Tân Thủ tướng Israel khó hạ nhiệt xung đột với Palestine
Tân Thủ tướng Israel Bennett được cho là không có ý định hòa giải với Palestine, thậm chí còn có quan điểm cực đoan hơn người tiền nhiệm Netanyahu.
Quốc hội Israel ngày 13/6 phê chuẩn chính phủ liên minh mới do lãnh đạo đảng Yamina Naftali Bennett dẫn dắt, sau cuộc bỏ phiếu với kết quả 60 phiếu thuận, 59 phiếu chống và một phiếu trắng. Bước thay đổi này đã chấm dứt 12 năm cầm quyền liên tục của cựu thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Theo thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh của tân Thủ tướng Bennett và chủ tịch đảng Yesh Atid, Yair Lapid, hai lãnh đạo này sẽ cùng nhau chia sẻ 4 năm làm thủ tướng, trong đó Bennett đảm nhận hai năm đầu nhiệm kỳ.
Naftali Bennett phát biểu trước quốc hội Israel hôm 30/5. Ảnh: Reuters.
Việc “lật đổ” được Netanyahu được coi là một chiến thắng với Bennett, nhưng chính phủ mới của ông sẽ lập tức đối mặt với vô số vấn đề trong nước cần giải quyết, từ việc làm sao để vực dậy nền kinh tế đang bị tàn phá bởi Covid-19 đến duy trì lệnh ngừng bắn mong manh với nhóm dân quân Hamas ở Dải Gaza.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là tiến trình hòa bình với người Palestine. Giới chuyên gia nhận định dưới chính quyền mới, căng thẳng Israel – Palestine thậm chí có thể trở nên gay gắt hơn.
Mahmoud Dodeen, phó giáo sư luật tại Đại học Qatar, đánh giá tân Thủ tướng Israel có quan điểm cực đoan hơn về xung đột Israel – Palestine so với người tiền nhiệm.
“Đây sẽ không phải là sự tiếp nối chính sách của chính quyền Netanyahu. Ngược lại, chính quyền mới có thể rất cực đoan. Bennett tin vào ý tưởng di chuyển người Palestine sang Jordan và sáp nhập các phần lãnh thổ lớn ở khu vực Bờ Tây”, Dodeen nói.
Video đang HOT
Trong 12 năm cựu thủ tướng Netanyahu cầm quyền, các cuộc đàm phán hòa bình không có tiến triển đáng kể, khi lãnh đạo mỗi bên đều cáo buộc bên kia gây cản trở tiến trình hòa đàm.
Với nhiều người dân Palestine, việc thay thế Netanyahu không phải một bước tiến. Bennett, người từng giữ chức chánh văn phòng của cựu thủ tướng Netanyahu, ủng hộ việc sáp nhập các khu vực Bờ Tây và mở rộng xây dựng những khu định cư cho người Palestine. Ông hoàn toàn bác bỏ việc công nhận nhà nước Palestine.
“Các chính sách của Israel sẽ không thay đổi nhiều vì một chính phủ liên minh mới lên nắm quyền”, Hasan Awwad, chuyên gia về chính trị Palestine và Israel tại Đại học Bridgeport ở Connecticut, Mỹ, nhận xét.
Awwad thêm rằng liên minh mới, dù bên ngoài trông có vẻ đa dạng thành phần, vẫn bị chi phối bởi phe cực hữu.
“Không có hy vọng về bất kỳ sự thay đổi lớn nào từ chính quyền Israel mới. Theo tôi, họ thậm chí còn quyết liệt hơn chính quyền cũ và sẽ không thỏa hiệp với người Palestine”, ông nói.
Sau cuộc xung đột chết chóc kéo dài 11 ngày hồi tháng trước giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza, nhóm dân quân Hồi giáo này đã gia tăng đáng kể ảnh hưởng trong cộng đồng người Palestine ở Dải Gaza, trong khi tín nhiệm của chính quyền Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tại khu Bờ Tây đang rơi xuống mức thấp nhất lịch sử.
“Chính quyền Palestine đã đánh mất tất cả các quân bài của mình, vì thế họ không còn lựa chọn nào khác là dựa vào Mỹ và cộng đồng quốc tế”, Awwad cho hay.
Mỹ đã nối lại phần lớn viện trợ cho Palestine, vốn bị cắt dưới thời cựu tổng thống Donald Trump, thổi luồng sinh khí mới cho chính quyền ở Bờ Tây. Tuy nhiên theo Dodeen, chính quyền Biden “không có ý định giải quyết dứt điểm xung đột mà chỉ muốn quản lý nó”.
“Chúng ta đều biết giải pháp hai nhà nước gần như không thể áp dụng trong thực tiễn. Chính quyền cánh hữu mới sẽ không từ bỏ Jerusalem, cũng như không cho phép người tị nạn quay trở lại hay dỡ bỏ các khu định cư”, ông nói.
Mối quan tâm chính của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Mỹ, đối với xung đột Israel – Palestine chỉ là “duy trì ổn định và bảo tồn nguyên trạng”, Dodeen lưu ý.
Chuyên gia này tỏ ra bi quan về mối quan hệ tương lai giữa Israel và Palestine, cho rằng tân Thủ tướng Bennett, trong nỗ lực kéo dài “tuổi thọ” của chính quyền mới, sẽ phải tìm mọi cách để xoa dịu những thành phần cực đoan nhất bên phía cánh hữu.
