Tân Phú còn nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới
Ngày 9-4, đoàn công tác do Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND H. Tân Phú về tình hình thực hiện kế hoạch năm 2021, mục tiêu hướng đến năm 2025 về phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Tân Phú quan tâm xây dựng các vùng sản xuất VietGAP. Trong ảnh: Thu hoạch tôm càng xanh tại vùng nuôi tôm VietGAP xã Trà Cổ, H.Tân Phú. Ảnh: L.Quyên
Tân Phú là huyện có xuất phát điểm thấp hơn so với các địa phương khác trong xây dựng nông thôn mới. Trong xây dựng nông thôn mới, do đặc điểm đất rộng, dân thưa, địa phương gặp nhiều khó khăn trong đầu tư hạ tầng nông thôn, nhất là đường giao thông, về vấn đề môi trường và an ninh trật tự…
Toàn huyện hiện chỉ có 1/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Cùng với đó, 1 xã (xã Phú Lâm) đã đạt 19/19 tiêu chí; 3 xã đạt từ 14-18 tiêu chí, 11 xã đạt từ 10-13 tiêu chí…Trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đến nay, địa phương đã chuyển đổi 433,5 ha chủ yếu từ đất lúa, cây hàng năm kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm và mô hình kết hợp trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Trong xây dựng nông thôn mới, địa phương đã chú trọng đầu tư thủy lợi phục vụ sản xuất, đầu tư cho tiêu chí nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất…
Mục tiêu giai đoạn 2021-2025, Tân Phú phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 4,5%/năm; giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1 ha đất sản xuất đến năm 2025 đạt 220 triệu đồng/năm.
Video đang HOT
Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Phi yêu cầu Ban chỉ đạo nông thôn mới H.Tân Phú cần rà soát lại, tiếp tục củng cố Ban chỉ đạo cấp huyện và cơ sở. Các sở, ngành liên quan cần tích cực hỗ trợ địa phương để thực hiện được mục tiêu năm 2021 về xây dựng các xã nông thôn mới nâng cao. Địa phương cần rà soát lại các công trình nước sạch nông thôn, tuyên truyền vận động người dân tham gia đấu nối sử dụng nước sạch. Sở GD-ĐT và Sở Nội vụ rà roát, đề xuất, hướng dẫn về vấn đề thiếu giáo viên của H.Tân Phú. Sở GT-VT xem xét, đề xuất thực hiện các công trình giao thông nông thôn.
Vĩnh Long hiện đại hóa hệ thống thủy lợi
Xác định tầm quan trọng của thủy lợi đối với phát triển nông nghiệp - thôn thôn, hằng năm từ các nguồn kinh phí khác nhau, tỉnh Vĩnh Long tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa nhiều công trình thủy lợi.
Tỉnh còn lên kế hoạch đến năm 2050 hoàn thiện hệ thống thủy lợi theo hướng hiện đại, thông minh.
Cống Vũng Liêm - cống thủy lợi có quy mô lớn nhất, tiên tiến nhất ở tỉnh từ trước đến nay.
Hệ thống thủy lợi của tỉnh kết hợp với hệ thống giao thông bộ có nhiệm vụ dẫn nước tưới, tiêu, ngăn lũ - triều cường, xâm nhập mặn phục vụ chương trình cơ cấu lại nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu - nước dâng. Tính riêng giai đoạn năm 2001-2020, thủy lợi của Vĩnh Long được đầu tư trên 4.666 tỉ đồng từ nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh và vốn nhân dân đóng góp với gần 13.976 công trình được xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp.
Đến cuối năm 2020, tỉnh Vĩnh Long có hệ thống thủy lợi rất lớn với 405 tuyến đê bao (dài 3.642km), 14.638m kè chống sạt lở bờ sông được xây dựng, hơn 6.008 cống, đập, 19 tram bơm điên và gần 4.400 tuyến sông, kinh, rạch tự nhiên các loại (dài hơn 5.326km) được nạo vét, cải tạo kết hợp sử dụng làm công trình thủy lợi. Có 94,24% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được khép kín thủy lợi (tương đương 112.855ha) đảm bảo tưới, tiêu tự chảy trong điều kiện thời tiết thủy văn bình thường. Nhiều mô hình tưới tiết kiệm nước đã và đang chuyển giao áp dụng vào thực tế sản xuất trên lúa (khoảng 200ha) và 9.639,5ha cây trồng cạn (chiếm 10,44% tổng số diện tích cây trồng cạn toàn tỉnh).
Tuy nhiên theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hệ thống thủy lợi đã được đầu tư chỉ mới đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp đơn giản, chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Hệ thống kinh, đê bao mau bị bồi lắng, xuống cấp tốn nhiều kinh phí nạo vét, nâng cấp (mỗi năm có từ 200-300km cần phải nạo vét, nâng cấp). Hệ thống thủy lợi ứng phó với hạn mặn chưa tốt: Khả năng trữ nước còn hạn chế, hiện tại chỉ trữ được trong hệ thống kênh cấp 3 (kênh sau cống, đập), còn nhiều kênh cấp 2, cấp 1 còn thông, chưa trữ nước được. Một số trạm bơm đã được xây dựng hiệu quả sử dụng thấp. Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới trong phát triển, vận hành khai thác hạ tầng thủy lợi còn hạn chế. Bên cạnh đó, bộ máy tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi của tỉnh chưa theo quy định của Luật Thủy lợi nên công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi còn nhiều bất cập...
