nằm trên lối vào của hẻm núi Potrerillos. Khu vực này nằm giữa hai dãy núi El Antrisco và La Zorra, tạo nên lối vào giữa hai vách núi. Tên này được đặt từ thế kỷ 19, và lúc này một trang trại trồng nho đã được xây dựng ở đây lấy tên Boca de Potrerillos.
Ngày nay, Boca de Potrerillos nằm giữa cảnh quan sa mạc, rộng tới 6km2. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiều thời kỳ trước đây nơi này có khí hậu đỡ khắc nghiệt hơn hiện nay, và có khả năng con người từng sinh sống ở đây trong những thời kỳ đó. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, con người thời kỳ đó có thể là du mục, bởi vì không có những dấu hiệu của cuộc sống định cư ở đây trong các hồ sơ khảo cổ. Ở đây, một số hiện vật đã được khai quật như mũi giáo, bình... và một số phiến đá làm lò nướng.
Boca de Potrerillos. Ảnh: Viện nghiên cứu quốc gia về khảo cổ và lịch sử Mexico.
Phát hiện khảo cổ ấn tượng nhất ở Boca de Potrerillos là nghệ thuật vẽ (khắc) trên đá. Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra nơi này là vào năm 1963, do bà María Antonieta Espejo, một chuyên gia làm việc tại Viện nghiên cứu quốc gia về khảo cổ và lịch sử Mexico tìm thấy.
Sau đó, vào các thập niên 80 và 90, khu vực này tiếp tục được nghiên cứu, do Viện nghiên cứu quốc gia về khảo cổ và lịch sử Mexico phối hợp với Đại học Austin Texas thực hiện. Năm 1995, khu vực này chính thức mở cửa tham quan và trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của Mexico.
Hầu hết các bức tranh ở đây được vẽ trên đá, một số ít được sơn. Những khu vực có tranh khắc đá phần lớn được phát hiện ở khu vực phía đông dãy El Antrisco và La Zorra, với khoảng 4.000 tác phẩm (một số nguồn tin khác nhau cho biết có từ 8-10.000 tranh). Khoảng 80% số tranh này thể hiện những hình học trừu tượng. Số còn lại mô tả các thành tố thiên nhiên như mưa, những ngôi sao, mặt trời. Điều này cho thấy những người tạo ra những bức vẽ có thể liên quan đến sự sùng bái thiên nhiên. Một số tranh vẽ khác lại thể hiện hình ảnh pháp sư, cây cối, các con vật và những đồ vật. Điều này cho thấy có thể những bức tranh ghi lại những nghi thức hoặc sinh hoạt trong cuộc sống của con người thời đó.
Một cách giải thích khác về những bức tranh trên đá này là chúng phục vụ cho mục đích thiên văn, bởi các bức tranh này được tạo ra về phía đông, hướng về mặt trời. Những kiến thức trong tranh được sử dụng cho việc săn bắt, hái lượm trong cuộc sống hằng ngày. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, những kiến thức trong các bức tranh có liên quan đến các điểm cực, nguyệt thực và các sao chổi đi qua.
Cho đến nay, tác giả của những bức tranh khắc đá này vẫn là câu hỏi bí ẩn đối với các nhà khoa học. Trước đây, khi khu vực này vẫn còn là thuộc địa của Tây Ban Nha, nhà cầm quyền Tây Ban Nha mặc dù đã có những báo cáo chi tiết về các dân tộc bản địa của Mexico, nhưng không đề cập đến bất kỳ nền văn minh lớn nào trong khu vực thuộc địa của họ. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng nghệ thuật đá ở Boca de Potrerillos được tạo ra bởi người Coahuiltecans, những nhóm du mục săn bắn hái lượm sống ở các khu vực phía nam Texas và đông bắc Mexico.
Cũng có những giả thuyết khác cho rằng tác giả của những bức vẽ trên đá này là những người bản địa ở châu Mỹ với văn hóa đặc trưng của họ, như người Aztecs , người Comanche, hay người Chichimec. Tuy nhiên, không có những bằng chứng cụ thể cho những giả thuyết này.
Boca de Potrerillos là địa điểm có ý nghĩa lớn không chỉ đối với khảo cổ, mà còn về văn hóa, di sản và du lịch đối với Mexico. Nơi này cũng đã được đưa vào danh sách Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO. Không chỉ được bảo vệ bằng những hàng rào lưới và đá tự nhiên, Boca de Potrerillos còn có sự tham gia bảo vệ của người dân địa phương.
Ngày nay, Boca de Potrerillos là một điểm du lịch hấp dẫn mở cửa rộng rãi cho công chúng, nhưng chỉ một phần nhỏ của khu này. Phần còn lại được bảo vệ chặt chẽ khỏi các tác động tiêu cực của du lịch và cuộc sống hiện đại, đồng thời để tiếp tục những cuộc khai quật khảo cổ mở rộng khác. Thế giới vẫn mong muốn tìm được những câu trả lời cho những bí ẩn về Boca de Potrerillos.
Thị trấn ma 300 tuổi đột ngột xuất hiện sau 50 năm ngủ vùi Sự xuất hiện của thị trấn cổ khiến người dân vừa thích thú vừa lo sợ. Clip thị trấn ma hiện lên sau 50 năm ngủ quên: Cách đây không lâu, người dân thị trấn Nueva Ecija bàng hoàng khi biết một sự thật động trời: Thị trấn cổ 300 năm tuổi đã bị chìm đột nhiên xuất hiện khi sóng nước rẽ...