Điều này có nghĩa các chính sách hiện nay của Israel vẫn sẽ được duy trì và nguy cơ xung đột quân sự bùng phát vẫn hiện hữu, Dodeen nhấn mạnh.
Trong cuộc xung đột vũ trang hồi tháng 5, hơn 250 người Palestine đã thiệt mạng, bao gồm 66 trẻ em, và hơn 1.900 người bị thương. Tại Israel, một binh sĩ thiệt mạng cùng 12 dân thường, trong đó có hai trẻ em.
Dodeen cho rằng cuộc xung đột tiếp theo, nếu nổ ra, sẽ tồi tệ hơn nhiều. “Theo tôi, mọi thứ sẽ dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự mới, thậm chí nguy hiểm hơn những lần trước đây, có thể biến thành một cuộc chiến tranh khu vực”, ông nói.
Israel có tân Thủ tướng
Tân thủ tướng Israel Bennett tuyên thệ nhậm chức sau khi quốc hội phê chuẩn chính phủ liên minh mới, chấm dứt 12 năm nắm quyền của Benjamin Netanyahu.
Quốc hội Israel hôm 13/6 phê chuẩn chính phủ liên minh mới do lãnh đạo đảng Yamina Naftali Bennett dẫn dắt, sau cuộc bỏ phiếu với kết quả 60 phiếu thuận và 59 phiếu chống, chỉ có một phiếu trắng.
Phát biểu trước quốc hội, Bennett, 49 tuổi, khẳng định chính phủ liên minh của ông "đại diện cho toàn thể Israel". Ông cho rằng sau 4 cuộc bầu cử chỉ trong chưa đầy hai năm, Israel đã rơi vào "đống lửa của hận thù và giao tranh".
Tại thủ đô Tel Aviv, hàng nghìn người đã đổ ra đường ăn mừng kết quả bỏ phiếu của quốc hội. "Tôi ở đây để đánh dấu sự kết thúc cho một thời kỳ ở Israel. Chúng tôi muốn họ cùng thành công và đoàn kết với nhau", cư dân tên Erez Biezuner nói tại quảng trường Rabin.
Chính phủ của tân Thủ tướng Bennett đang lên kế hoạch tránh tác động sâu rộng về các điểm nóng quốc tế như chính sách với người Palestine và thay vào đó là tập trung cải cách các vấn đề trong nước.
Tân Thủ tướng Israel Naftali Bennett phát biểu trước quốc hội hôm 13/6. Ảnh : AFP.
Tuy nhiên, cựu thủ tướng Israel Netanyahu, 71 tuổi, cho biết ông sẽ "sớm trở lại". "Nếu chúng tôi được định là phe đối lập, chúng tôi sẽ tuân theo với tư thế ngẩng cao đầu cho tới khi chúng tôi có thể lật đổ họ", Netanyahu phát biểu trước quốc hội.
Theo thỏa thuận thành lập chính phủ liên minh của tân Thủ tướng Bennett và chủ tịch đảng Yesh Atid, Yair Lapid, hai lãnh đạo này sẽ cùng nhau chia sẻ 4 năm làm thủ tướng, trong đó Bennett đảm nhận hai năm đầu nhiệm kỳ.
Tổng thống Joe Biden đã gửi lời chúc mừng Bennett và Lapid, bày tỏ hy vọng tăng cường quan hệ "chặt chẽ và lâu dài" giữa Mỹ và Israel. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng chúc mừng chính phủ của tân Thủ tướng Bennett, hy vọng hai nước tiếp tục hợp tác chặt chẽ.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel cũng gửi lời chúc tới chính quyền của Thủ tướng Bennett cũng như bày tỏ hy vọng tiếp tục hợp tác với nước này.
Israel là một nước cộng hòa, trong đó tổng thống là nguyên thủ quốc gia. Tuy nhiên, tổng thống Israel chỉ là vị trí mang tính tượng trưng, mọi quyền lực hành pháp đều thuộc về thủ tướng.
Sau một cuộc bầu cử, tổng thống sẽ đề cử một thành viên quốc hội để trở thành thủ tướng, sau khi hỏi ý kiến lãnh đạo các đảng về việc họ ủng hộ ai cho vị trí này. Ứng viên được chọn phải có khả năng thành lập một chính phủ mới kiểm soát đa số trong 120 ghế ở quốc hội.
Trong 42 ngày sau khi được đề cử, ứng viên phải thành lập được một liên minh các đảng thỏa mãn điều kiện đó. Người này sau đó trình bày phương án tổ chức nội các của mình và phải vượt qua một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại quốc hội. Nếu vượt qua được cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, người đó sẽ trở thành tân thủ tướng Israel.
Phe đối lập đạt thoả thuận lật đổ Thủ tướng Israel Lãnh đạo phe đối lập Israel Yair Lapid tuyên bố đã thành lập liên minh thành công nhằm đánh bật Thủ tướng Netanyahu khỏi ghế lãnh đạo chính phủ. Thông báo của Yair Lapid được đưa ra vào giờ chót trước thời hạn nửa đêm 2/6, sau nhiều cuộc đàm phán kéo dài với một nhóm các đảng phái chính trị. "Tôi đã...