Từ những tồn tại của hệ thống thủy lợi hiện tại, ngày 8-1-2021, UBND tỉnh ký Quyết định ban hành Kế hoạch "Hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long giai đoạn năm 2021-2050".
Theo kế hoạch, tỉnh Vĩnh Long phấn đấu đến năm 2030: Phát triển hệ thống thủy lợi đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh, bảo đảm chủ động đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp đa dạng, bền vững và phục vụ dân sinh trong điều kiện nguồn nước không xuất hiện tình trạng cực đoan. Đến năm 2050: Hoàn thiện hệ thống thủy lợi theo hướng hiện đại, thông minh bảo đảm chủ động phục vụ chuyển đổi, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp và dân sinh, từng bước tự động hóa trong vận hành, có kết nối với phát triển của hệ thống thủy lợi, giao thông trong khu vực để chủ động phục vụ phòng, chống thiên tai, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Giải pháp trước mắt là từ nay đến năm 2025, tỉnh xây dựng đề án sắp xếp tổ chức, bộ máy quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Trong đó sẽ thành lập các doanh nghiệp, các tổ chức thủy lợi cơ sở để quản lý, khai thác các công trình thủy lợi theo quy định của pháp luật về thủy lợi.
Bước kế tiếp là tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi theo hướng kết hợp đồng bộ với hạ tầng kinh tế khác. Lĩnh vực và công trình, dự án mà tỉnh Vĩnh Long ưu tiên đầu tư là: Các dự án, công trình thủy lợi tạo động lực cho phát triển nông nghiệp - nông thôn như phát triển cánh đồng lớn trồng lúa, phát triển rau màu, cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, các dự án cho xây dựng nông thôn mới và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Giai đoạn năm 2021-2050, tỉnh dự tính cần khoảng 66.322 tỉ đồng để đầu tư hiện đại hóa thủy lợi. Nhiều công trình/dự án thủy lợi tỉnh sẽ dự kiến thực hiện, như: nâng cấp mở rộng các kinh trục cấp nước, tiêu nước, thoát lũ nối sông Tiền - sông Hậu ở vùng Bắc quốc lộ 1A như: Xẻo Mát - Cái Vồn, Xã Tàu - Sóc Tro), nạo vét hệ thống kinh cấp I, cấp II; nạo vét, cải tạo, nâng cấp mở rộng các kinh trục ở vùng Bắc và Nam Măng Thít (gồm: Cái Cá - Mây Tức, La Ghì - Trà Côn, Trà Ngoa, Bưng Trường - Ngãi Chánh, Cái Nhum, Kinh Xáng, Sóc Tro, sông Ba Kè...).
Về công trình đê bao: sẽ hoàn chỉnh đê bao bờ Nam sông Măng Thít, nâng cấp các tuyến đê ven sông Cổ Chiên, sông Hậu và nâng cấp hệ thống đê/bờ bao kiểm soát lũ theo quy mô nhỏ đến hệ thống kinh cấp II...
Về công trình cống, sẽ đầu tư hệ thống cống lớn ở các vàm sông nối với sông Măng Thít, sông Cổ Chiên, sông Hậu (mặn 4g/l đến đâu sẽ làm cống đến đó). Từng bước đầu tư các công trình kè chống sạt lở, các công trình chống ngập bảo vệ dân cư ở TP Vĩnh Long, thị xã Bình Minh và các đô thị khác, và hoàn thiện hệ thống thủy lợi nội đồng, các tiểu khu thủy lợi nhằm chủ động cấp nước, tiêu nước.
Tỉnh còn chú trọng thực hiện HĐH công tác quản lý, vận hành công trình, như: đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi từ cấp tỉnh đến tận cơ sở. Xây dựng kế hoạch sử dụng nước, giám sát, dự báo chất lượng nước trong các hệ thống công trình thủy lợi. Hiện đại hóa hệ thống quan trắc, lắp đặt hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng phục vụ quản lý, khai thác và vận hành công trình... Ngoài ra còn xây dựng hệ thống giám sát vận hành công trình, từng bước tiến tới tự động hóa trong vận hành công trình, hệ thống.
Theo TS Văn Hữu Huệ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhu cầu triển khai thực hiện kế hoạch HĐH hệ thống thủy lợi trên địa bàn tỉnh là rất lớn, trong khi nguồn lực của địa phương còn hạn chế. Vì vậy, tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ khoảng 65% tổng vốn thực hiện kế hoạch (tương đương khoảng 46.000 tỉ đồng) để thực hiện các công trình/dự án thủy lợi lớn đã cân đối nguồn hỗ trợ của Trung ương giúp tỉnh hoàn thiện hệ thống thủy lợi theo kế hoạch đã định.
Xây dựng nông nghiệp thành một trụ cột tăng trưởng Tập trung nguồn lực, ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào nông nghiệp với những mục tiêu cao hơn, hướng mạnh vào khu vực khó khăn, địa bàn có nguy cơ thiên tai, để khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn Thanh Hóa phát triển toàn diện, rộng khắp, nhanh và mạnh hơn, là một...